OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ý nghĩa của sản xuất lương thực?

Căn cứ vào kiến thức đã học, anh (chị) hãy trình bày:

1. Ý nghĩa của sản xuất lương thực?

2. Điều kiện sản xuất cây lương thực, thực phẩm?

3. Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm ở nước ta?

  bởi nguyen bao anh 04/04/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1. Ý nghĩa của sản xuất lương thực:

    - Cung cấp lương thực cho con người để đảm bảo sự sống, tồn tại  và phát triển của xã hội.

    - Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến lương thực.

    - Mở đường để đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.

    - Tạo nguồn hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

    - Tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội.

    - Nguồn dự trữ an ninh lương thực và quốc phòng.

    - Nước ta là nước đông dân, gia tăng dân số còn ở mức cao. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm phải đặt lên hàng đầu.

    2.  Điều kiện sản xuất cây lương thực, thực phẩm

    a. Thuận lợi

    * Điều kiện tự nhiên

    - Đất trồng:

    + Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8,7 triệu ha và còn có khả năng tăng diện tích bằng con đường khai hoang phục hóa.

    + Phân bố tập trung ở các đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải miền Trung.

    + Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng còn lớn bằng con đường thâm canh, tăng vụ.  

    - Khí hậu:

    Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi tăng trưởng, phát triển.

    - Nguồn nước:

    Nguồn nước dồi dào, có cả nguồn nước trên mặt và nước ngầm. Thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng.

    - Sinh vật:

    Nước ta có trên 500 nghìn đồng cỏ, tập trung ở các cao nguyên Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc lớn.

    Ngoài ra, nước ta có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, nguồn thủy sản phong phú,….thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

    * Điều kiện kinh tế - xã hội

    - Dân cư và nguồn lao động:

    + Nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    + Người Việt Nam có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh sản xuất nông nghiệp.

    - Cơ sở vật chất kĩ thuật:

    + Nước ta đã hình thành và phát triển nhiều hệ thống công trình thủy lợi.

    + Cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng và gia súc có năng suất cao.

    + Dịch vụ nông nghiệp phát triển rộng khắp.

    - Đường lối chính sách:

                + Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

                + Chương trình lương thực thực phẩm là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.

                + Nhà nước có nhiều chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới, vay vốn,…)

    + Đầu tư xây dựng hai vùng trọng điểm lương thực: ĐBSH và ĐBSCL

    - Thị trường: nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu lớn.

    b. Khó khăn.

    - Thiên tai thường xuyên xảy ra (bão lụt, hạn hán) và sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực.

    - Cở sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng khắp.

    - Thị trường lương thực không ổn định.

    3. Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm ở nước ta.

    a. Thành tựu sản xuấ lương thực

    - Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh.

     Từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (1990) và 7,5 triệu ha (năm 2002).

                - Năng suất lúa tăng mạnh.

    + Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân.

                + Năng suất lúa tăng từ 31,8 tạ/ha (năm 1990) lên 48,9 tạ/ha.

                - Sản lượng lúa đã tăng mạnh

    Từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triêu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.

                - Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người tăng nhanh.

    Năm 1980 đạt 268 kg/người, năm 2005 đạt 476 kg/người.

    Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 - 4 triệu tấn/năm.

    b. Phân bố:

    * Cây lương thực

    - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích cả nước và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1.000 kg/năm.

    - Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.

    * Cây thực phẩm

    - Các loại rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung hơn cả ở những vùng ven các thành phố lớn (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng…).

    - Diện tích trồng rau cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

    - Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

     

      bởi Lê Phương Nghĩa 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF