OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thăng Long

15/10/2020 902.03 KB 407 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201015/8258646063_20201015_155543.pdf?r=3751
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thăng Long sẽ giúp các bạn ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các bạn xem và tải về ở dưới.

 

 
 

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI KIỀM - KIỀM THỔ - NHÔM MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT THĂNG LONG

 

Câu 1: Cấu hình nào là cấu hình của kim loại Na

A. 1s22s22p63s2                                  

B. 1s22s22p63s23p1    

C. 1s22s22p63s1                                  

D. 1s22s22p6

Câu 2: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp

A. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.

B. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.

C. điện phân NaCl nóng chảy.

D. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.

Câu 3: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

A. nước

B. phenol lỏng

C. ancol etylic

D. dầu hoả

Câu 4: Điện phân nóng chảy NaCl, ở catot thu được

A. Na

B. Cl2

C. HCl

D. NaOH

Câu 5: Nguyên tử của các kim loại kiềm có lớp electron hoá trị là ns1, chúng được kết tinh theo kiểu mạng tinh thể

A. lập phương tâm diện

B. lập phương tâm khối

C. lục phương

D. tà phương

Câu 6: Trong nhóm kim loại kiềm, kim loại có năng lượng ion hoá lớn nhất là

A. Li

B. Na

C. K

D. Cs

Câu 7: Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều được điều chế bằng phương pháp

A. nhiệt luyện

B. thuỷ luyện

C. điện phân dung dịch

D. điện phân nóng chảy

Câu 8: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp

A. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.

B. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.

C. điện phân NaCl nóng chảy.

D. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.

Câu 9: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại kiềm là

A. Li

B. Rb

C. Na       

D. K

Câu 10: Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm, thu được 1,792 lít khí (ở đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức của muối đã điện phân là

A. LiCl

B. NaCl

C. CsCl

D. KCl

Câu 11: Cho 8,5 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ kế tiếp nhau trong nhóm IA tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại trong hỗn hợp X là

A. Li và Na

B. Na và K

C. K và Rb

D. Rb và Cs

Câu 12: Cho 4,5 gam hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm M tác dụng với nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 1,2 lít dung dịch HCl 0,25M. Kim loại M là

A. Li

B. K

C. Rb

D. Cs

Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (ở đktc) vào 70 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được 3,435 gam chất rắn khan. Giá trị của V là

A. 1,568 lít

B. 1,232 lít

C. 0,728 lít

D. 0,784 lít

Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch gồm NaOH 0,5M và KOH 0,5M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 35,1.                          B. 15,3.                               C. 13,5.                        D. 31,5.

Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch A. Cô cạn dụng dịch A thu được a gam muối. Giá trị của a là

A. 8,4.                           B. 14,6.                        C. 4,0.                            D. 10,6.

Câu 16: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2  (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3  0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 1,6.                                  B. 1,2.                            C. 1,0.                            D. 1,4.

Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2  (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm Na2CO3  0,25M và KOH a mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch Ca(NO3)2 (dư), thu được 7,5 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 2,0.                                  B. 1,2.                            C. 1,0.                            D. 1,4.

Câu 18: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

A. 6,3 gam.                           B. 5,8 gam.                    C. 6,5 gam.                    D. 4,2 gam.

Câu 19: Nung 4,84 gam hỗn hợp gồm NaHCO3 và KHCO3, thu được 0,56 lít khí CO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn). Thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp sau khi nung là

A. 16,11% và 83,89%

B. 20,15% và 79,85%

C. 19,27% và 80,73%

D. 17,36% và 82,64%

Câu 20: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là

A. 0,24M

B. 0,48M

C. 0,4M

D. 0,2M

Câu 21: Nung 100 gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi, được 69 gam chất rắn. Thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là

A. 21% và 79%

B. 20% và 80%

C. 16% và 84%

D. 12% và 88%

Câu 22: Cho 0,2 mol Na cháy hết trong O2 dư thu được sản phẩm rắn A. Hòa tan hết A trong nước thu được 0,025 mol O2. Khối lượng của A bằng :

A. 3,9 g.                     

B. 6,2 g.         

C. 7,8 g.        

D. 7,0 g.

Câu 23: Cho rất từ từ 0,3 mol HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,2 mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3. Số mol CO2 thu được bằng:

A. 0,25           

B. 0,10           

C. 0,30           

D.0,15

Câu 24: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:

A. V = 11,2(a + b).    

B. V = 22,4(a - b). 

C. V = 11,2(a - b).                      

D.  V = 22,4(a + b).

Câu 25: Cho hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 phản ứng hoàn toàn với H2O dư thu được 40 ml dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,95 gam

B. 2,34 gam

C. 0,78 gam

D. 1,56 gam

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 25 đến câu 80 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 80: Hoà tan 26,64 gam Al2(SO4)3.18H2O vào nước được dung dịch X.

a) Thể tích dung dịch NaOH 0,2M cần thêm vào dung dịch X để thu được lượng kết tủa lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là

A. 1,17 lít và 1,56 lít.     

B. 2,34 lít và 3,12 lít.        

C. 1,20 lít và 1,60 lít.  

D. 0,60 lít và 0,80 lít.

b) Cho 250 ml dung dịch NaOH tác dụng hết với X thì thu được 2,34 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là:

A. 0,36M.      

B. 0,36M hoặc 1,52M.     

C. 0,36M hoặc 0,80M.      

D. 0,36M hoặc 1,16M.

Câu 81: Hoà tan vừa hết m gam Al vào dung dịch NaOH thì thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Rót từ từ dung dịch HCl 0,2M vào X thì thu được 5,46 gam kết tủa. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 0,35M,           

B. 0,35M hoặc 0,85M.        

C. 0,35M hoặc 0,50M.  

D. 0,35M hoặc 0,70M.

Câu 82: Cho từ từ V lít dung dịch HCl 0,5M vào 200 ml dung dịch NaAlO2 1,0M thu được 11,7 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 0,3 hoặc 0,4.                 

B. 0,4 hoặc 0,7.                 

C. 0,3 hoặc 0,7.                 

D. 0,7.

Câu 83: Cho 100 ml dung dịch AlCl3 2M tác dụng với dung dịch KOH 1M. a) Thể tích dung dịch KOH tối tối thiểu phải dùng để không có kết tủa là:

A. 0,4 lít.        

B. 0,8 lít.            

C. 0,6 lít.                 

D. 1,0 lít.

b) Cho dung dịch sau phản ứng ở trên tác dụng với HCl 2M thu được 3,9 gam kết tủa keo. Thể tích dung dịch   HCl đã dùng là:

A. 0,025 lít.  

B. 0,325 lít hoặc 0,10 lít.

C. 0,025 lít hoặc 0,10 lít.   

D. 0,025 lít hoặc 0,325 lít.

Câu 84: Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NaOH 1M nhận thấy khi dùng 180 ml hay dung  340 ml dung dịch NaOH đều thu được một lượng kết tủa bằng nhau. Nồng độ dung dịch Al2(SO4)3  trong thí   nghiệm trên là

A. 0,125M.                       

B. 0,25M.                          

C. 0,375M.                        

D. 0,50M.

Câu 85: Trong một cốc đựng 200 ml dung dịch AlCl3 2,0M. Rót vào cốc V ml dung dịch NaOH nồng độ aM; thu được kết tủa đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi thì còn lại 5,1 gam chất rắn. Nếu V = 200 ml thì giá trị của a là:

A. 1,5M.         

B. 7,5M.      

C. 1,5M hoặc 7,5M.          

D. 1,5M hoặc 3,0M.

Câu 86: Dung dịch X gồm: 0,16 mol NaAlO2 ;0,56 mol Na2SO4 và 0,66 mol NaOH. Thể tích dung dịch HCl 2M cần cho vào dung dịch X để được 0,1 mol kết tủa là

A. 0,38 lít hoặc 0,41 lít.      

B. 0,41 lít hoặc 0,50 lít.

C. 0,38 lít hoặc 0,50 lít.       

D. 0,25 lít hoặc 0,50 lít.

Câu 87: Điện phân  Al2O3 nóng chảy, dư với dòng điện có I = 16,1A, thời gian là 30 giờ. Khối lượng nhôm thu được là:

A. 216g     

B. 162g             

C. 324g  

D. 108g

Câu 88:  Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100 %) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 54,0 kg                             

B. 75,6 kg                          

C. 67,5 kg                             

D. 108,0 kg

Câu 89: Cho 0,54 gam bột nhôm tác dụng với 250 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch A và 0,896 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (ở đktc) là các sản phẩm khử. Nồng độ mol của chất tan trong A là

A. 0,08M và 0,65M.

B. 0,06M và 0,7M.

C. 0,08M và 0,6M.

D. 0,07M và 0,6M.

Câu 90: Hỗn hợp A có thành phần gồm Al và Al4C3. Cho m gam A tác dụng với nước dư, thu được 31,2 gam hiđroxit kim loại. Nếu cho m gam A tác dụng với dung dịch HCl dư, thì được 20,16 lít khí thoát ra (ở đktc). Giá trị của m là

A. 28,4 gam.

B. 25,2 gam.

C. 24,7 gam.

D. 26,9 gam.

u 91 (ĐH khối A - 2011): Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.

- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).

- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).

Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:

A. 0,39; 0,54; 1,40.           

B. 0,78; 1,08; 0,56.           

C. 0,39; 0,54; 0,56.           

D. 0,78; 0,54; 1,12.

Câu 92: Cho dung dịch X gồm Al2(SO4)3, H2SO4 và HCl. Cho dung dịch NaOH 0,1M vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Giá trị của V và a lần lượt là:

A. 2,5 và 0,07.                   

B. 3,4 và 0,08.              

C. 2,5 và 0,08.              

D. 3,4 và 0,07.

Câu 93. Hòa tan x gam hỗn hợp bột gồm 2 kim loại Mg và Al vào y gam dung dịch HNO3 24%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 0,896 lít hỗn hợp X gồm 3 khí không màu có khối lượng 1,32 gam. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, phản ứng xong thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư thấy còn lại khí Z (có tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 18). Nếu cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch A đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thấy cân nặng 6,42 gam (không có khí thoát ra). Biết rằng HNO3 đã lấy dư 15% so với lượng cần thiết, các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn giá trị của x và y lần lượt là

A. 2,58 và 90,5625.                

B. 2,34 và 90,5625.   

C. 2,58 và 89,2500.    

D. 2,34 và 89,2500.

Câu 94: Cho m gam Ba vào 200 gam dung dịch H2SO4 0,98% (loãng), sau phản ứng lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X có nồng độ C% . Nếu đem  1/4  lượng dung dịch X tác dụng với 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 a mol/lít thì sau phản ứng thu được 42,75 gam chất kết tủa. Còn nếu đem 1/3 lượng dung dịch X tác dụng với 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 a mol/lít thì sau phản ứng thu được 48,18 gam chất kết tủa. Giá trị của a và C gần nhất lần lượt là

A. 0,15 và 38,00.                   

B. 0,3 và 36,77.                  

C. 0,3 và 38,01.    

D. 0,15 và 37,21.

Câu 95: Cho m gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M, sau khi các phản ứng kết thúc, lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi, thu được 4,73 gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của m là

A. 11,50.                                 

B. 10,35.                             

C. 9,20.                              

D. 9,43.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thăng Long, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF