OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

23/04/2022 909.71 KB 490 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220423/139658342777_20220423_100255.pdf?r=6827
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã khắc họa hình ảnh người bà hiện lên với tình yêu cháu tha thiết. Người bà gắn liền với sự hi sinh, gom góp từng chút, cả đời không nghỉ ngơi, dành tất cả cho người cháu của mình. Để có thêm kiến thức về văn bản, đồng thời cảm nhận được sự hi sinh yêu thương cháu vô bờ bến, mời các em cùng tham khảo tài liệu văn mẫu Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

2.1. Mở bài

- Giới thiệu bài Tiếng gà trưa và hình ảnh người bà.

2.2. Thân bài

- Người bà hiện lên là một người phụ nữ điển hình của dân tộc Việt Nam.

-  Bà là người yêu thương cháu vô bờ bến, khuyên răn dạy bảo cháu:

+ Mắng yêu khi cháu nhìn gà đẻ “Gà đẻ mà mày nhìn/ Rồi sau này lang mặt”.

-  Bà luôn theo sát từng bước chân của cháu, yêu thương cháu

- Bà là người tần tảo, chịu thương chịu khó:

+ Nhặt nhạnh từng quả trứng nhỏ

+ Chăm sóc đàn gà nhỏ

+ Gom góp từng chút để cháu có được đồ mới khi tết về

+ Cả đời bà là sự hy sinh cho cháu, không ngơi nghỉ.

2.3. Kết bài

- Cảm nghĩ chung: Người bà của người chiến sĩ là đại diện cho hàng triệu người bà trên khắp đất nước Việt Nam.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích hình ảnh người bà trong Tiếng gà trưa

Gợi ý làm bài

3.1. Bài văn mẫu số 1

Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã khắc họa hình ảnh người bà hiện lên vô cùng chân thực, sống động.

“Trên đường hành quân xa

Nghe gọi về tuổi thơ”

Đoạn thơ đầu đã khái quát nêu khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng, không gian tĩnh mịch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ, những ngày tháng được sống bên người bà yêu dấu của anh chiến sĩ:

“Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng”

Thật thú vị trước hình ảnh chị gà mái mơ, mái vàng được tả trong đoạn thơ thứ hai. Những chị gà mái đã trở thành một trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ. Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đoạn thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó, cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.

Cụm từ “tiếng gà trưa” đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ, xúc động: lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng. Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi, vừa lo lắng, vừa sợ sệt.

Trong cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ, ngoài kỉ niệm trên, anh làm sao có thể quên được sự thương yêu, đùm bọc của bà. Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng. Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối, lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân. Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá:

Yêu bà, anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Bà ơi! cũng vì bà”

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc yêu thơ chị.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh là một sáng tác độc đáo. Tác phẩm cho thấy những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cuộc sống về nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khi những kỉ niệm tuổi thơ ùa về cũng là lúc hình ảnh của một người bà tần tảo, hết sức yêu thương, chở che cho cháu được hiện lên.

Tiếng gà trưa cất lên, phá vỡ sự yên lặng của không gian, làm cho ánh nắng bị xao động; làm dịu đi những mệt mỏi trên đường hành quân xa. Và điều kỳ diệu hơn, tiếng gà trưa đã khởi dậy, làm cho những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ ùa về. Trải qua bao nhiêu năm xa cách kí ức về đàn gà vẫn còn vẹn nguyên: con gà mái mơ, con gà mái vàng. Những kí ức tuổi thơ đó thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.

Tiếng gà còn gợi nhắc người lính nhớ về một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, ấy là tình bà cháu. Chỉ trong bốn khổ thơ nhưng tác giả đã gói đầy đủ nỗi nhớ về những năm tháng được sống cùng bà dưới mái nhà yên ấm. Trong con mắt của cháu, bà hiện lên thật dung dị với biết bao phẩm chất tốt đẹp.

Trước hết bà là người tần tảo, chắt chiu. Trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn nhưng bà luôn cố gắng chắt chiu dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất. Những hình ảnh, chi tiết như: “Tay bà khum soi trứng/Dành từng quả chắt chiu” hay “Bà lo đàn gà toi/Mong trời đừng sương muối” đó là những hành động giản dị, mong ước thiết thực của bà cốt cũng để dành cho cháu những điều cháu muốn, đó là bộ quần áo mới mỗi độ tết đến xuân về. Cả đời bà tảo tần, vất vả chỉ luôn nghĩ và hi sinh vì con vì cháu, bà chưa một lần nghĩ cho mình, nghĩ vì mình. Hình ảnh người bà trong bài thơ cũng là hình ảnh của biết bao người bà Việt Nam, luôn dành trọn tình yêu thương, chăm lo, chi chút cho cháu.

Bà là người luôn ở bên cháu, bảo ban nhắc nhở, có đôi khi trách mắng cũng là trách mắng yêu thương:

“Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”

Tiếng gà trưa đã gợi cho cháu nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn, vất vả mà đầy yêu thương và tươi vui ấy. Qua những lời thơ chân thành ta thấy được một hình ảnh người bà vất vả, tảo tần và luôn yêu thương, lo lắng cho cháu. Tay bà nâng niu từng quả trứng không phải chỉ là nâng niu thành quả lao động của mình mà con chính là nâng niu, trân trọng từng ước mơ, hạnh phúc nhỏ bé, đơn sơ của cháu. Tiếng gà nhảy ổ và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành nguồn động lực, cổ vũ động viên cháu chiến đấu vì quê hương, vì tổ quốc.

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt. Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng và tha thiết. Ngôn từ giản dị, giàu sức biểu cảm. Sử dụng linh hoạt nghệ thuật điệp ngữ đã nhấn mạnh cảm giác, niềm xúc động khi được nghe tiếng gà và nhớ về những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ gắn với người bà tảo tần.

Qua lớp ngôn từ giản dị mà giàu sức biểu cảm, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm trong sáng, đằm thắm của tuổi thơ. Đồng thời còn cho thấy hình ảnh của người bà tảo tần qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng xúc động, chân thành. Những tình cảm về bà và quê hương chính là động lực để cháu vững tay súng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của tổ quốc.

----------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------

ADMICRO
NONE
OFF