OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập về Định luật phản xạ ánh sáng môn Vật lý 7

05/05/2020 1.16 MB 389 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200505/435616481288_20200505_161727.pdf?r=4473
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu bổ ích trong việc học tập môn Vật lý. HỌC247 xin giới thiệu tới các em Chuyên đề Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập về Định luật phản xạ ánh sáng môn Vật lý 7, nằm trong phần Quang học của chương trình Vật lý lớp 7. Mời các em cùng tham khảo và luyện tập. Chúc các em học tốt!

 

 
 

TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Gương phẳng

    - Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn, bóng, có thể soi hình của các vật.

    - Hình của một vật quan sát được trong gương phẳng gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

2. Phản xạ ánh sáng

    a) Hiện tượng phản xạ ánh sáng

    Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp một bề mặt nhẵn bóng.

    b) Định luật phản xạ ánh sáng

    Nội dung định luật:

    - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

    - Góc phản xạ bằng góc tới.

    I: Điểm tới

    NN’: Pháp tuyến

    SI: Tia tới

    IR: Tia phản xạ

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách vẽ tia tới, phản xạ và cách tính góc phản xạ, góc tới

    a) Cách vẽ tia phản xạ khi biết tia tới

    Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, ta suy ra được tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương phẳng. Vì vậy để vẽ tia phản xạ khi biết tia tới ta thực hiện các bước như sau:

    - Vẽ pháp tuyến NN’ vuông góc với gương tại điểm tới I

    - Lấy một điểm A bất kì trên tia tới SI

    - Kẻ đoạn thẳng AA’ vuông góc với pháp tuyến NN’ tại H sao cho AH = HA’

    - Vẽ tia IA’. Tia IA’ chính là tia phản xạ cần vẽ.

    b) Cách tính góc phản xạ, góc tới

    Dựa vào giả thiết của đề bài ta xác định được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ, từ đó ta tính được góc phản xạ và góc tới.

    Ví dụ: Cho góc hợp bởi tia tới và gương (góc α). Tính góc tới i và góc phản xạ i’.

    Từ hình vẽ ta có: i + α = 900

    ⇒ i' + β = 900

    Mà i’ = i ⇒ α = β

    ⇒ i' = i = 900 - α

    * Lưu ý:

    - Nếu tia tới vuông góc với mặt phẳng gương tức

    i’ = i = 00 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới nhưng có chiều ngược lại.

    - Nếu tia tới trùng với mặt phẳng gương tức i’ = i = 900 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới và cùng chiều với tia tới.

2. Cách xác định vị trí đặt gương khi đã biết cả tia tới và tia phản xạ

    - Xác định điểm tới I: Tia tới và tia phản xạ cắt nhau tại I.

    - Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ: i + i’

    - Xác định pháp tuyến NN’: Vẽ đường phân giác NIN’ của góc i + i’. NN’ chính là pháp tuyến.

    - Xác định vị trí đặt gương: Từ I kẻ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đường thẳng đó chính là vị trí để đặt gương phẳng

3. Cách xác định góc quay của tia tới, tia phản xạ hoặc của gương

    Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng và điều kiện của đề bài ta tìm các cặp góc bằng nhau, sau đó tìm mối quan hệ giữa các góc có liên quan, rồi suy ra góc quay của tia tới, tia phản xạ hoặc của gương.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Tài liệu Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập về Định luật phản xạ ánh sáng môn Vật lý 7. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF