OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Phương pháp giải một số dạng bài tập về kim loại kiềm thổ môn Hóa 12 năm 2020 có đáp án

30/11/2020 777.66 KB 703 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201130/704565726982_20201130_000158.pdf?r=6680
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Phương pháp giải một số dạng bài tập về kim loại kiềm thổ môn Hóa 12 năm 2020 có đáp án được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả các bài tập tự luận và trắc nghiệm hay nhằm giúp bạn đọc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn Hóa học 12. Mời các bạn cùng tham khảo.

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI KIỀM THỔ HÓA 12 CÓ ĐÁP ÁN

 

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Dạng 1: Lý thuyết về kim loại kiềm thổ

- Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn; trong một chu kì, kiềm thổ đứng sau kim loại kiềm.

- Kim loại kiềm thổ gồm: Beri (Be); Magie (Mg); Canxi (Ca); Stronti ( Sr); Bari (Ba); Rađi (Ra) (Rađi là nguyên tố phóng xạ không bền).

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng là: ns (với n là thứ tự lớp)

- Màu sắc : kim loại kiềm thổ có màu trắng bạc hoặc xám nhạt, có thể rát mỏng.

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tuy có cao hơn kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối thấp

- Khối lượng riêng tương đối nhỏ, nhẹ hơn nhôm trừ Bari

- Độ cứng cao hơn kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối mềm

2. Dạng 2: Bài toán kim loại kiềm thổ tác dụng với phi kim, nước

- Trong phản ứng với phi kim, kim loại kiềm thổ thể hiện tính khử mạnh:

Kim loại kiềm: M → M+ + e

Kim loại kiềm thổ: M → M2+ + 2e

- Phi kim phản ứng thể hiện tính oxi hóa: X + ne → Xn-

Kim loại kiềm và kiềm thổ phản ứng mạnh với nước (trừ Be, Mg) và thể hiện tính khử, nước thể hiện tính oxi hóa sinh ra khí H2. Dung dịch thu được có môi trường kiềm.

H2O + 2e → OH- + H2

3. Dạng 3: Kim loại kiềm thổ tác dụng với dung dịch axit

Trường hợp kim loại kiềm, kiềm thổ phản ứng được với nước, khi cho lượng dư vào dung dịch axit, ta coi như phản ứng của kim loại với axit xảy ra trước, sau đó mới xảy ra phản ứng với nước.

Kim loại kiềm, kiềm thổ khi tác dụng với H2SO4 đặc hoặc HNO3 có khả năng tạo ra các sản phẩm khử có số oxi hóa thấp (S, N2, N2O, NH4+)

4. Dạng 4: Kim loại kiềm thổ tác dụng với dung dịch muối

Trường hợp kim loại kiềm, kiềm thổ có khả năng phản ứng với nước, khi cho vào dung dịch muối sẽ phản ứng trước với nước tạo thành bazơ, sau đó bazơ phản ứng với muối trong dung dịch.

Trường hợp Mg phản ứng với dung dịch muối sẽ xảy ra theo quy luật dãy điện hóa.

B. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IIA (kim loại kiềm thổ) ?

A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2

B. Tinh thể có cấu trúc lục phương.

C. Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba.             

D. Mức oxi hoá đặc trưng trong các hợp chất là +2.

Hướng dẫn giải

B sai, do trong nhóm IIA, Mg, Be có cấu trúc lục phương; Ca, có cấu trúc lập phương tâm diện, Ba có cấu trúc lập phương tâm khối

Đáp án B

Ví dụ 2: Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một quy luật nhất định như kim loại kiềm là do

A. kiểu mạng tinh thể khác nhau.

B. bán kính nguyên tử khác nhau.

C. lực liên kết kim loại yếu.

D. bán kính ion khá lớn.

Hướng dẫn giải

Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một quy luật nhất định như kim loại kiềm là do chúng có kiểu mạng tinh thể khác nhau.

Đáp án A.

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là :

A. Mg.

B. Ca. 

C. Be. 

D. Cu.

Hướng dẫn giải

Số mol hỗn hợp khí tham gia phản ứng là: 5,6 : 22,4 = 0,25 mol

Ta có:

KL + O2, Cl2 sinh ra hỗn hợp chất rắn

→ m O2 + m Cl2 = 23 – 7,2 = 15,8

Gọi số mol O2, Cl2 lần lượt là x, y mol

→ Ta có hệ phương trình:

x + y = 0,25

32x + 71y = 15,8

→ x = 0,2 ; y = 0,05

Gọi hóa trị của M trong hợp chất là x

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:

x . n M = 2. n Cl2 + 4. n O2

→ x . (7,2 :M) = 0,2 .2 + 0,05 . 4

→ M = 12n

→ M là Mg

Đáp án A.

Ví dụ 4: Hoà tan hoàn toàn một lượng kim loại R hóa trị n bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng muối khan có khối lượng gấp 5 lần khối lượng kim loại R ban đầu đem hoà tan. Kim loại R đó là :

A. Al.

B. Ba.

C. Zn.

D. Mg.

Hướng dẫn giải 

Giả sử số mol R tham gia phản ứng là 1 mol

1 mol R tác dụng với H2SOtạo ra 0,5 mol R2(SO4)n

Ta có phương trình:

0,5 . (2R + 96n) = 5R → R = 12n

Vậy n = 2, R = 24 → R là Mg

Đáp án D

Ví dụ 5Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là :

A. 2,88.

B. 2,16.

C. 4,32.

D. 5,04.

Hướng dẫn giải 

Ta có phương trình

Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+ (1)

Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe (2)

3,36 < 0,12 . 56 = 6,72

→ Sau phản ứng dung dịch muối chưa phản ứng hết

n Fe sinh ra sau phản ứng = 3,36 : 56 = 0,06 (mol)

(2) n Fe = n Mg = 0,06 (mol)

(1) n Mg = ½ n FeCl3 = 0,06 (mol)

→ n Mg = 0,06 + 0,06 = 0,12 (mol)

→ m Mg = 0,12 . 24 = 2,88 gam.

Đáp án A.

C. LUYỆN TẬP

Câu 1: Cho các phát biểu sau :

Trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn, đi từ Be đến Ba,

(1) bán kính nguyên tử tăng dần

(2) tính kim loại tăng dần.

(3) nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

(4) nhiệt độ sôi giảm dần.

(5) khối lượng riêng thay đổi không theo quy luật

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 2    

B. 3   

C. 4    

D. 5

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Trong các nhóm IIA chỉ có Be không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường.

B. Có thể dùng cát để dập tắt đám cháy Mg.

C. Ca có thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch muối

D. Trong số các kim loại kiềm thổ bền, chỉ có kim loại bari có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Câu 3: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là:

A. NaCl, NaOH, BaCl2.    

B. NaCl, NaOH.

C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.    

D. NaCl.

Câu 4: Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lít và Ba(OH)2 b mol/lít. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là :

A.0,17.    

B. 0,14.   

C. 0,185.    

D. 0,04.

Câu 5: Cho 0,88 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,85 gam muối khan. Kim loại kiềm thổ là:

A. Ca.    

B. Mg.    

C. Ba.    

D. Sr.

Câu 6: Cho 0,448 lít CO2 hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:

A. 1,182.    

B. 3,940.   

C. 2,364.    

D. 1,970

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1B

2D

3D

4B

5B

6D

7A

8C

9C

10A

11C

12B

13C

14A

15D

 

Trên đây là trích đoạn nội dung Phương pháp giải một số dạng bài tập về kim loại kiềm thổ môn Hóa 12 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF