Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Việt Nam. Bài thơ Qua Đèo Ngang là một trong những tác phẩm xuất sắc của tác giả viết về tâm trạng thời thế và sự luyến tiếc thời đại huy hoàng đã qua. Mời các em cùng tham khảo tài liệu Phân tích tâm trạng của tác giả Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ Qua Đèo Ngang để có thật nhiều kiến thức bổ ích về văn bản. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
2.1. Mở bài
- Giới thiệu tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ "Qua đèo Ngang".
2.2. Thân bài
a. Nỗi nhớ nước thương nhà qua bức tranh thiên nhiên
+ Thời gian: Chiều tà vốn là khoảng thời gian nhạy cảm khi con người kết thúc một ngày lao động mệt mỏi để trở về với gia đình, thường gợi cho con người cảm giác nhớ nhung, man mác buồn.
+ Không gian: Tại một vùng núi hoang sơ hẻo lánh đó là "đèo Ngang", đến cỏ cây cũng phải chen nhau để tranh giành sự sống.
+ Bức tranh thiên nhiên có xuất hiện sự sống của con người nhưng thưa thớt đến nao lòng khi chỉ có "Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà".
+ Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thời gian quen thuộc trong thơ ca để gợi nỗi thông qua các biện pháp nghệ thuật như đối, đảo ngữ, sử dụng từ láy gợi hình khiến cho bức tranh thiên nhiên trở nên rõ nét hơn.
b. Nỗi nhớ nước thương nhà với những tâm trạng hỗn loạn
- Nỗi nhớ nước thương nhà được thi nhân bộc bạch một cách trực tiếp và hiện lên rõ nét hơn:
+ Không gian đã bớt trầm lặng hơn khi có tiếng con chim cuốc xuất hiện với tiếng kêu "quốc quốc" đã khiến nhà thơ không khỏi đau lòng và càng nhớ về quê hương, đất nước nhiều hơn.
+ Bên cạnh nỗi nhớ về quê hương đất nước thì nỗi nhớ thương nhà, thương gia đình cũng vẫn luôn thường trực và nồng cháy trong trái tim nhà thơ với "cái gia gia" đã gợi cho nhà thơ tới những người thân yêu của mình.
+ Không phải nỗi nhớ nào cũng có thể bày tỏ, cũng có người lắng nghe. Bởi vậy mà những nỗi nhớ chất chồng đó nữ thi nhân chỉ giữ cho riêng mình với "một mảnh tình riêng ta với ta".
+ Nghệ thuật: chơi chữ "quốc quốc", "gia gia", sử dụng những hình ảnh giản dị, quen thuộc trong cuộc sống để bày tỏ tiếng lòng luôn hướng về Tổ quốc, quê hương của thi nhân.
→ Bài thơ chính là những dòng tâm sự thầm kín, chất chứa của tác giả thể hiện một phong cách sáng tác rất riêng biệt và đậm chất thơ Đường luật của nhà thơ. Qua đó chúng ta thấy được một trái tim cháy bỏng luôn hướng về Tổ quốc và khao khát được hạnh phúc của tác giả.
2.3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích tâm trạng của tác giả Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ Qua Đèo Ngang
Gợi ý làm bài
3.1. Bài văn mẫu số 1
Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thế kỉ XVIII. Và bài thơ Qua Đèo Ngang là tác phẩm rất nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan.
Bà Huyện Thanh Quan hay viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc xế chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, chấm phá, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ. tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son của một thời đã qua.
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"
Khi nhà thơ bước chân đến đèo ngang cũng là thời điểm chiều buông. Hình ảnh bóng xế tà không chỉ gợi ra không gian đất trời khi mặt trời bắt đầu lặn, màn đêm chuẩn bị buông, vừa gợi ra được nhịp vận động lờ lững, chậm chạp của những đám mây trên bầu trời. Không gian được gợi ra có chút hoang vắng, lại ẩn nhẫn sự cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình. Câu thơ tiếp theo “Cỏ cây chen đá lá chen hoa” - ở đây tác giả đã điệp từ chen vừa gợi ra cái đông đúc, rậm rạp của cỏ cây nơi mình đặt chân đến, đồng thời lại gợi ra được vẻ hoang sơ, tự nhiên của chốn núi rừng.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Từ láy "lom khom” gợi ra dáng vẻ của người tiều phu trở về nhà trong khung cảnh chiều buông, còn "lác đác" lại gợi ra sự thưa thớt, trống vắng của không gian sống, không gian sinh hoạt. Trong hai câu thơ này, bóng dáng con người thấp thoáng dưới núi có phần nhỏ bé, không gian sống chưa kịp gợi lên sự ấm áp thì bị sự thưa thớt về khoảng cách đẩy lùi. Do đó có nói về con người, về sự sống thì cũng không làm cho bức tranh thơ bớt đi vẻ u buồn, tịch mịch. Cuộc sống đã thưa thớt lại tiêu điều đến thê lương với sự lác đác của lều chợ.
Tầm nhìn được mở rộng nhưng lại gợi sâu thêm nỗi cô đơn, trống vắng của con người tha phương nơi đất khách:
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ. Bởi đây chính là thời điểm những người thân trong gia đình đều trở về cùng sum họp dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy mà trong không gian chiều tà, tại đèo ngang vắng lặng, hoang sơ, nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan hướng nỗi nhớ của mình đến gia đình, đến quê hương. Đây là tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
Cảnh đèo ngang hiện lên với “trời, non, nước” đã gợi ra không gian mênh mông, bao la bát ngát mà xa lạ:
"Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"
Trước không gian mênh mông của đất trời, của thiên nhiên,con người thường cảm nhận được sự rộng lớn, rợn ngợp mà thấu hiểu sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé của mình. Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, xa quê đi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những nỗi cô đơn nơi đất khách quê người. "Dừng chân" gợi ra sự nghỉ ngơi của đôi chân, nhưng lại mở ra sự vận động đầy da diết trong tâm hồn của người thi sĩ, đó chính là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Trong không gian mênh mông, rợn ngợp lại chỉ có một mình nên Bà Huyện Thanh Quan cũng không thể dãi bày tâm sự với ai mà chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình "Một mảnh tình riêng ta với ta".
Như vậy, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.
3.2. Bài văn mẫu số 2
Cùng với Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan là ba gương mặt nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thế kỉ XVIII, nếu như thơ của Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo, cá tính thì thơ của Đoàn Thị Điểm lại nhẹ nhàng nhưng vô cùng da diết khi viết về quá khứ huy hoàng đã qua, khi nói về nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Bài thơ Qua đèo ngang là tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan.
Bà Huyện Thanh Quan hay viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc xế chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, chấm phá, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ, tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son của một thời đã qua.
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"
Khi nhà thơ bước chân đến đèo ngang cũng là thời điểm chiều buông. Hình ảnh bóng xế tà không chỉ gợi ra không gian đất trời khi mặt trời bắt đầu lặn, màn đêm chuẩn bị buông, vừa gợi ra được nhịp vận động lờ lững, chậm chạp của những đám mây trên bầu trời. Không gian được gợi ra có chút hoang vắng, lại ẩn nhẫn sự cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình. "Cỏ cây chen đá lá chen hoa", tác giả đã điệp từ chen vừa gợi ra cái đông đúc, rậm rạp của cỏ cây nơi mình đặt chân đến, đồng thời lại gợi ra được vẻ hoang sơ, tự nhiên của chốn núi rừng.
"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"
Từ láy "lom khom' gợi ra dáng vẻ của người tiều phu trở về nhà trong khung cảnh chiều buông, "lác đác" lại gợi ra sự thưa thớt, trống vắng của không gian sống, không gian sinh hoạt. Trong hai câu thơ này, bóng dáng con người thấp thoáng dưới núi có phần nhỏ bé, không gian sống chưa kịp gợi lên sự ấm áp thì bị sự thưa thớt về khoảng cách đẩy lùi. Do đó có nói về con người, về sự sống thì cũng không làm cho bức tranh thơ bớt đi vẻ u buồn, tịch mịch. Cuộc sống đã thưa thớt lại tiêu điều đến thê lương với sự lác đác của lều chợ.
Tầm nhìn được mở rộng nhưng lại gợi sâu thêm nỗi cô đơn, trống vắng của con người tha phương nơi đất khách:
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ. Bởi đây chính là thời điểm những người thân trong gia đình đều trở về cùng sum họp dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy mà trong không gian chiều tà, tại đèo ngang vắng lặng, hoang sơ, nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan hướng nỗi nhớ của mình đến gia đình, đến quê hương. Đây là tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
Cảnh đèo ngang hiện lên với trời, non, nước đã gợi ra không gian mênh mông, bao la bát ngát mà xa lạ:
"Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"
Trước không gian mênh mông của đất trời, của thiên nhiên,con người thường cảm nhận được sự rộng lớn, rợn ngợp mà thấu hiểu sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé của mình. Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, xa quê đi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những nỗi cô đơn nơi đất khách quê người. "Dừng chân" gợi ra sự nghỉ ngơi của đôi chân, nhưng lại mở ra sự vận động đầy da diết trong tâm hồn của người thi sĩ, đó chính là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Trong không gian mênh mông, rợn ngợp lại chỉ có một mình nên Bà Huyện Thanh Quan cũng không thể dãi bày tâm sự với ai mà chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình "Một mảnh tình riêng ta với ta".
Như vậy, bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.
----------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024228 - Xem thêm