OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 5 trang 39 SBT Lịch sử 12 Bài 7

Bài tập 5 trang 39 SBT Lịch sử 12 Bài 7

Hãy hoàn thành bảng so sánh giữa Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) theo các nội dung sau:

Nội dung EU ASEAN
Hoàn cảnh ra đời    
Mục tiêu    
Đối tượng kết nạp vào tổ chức    
Các mốc phát triển chính    
Nhận xét chung    

 

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết

Nội dung EU ASEAN
Hoàn cảnh ra đời

- Ngày 18/04/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC).

- Ngày 25/03/1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

- Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

- 07/12/1991: Hiệp ước Maxtrich được ký kết, khẳng định một tiến trình hình thành một Liên bang châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung,...

- 1/1/1993: EEC thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.

- 1994, kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển.

- Bước vào thập niên 60, các nước cần liên kết, hỗ trợ nhau để cùng phát triển .

- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Đối phó với chiến tranh Đông Dương.

- Sự liên kết giữa các nước trong khu vực đang được hình thành ở nhiều nơi. Sự thành công của khối thị trường chung Châu Âu

- ASEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Bangkok (Thái Lan), gồm 5 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan. Trụ sở ở Jakarta (Indonesia).

Mục tiêu Hợp tác, liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ và chính trị, an ninh chung (xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung…) Tiến hành hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Đối tượng kết nạp vào tổ chức Các nước trong khu vực Châu Âu. Các nước khu vực Đông Nam Á.
Các mốc phát triển chính

Năm cơ quan chính là Hội đồng Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu Âu, quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu Âu và một số ủy ban chuyên môn khác.

- Tháng 6/1979 bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.

- Tháng 3/1995: hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.

- 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng, đồng EURO

- Hiện nay là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.

- 1990, quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện.

- Tháng 7-1995 EU và VN kỳ Hiệp Định hợp tác toàn diện.

- Từ 1967 -1975: ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

- Tháng 2/1976, Hội nghị cấp cao lần 1 của ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

- Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Đương được cải thiện.

- Mở rộng thành viên của ASEAN, Brunây (1984), Việt Nam (7/1995), Lào và Miama (1997), Campuchia (1999).

- ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hóa vào năm 2015.

Nhận xét chung

- Liên minh Châu Âu bao gồm các nước thành viên cùng liên minh với nhau về các vấn đề kinh tế, chính trị, tiền tệ để cùng nhau hợp tác, bình đẳng và ngày càng đi lên.

- Theo đó, tất cả công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong các nước thành viên.

- Liên minh còn thực hiện các chính sách đối ngoại, an ninh chung nên các quốc gia vẫn có được đảm bảo chủ quyền. Bên cạnh đó, liên minh Châu Âu cũng mở rộng quyền của cộng động trong các lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu. Nhờ có liên minh này, mà khối Châu Âu ngày càng thịnh vượng hơn.

- Từ cuối thập kỉ 90, đây là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.

- Cho tới nay, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng sau hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển.

- Thành tựu đáng chú ý nhất là Hiệp hội đã hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, giúp chấm dứt sự chia rẽ và đối đầu giữa các nước Đông Nam Á; tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác toàn diện và ngày càng chặt chẽ dựa trên những nguyên tắc của “Phương thức ASEAN,” trong đó chú trọng đối thoại, đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. ASEAN-10 cũng giúp biến Hiệp hội trở thành một tổ chức hợp tác khu vực thực sự, là nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương.

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 5 trang 39 SBT Lịch sử 12 Bài 7 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF