OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm môn Hóa học 12 năm 2021

14/05/2021 757.44 KB 148 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210514/205838394564_20210514_171740.pdf?r=7922
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em nắm vững kiến thức môn Hóa 12 HOC247 xin giới thiệu bộ tài liệu Phương pháp giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm môn Hóa học 12 năm 2021. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết. Hy vọng đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm số thật cao trong các kì thi.

 

 
 

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Phản ứng nhiệt nhôm:

Al + oxit kim loại → oxit nhôm + kim loại

 (Hỗn hợp X)               (Hỗn hợp Y)

- Sơ đồ hóa các phản ứng: tránh viết nhiều phương trình phản ứng dẫn đến mất nhiều thời gian.

- Suy luận theo dữ kiện: xác định các chất có mặt sau mỗi quá trình

+ Nếu sau phản ứng thu được H2 → Al dư

+ Dựa vào các dữ kiện bài toán xét xem hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH hay dung dịch axit từ đó tính số mol chất dư (nếu có) và số mol các chất phản ứng.

+ Vận dụng các phương pháp giải nhanh: bảo toàn nguyên tố, bảo toàn mol electron, bảo toàn khối lượng, … để giải bài tập.

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1. Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl nóng (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 7,84.                               

B. 4,48.                               

C. 3,36.                               

D. 10,08.

Hướng dẫn giải

\(C{{\text{r}}_2}{O_3} + 3{\text{A}}l \to 2C{\text{r}} + A{l_2}{O_3}\) (1)

\(0,1 \to 0,2\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,0,2 \to 0,1\) (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m = 23,3 - 15,2 = 8,1 (gam)

\({n_{Al}} = \frac{{8,1}}{{27}} = 0,3\) (mol)

\({n_{C{{\text{r}}_2}{O_3}}} = \frac{{15,2}}{{152}} = 0,1\left( {mol} \right) \to {n_{Al}}du = 0,3 - 0,2 = 0,1\) (mol)

Do đó hỗn hợp chất rắn X gồm Al2O3, Cr và Al dư

\(2{\text{A}}l + 6HCl \to 2{\text{A}}lC{l_3} + 3{H_2}\) (2)

\(0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,15\) (mol)

\(C{\text{r}} + 2HCl \to C{\text{r}}C{l_2} + {H_2}\) (3)

\(0,2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,2\) (mol)  

\(A{l_2}{O_3} + 6HCl \to 2{\text{A}}lC{l_3} + 3{H_2}O\) (4)

Theo (2), (3): \({n_{{H_2} \uparrow }} = 0,15 + 0,2 = 0,35\left( {mol} \right)\); Vậy: V = 0,35.22,4 = 7,84 (lít).

Đáp án A.

Bài 2. Nung 21,4 gam hỗn hợp A gồm bột Al và Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm), thu được hỗn hợp B. Cho B tác dụng hết với dung dịch HCl dư được dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Khối lượng Al và Fe2O3 trong hỗn hợp A lần lượt là:

A. 4,4 gam và 17 gam.                                                  

B. 5,4 gam và 16 gam.

C. 6,4 gam và 15 gam.                                                  

D. 7,4 gam và 14 gam.

Hướng dẫn giải

Phản ứng nhiệt nhôm:

\(2{\text{A}}l + F{{\text{e}}_2}{O_3}\xrightarrow{{}}B\left\{ \begin{gathered} A{l_2}{O_3} \hfill \\ F{\text{e}} \hfill \\ \end{gathered} \right.\xrightarrow{{ + HCl}}\left\{ \begin{gathered} AlC{l_3} \hfill \\ F{\text{e}}C{l_2} \hfill \\ \end{gathered} \right.\xrightarrow{{ + NaOH}}F{\text{e}}{\left( {OH} \right)_2}\xrightarrow{{ + {O_2} + {t^0}}}F{{\text{e}}_2}{O_3}\)

Áp dụng bảo toàn khối lượng:

\({m_{Al}} = m - {m_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}} = 21,4 - 16 = 5,4\) (gam).

Đáp án B.

Bài 3. Có 26,8 gam hỗn hợp bột nhôm và Fe2O3. Tiến hành nhiệt nhôm hoàn toàn rồi hòa tan hết hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl được 11,2 lít H2 (đktc). Khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu là

A. 5,4 gam và 21,4 gam Fe2O3.                                 

B. 1,08 gam Al và 16 gam Fe2O3.

C. 8,1 gam Al và 18,7 gam Fe2O3.                            

D. 10,8 gam Al và 16 gam Fe2O3.

Hướng dẫn giải

Gọi x là số mol Al phản ứng:

\(\begin{gathered} 4{\text{A}}l + 2F{{\text{e}}_2}{O_3} \to 2{\text{A}}{l_2}{O_3} + 4F{\text{e}} \hfill \\ x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,5{\text{x}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,5{\text{x}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x \hfill \\ \end{gathered} \)

+ Trường hợp 1: giả sử Al hết và Fe tác dụng với dung dịch HCl tạo thành 11,2 lit H2.

\(n{H_2} = 11,2/22,4 = 0,5\left( {mol} \right)\)

\(\begin{gathered} F{\text{e}} + 2HCl \to F{\text{e}}C{l_2} + {H_2} \hfill \\ 0,5\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,5 \hfill \\ \to {n_{F{\text{e}}}} = {n_{Al}} = 0,5\left( {mol} \right) \hfill \\ \to {m_{F{\text{e}}}} = 0,5.56 = 28\left( {gam} \right) > 26,8\left( {gam} \right) \hfill \\ \end{gathered} \)

→ Loại

+ Trường hợp 2: Al còn dư và Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo thành 11,2 lít H2. Gọi y là số mol Al dư.

\({n_{{H_2}}} = \frac{{11,2}}{{22,4}} = 0,5\left( {mol} \right)\)

\(\begin{gathered} F{\text{e}} + 2HCl \to F{\text{e}}C{l_2} + {H_2} \hfill \\ x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x \hfill \\ 2{\text{A}}l + 6HCl \to 2{\text{A}}lC{l_3} + 3{H_2} \hfill \\ y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{{3y}}{2}\,\, \hfill \\ \end{gathered} \)

→ x + 1,5y = 0,5

\( \to 27\left( {x + y} \right) + 160.0,5{\text{x}} = 26,8\)

→ x = y = 0,2 mol

\( \to {m_{Al}} = \left( {0,2 + 0,2} \right).27 = 10,8\left( {gam} \right)\)

\( \to {m_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}} = 0,2.160.0,5 = 16\left( {gam} \right).\)

Đáp án D.

Bài 4: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: 

Phần 1: tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc) 

Phần 2: tác dụng với dung dịch NaOH (dư) sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc) Giá trị của m là: 

A. 22,75 gam                

B. 21,40 gam                            

C. 29,40 gam                  

D. 29,43 gam

Hướng dẫn giải

nH2(1) = 0,1375 mol ; nH2(2) = 0,0375 mol 

- Hỗn hợp rắn Y tác dụng với NaOH giải phóng H→ Al dư và vì phản ứng xảy ra hoàn toàn nên thành phần hỗn hợp rắn Y gồm: Al2O3, Fe và Al dư 

- Gọi nFe = x mol ; nAl dư = y mol có trong 1/2 hỗn hợp Y 

- Từ đề ta có hệ phương trình: 

- Theo đlbt nguyên tố đối với O và Fe: nAl2O3 = nFe2O3 = = 0,05 mol 

- Theo đlbt khối lượng: m = (0,05.102 + 0,1.56 + 0,025.27).2 = 22,75 gam

→ Đáp án A

Bài 5: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là: 

A. 45,6 gam                   

B. 57,0 gam                      

C. 48,3 gam                                     

D. 36,7 gam

Hướng dẫn giải

nH2 = 0,15 mol ; nAl(OH)3 = 0,5 mol 

- Từ đề suy ra thành phần hỗn hợp rắn X gồm: Fe, Al2O3 (x mol) và Al dư (y mol) 

- Các phản ứng xảy ra là: 

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2 

Al2O+ 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4

CO+ Na[Al(OH)4] → Al(OH)3 + NaHCO3 

- nH2 = 0,15 mol → y = 0,1 mol 

- Theo đlbt nguyên tố đối với Al: 2x + y = 0,5 → x = 0,2 mol 

- Theo đlbt nguyên tố đối với O: nO(FeO) = nO(AlO) → nFe3O4 = mol 

- Theo đlbt nguyên tố đối với Fe: nFe = 3nF3O4 = 3.0,15 = 0,45 mol 

- Theo đlbt khối lượng: m = 0,45.56 + 0,2.102 + 0,1.27 = 48,3 gam

 Đáp án C

Bài 6: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt FexO(trong điều kiện không có không khí) thu được 92,35 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH (dư) thấy có 8,4 lít khí H2 (ở đktc) thoát ra và còn lại phần không tan Z. Hòa tan 1/2 lượng Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thấy có 13,44 lít khí SO2 (ở đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Al2O3 trong Y và công thức oxit sắt lần lượt là: 

A. 40,8 gam và Fe3O4                                        

B. 45,9 gam và Fe2O3 

C. 40,8 gam và Fe2O3                                        

D. 45,9 gam và Fe3O4

Hướng dẫn giải

nH2 = 0,375 mol ; nSO2(cả Z) = 2.0,6 = 1,2 mol 

- Từ đề suy ra thành phần chất rắn Y gồm: Fe, Al2O3, Al dư và phần không tan Z là Fe 

- nH2 = 0,375 mol → nAl dư = 0,25 mol 

- nSO2 = 1,2 mol → nFe = mol 

- mAl2O3 = 92,35 – 0,8.56 – 0,25.27 = 40,8 gam (1) → nAl2O3 = 0,4 mol 

- Theo đlbt nguyên tố đối với O → nO(FeO) = 0,4.3 = 1,2 mol 

- Ta có:  → công thức oxit sắt là Fe2O3 (2) 

- Từ (1) ; (2) → Đáp án C

Bài 7: Trộn 5,4 gam bột Al với 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí). Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hòa tan hoàn toàn chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,376 lít khí H2 (ở đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và số mol H2SO4 đã phản ứng là: 

A. 75 % và 0,54 mol                                              

B. 80 % và 0,52 mol 

C. 75 % và 0,52 mol                                              

D. 80 % và 0,54 mol

Hướng dẫn giải

nAl = 0,2 mol ; nFe3O= 0,075 mol ; nH2 = 0,24 mol 

- Phản ứng xảy ra không hoàn toàn: 

8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe 

x→                         0,5x       (mol) 

- Hỗn hợp chất rắn gồm: 

- Ta có phương trình: .2 + (0,2 – x).3 = 0,24.2 → x = 0,16 mol → Hphản ứng =% (1) 

- nH+phản ứng = 2.nFe + 3.nAl + 6.nAl2O3 + 8.nFe3O4 = 0,36 + 0,12 + 0,48 + 0,12 = 1,08 mol 

→ nH2SO4phản ứng = mol (2) 

- Từ (1) ; (2)

→ Đáp án D

C. LUYỆN TẬP

Bài 1: Trộn 8,1 gam Al và 48 gam Fe2O3 rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm thu được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là:

A. 56,1 gam.        

B. 61,5 gam        

C. 65,1 gam        

D. 51,6 gam

Bài 2: Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 g. Hỏi lượng nhôm đã dùng m là:

A. m = 0,27 g        

B. m = 2,7g        

C. m = 0,54 g        

D. m = 1,12 g.

Bài 3: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm:

A. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3        

B. Al2O3, Fe và Fe3O4.

C. Al2O3 và Fe.        

D. Al, Fe và Al2O3.

Bài 4: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là:

A. 0,3 mol        

B. 0,6 mol        

C. 0,4 mol        

D. 0,25 mol

Bài 5: Nung m gam hỗn hợp Al, Fe2O3 đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sinh ra 3,08 lít khí H2 ở đktc. Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 0,84 lít khí H2 ở đktc. Giá trị của m là:

A. 21,40        

B. 29,40        

C. 29,43        

D. 22,75

Bài 6: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe). Hòa tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:

A. 45%        

B. 50%        

C. 71,43%        

D. 75%

Bài 7: Có 9,66 gam hỗn hợp bột nhôm và Fe3O4. Tiến hành nhiệt nhôm hoàn toàn rồi hòa tan hết hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl được 2,688 lít H2 (đktc). Khối lượng nhôm trong hỗn hợp ban đầu là?

A. 2,16        

B. 2,7        

C. 2,88        

D. 0,54

Bài 8: Nung hỗn hợp gồm 15,2 gam Cr2O3 (Cr = 52) và m gam Al. Sau phản ứng hoàn toàn, được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc). Tính giá trị của V?

A. 2,24 lit        

B. 3,36 lit        

C. 7,84 lit        

D. 1,12 lit

Bài 9: khi nung hoàn toàn hỗn hợp A gồm x gam Al và y gam Fe2O3 thu được hỗn hợp B. Chia B thành hai phần bằng nhau: Phần 1 tan trong dung dịch NaOH dư, không có khí thoát ra và còn lại 4,4 gam chất rắn không tan. Phần 2 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 1,12 lít khí(đktc). Giá trị của y là

A. 5,6 gam        

B. 11,2 gam        

C. 16 gam        

D. 8 gam

Bài 10: Nung Al và Fe3O4 (không có không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn) thu được hỗn hợp A. Nếu cho A tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc). Nếu cho A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư được 1,428 lít SO2 duy nhất (đktc). % khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 33,69%        

B. 26,33%        

C. 38,30%        

D. 19,88%

Bài 11: Để khử hoàn toàn mg hỗn hợp CuO và PbO cần 8,1g kim loại nhôm, sau phản ứng thu được 50,2g hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị của m là

A. 53,4g                     

B. 57,4g                     

C.  54,4g                    

D. 56,4g

Bài 12: Đun nóng hỗn hợp gồm 10,8g bột Al với 16 bột Fe2O3 (không có không khí), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là:

A. 7,8g                       

B. 10,2g                     

C. 8,16g                     

D. 16,32g

Bài 13: Dùng m (g) Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 g. Hỏi lượng nhôm đã dùng m =?

A. m = 0,27 g                 

B. m = 2,7g                

C. m = 0,54 g             

D. m = 1,12 g.

Bài 14: Trộn 6,48g Al với 16g Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Khi A tác dụng với dung dịch NaOH dư có 1,344 lit khí thoát ra (đkc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:

A. 85%                       

B. 80%                       

C. 75%                       

D. 100%

Bài 15: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 45,6.                                  

B. 48,3.                                  

C. 36,7.                                  

D. 57,0.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Phương pháp giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF