OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Phương pháp và bài tập tổng hợp Định luật truyền thẳng của ánh sáng và ứng dụng môn Vật Lý 7

13/07/2021 488.97 KB 314 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210713/55647306957_20210713_082441.pdf?r=6828
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cùng HOC247 ôn tập, củng cố các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập trong tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp Định luật truyền thẳng của ánh sáng và ứng dụng môn Vật Lý 7 năm 2021. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG VÀ ỨNG DỤNG

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

a. Định luật truyền thẳng của ánh sáng

   Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

b. Ứng dụng

- Giải thích tại sao có hiện tượng bóng tối và bóng nửa tối:

+ Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

+ Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng một phần của nguồn sáng truyền tới.

- Giải thích tại sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực:

+ Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.

+ Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

- Trồng các cây thẳng hàng.

- Lớp trưởng so hàng thẳng.

Tóm lại: Sự truyền thẳng của ánh sáng có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.

Chẳng hạn, dựa vào sự truyền thẳng của ánh sáng, người ta chế tạo những chiếc thước ngắm để xác định các điểm nằm trên một đường thẳng trong không gian; Khi các em học sinh đứng thẳng hàng, bạn tổ trưởng đứng đầu hàng (cho dù là học sinh lớp 1 hay 12) cũng “biết dùng” định luật truyền thẳng của ánh sáng để kiểm tra xem hàng đã thẳng chưa bằng cách … “ngắm”. Ngoài ra ta có thể vận dụng đặc điểm về sự truyền thẳng của ánh sáng để giải thích nhiều hiện tượng lí thú khác trong tự nhiên.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Cho thí nghiệm như hình. Di chuyển miếng bìa từ lại gần màn chắn. Quan sát bóng tối và bóng nửa tối trên màn, xem chúng thay đổi như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn, thì bóng tối và bóng nửa tối thu hẹp lại.

- Khi miếng bìa sát màn chắn, thì ko còn bóng nửa tối, chỉ còn bóng tối.

Bài 2: Khi cùng quan sát trên bầu trời và thấy trăng hình lưỡi liềm, bạn A nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng bạn B lại nói đó không phải là hiện tượng nguyệt thực. Nếu bạn B nói đúng thì bạn B đã dựa vào đâu?

Hướng dẫn giải:

    Bạn B đã căn cứ vào ngày tháng âm lịch vì hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm. Do nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần như thẳng hàng và Trái Đất nằm ở giữa. Khi đó phía được chiếu sáng của Mặt Trăng quay hoàn toàn về Trái Đất nên ở Trái Đất thấy trăng tròn, đó là những ngày rằm.

    Nếu B nói đúng thì thời điểm mà hai bạn đang quan sát là đầu tháng và hiện tượng mà hai bạn quan sát được chỉ là hiện tượng trăng non đầu tháng.

Bài 3: Tại sao trong lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.                                        

B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

CĐể tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.

D. Để học sinh không bị chói mắt.

Hướng dẫn giải:

    Khi lắp bóng đèn trong lớp học nếu chỉ dùng một bóng đèn lớn thì sẽ gây ra hiện tượng bóng tối và nửa tối do một số học sinh ngồi chắn ánh sáng của bóng đèn.

    Vậy đáp án đúng là C

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?

A. Ngọn nến sáng yếu hơn                               

B. Ngọn nến sáng mạnh hơn

C. Không có gì khác                                           

D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến

Câu 2: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.

B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

D. Khi Mặt Trăng che khuât Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng: Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản

A. Chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

B. Nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

C. Không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

D. Không nhận được nhiều ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng.

B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.

C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 5: Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng?

A. Trời bỗng sáng bừng lên.

B. Xung quanh Mặt Trăng xuất hiện cầu vồng.

C. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.

D. Trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.

Câu 6: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?

A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.

B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.

C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

Câu 7: Hiện tượng nào xảy ra khi Mặt Trăng bị trái đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

A. Nhật thực một phần                                       

B. Nguyệt thực

C. Nhật thực toàn phần                                      

D. Nhật thực

Câu 8: Bóng tối nằm ở phía sau vật cản... ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

A. Nhận được                                                      

B. Không nhận được

C. Có thể nhận được                                          

D. Có thể không nhận được

Câu 9: Chọn một phát biểu sai khi nói về hiện tượng Nguyệt thực

A. Nguyệt thực xảy ra ban đêm.

B. Mặt Trời,Trái Đất, Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng.

C. Nguyệt thực xảy ra ban ngày.

D. Mặt Trăng bị trái đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng.

Câu 10: Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng điện dây tóc đang sáng và một màn chắn. Kích thước của bóng nửa tối thay đổi như thế nào khi đưa vật cản lại gần màn chắn hơn?

A. Tăng lên                                                           

B. Giảm đi

C. Không thay đổi                                                

D. Lúc đầu tăng lên, sau giảm đi

Câu 11: Khi đứng ở vị trị bóng tối hay bóng nửa tối ta mới quan sát được hiện tượng Nhật thực toàn phần. Vì sao lại khẳng định như vậy?

A. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng nửa tối ta có thể nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

B. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

C. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

D. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta sẽ nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

ĐÁP ÁN

1

D

3

A

5

D

7

B

9

C

11

B

2

B

4

C

6

B

8

B

10

D

 

 

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp Định luật truyền thẳng của ánh sáng và ứng dụng môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF