OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Ôn tập chủ đề: Thỏ, cấu tạo trong của thỏ Sinh học 7 có đáp án năm 2020

17/11/2020 1.14 MB 507 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201117/662591014457_20201117_134910.pdf?r=1822
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu 34 Câu hỏi TN chủ đề: Thỏ, cấu tạo trong của thỏ Sinh học 7 có đáp án năm 2020 do HOC247 sưu tầm, biên soạn giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài tập về đặc điểm cấu tạo bên ngoài và cấu tạo trong của thằn lằng bóng đuôi dài. Mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: THỎ, CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ

SINH HỌC 7 NĂM 2020

A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT

1. Cấu tạo ngoài, di chuyển

a. Cấu tạo ngoài:

- Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng, gọi là lông mao. Bộ lông mao che chở và giữ nhiệt cho cơ thể.

- Chi thỏ có vuốt sắc. Chi trước ngắn còn dùng để đào hang; chi sau dài khỏe, bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

- Thỏ kiếm ăn vào ban đêm.

- Mũi thỏ rất thính. Cạnh mũi ở hai bên môi có ria, đó là những lông xúc giác có vai trò xúc giác nhạy bén, phối hợp cùng khứu giác giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.

- Mắt thỏ không tinh lắm. Mi mắt cử động được, có lông mi, vừa giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô, vừa bảo vệ cho mắt (đặc biệt khi con vật lẩn trốn kẻ thù trong bụi cây rậm rạp, gai góc).

- Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía, định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

- Đặc điểm cấu tạo ngoài giúp thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

+ Bộ lông mao dày xốp → Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm.

+ Chi trước ngắn → Đào hang

+ Chi sau dài khoẻ → Bật nhảy xa, chạy trốn nhanh

+ Mũi tinh, lông xúc giác nhạy bén → Thăm dò thức ăn và môi trường

+ Tai thính có vành tai lớn, cử động được → Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù

+ Mắt có mí, cử động được → Giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi trốn trong bụi gai rậm

b. Di chuyển

- Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời cả 2 chân. 

- Mô tả các động tác di chuyển của thỏ: Sự nhảy của thỏ ở giai đoạn nhảy 2 chân sau thỏ tiếp xúc với đất, đạp mạnh vào đất cơ thể thỏ bật lên cao, chân trước, chân sau và thân thỏ khi đó đều duỗi thẳng  -> làm giảm sức cản của không khí tạo điều kiện cho sự tăng tốc, chỉ có chân trước tiếp cận với đất vào cuối giai đoạn của sự nhảy.

-(Nội dung phần cấu tạo trong thỏ vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở thỏ, bộ phận nào có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi?

A. Tử cung.      B. Buồng trứng.      C. Âm đạo.      D. Nhau thai.

Câu 2: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp

A. Thăm dò thức ăn.

B. Định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù.

c. Đào hang và di chuyển.

D. Thỏ giữ nhiệt tốt.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai?

A. Con đực có hai cơ quan giao phối.

B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm.

C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù.

D. Là động vật hằng nhiệt.

Câu 4: Hiện tượng thai sinh là

A. Hiện tượng đẻ con có nhau thai.

B. Hiện tượng đẻ trứng có nhau thai.

C. Hiện tượng đẻ trứng có dây rốn.

D. Hiện tượng đẻ con có dây rốn.

Câu 5: Tại sao thỏ hoang chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của con vật săn mồi?

A. Vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau.

B. Vì thỏ có khả năng nhảy rất cao vượt qua chướng ngại vật.

C. Vì thỏ chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà.

D. Vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc.

Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau:

Khi chạy, thoạt đầu chân trước và chân sau của thỏ đạp mạnh vào đất, đẩy cơ thể về phía trước, lúc đó lưng thỏ …(1)… và chân trước đánh mạnh về phía sau, chân sau về phía trước. Khi …(2)… đạp xuống đất đạp cơ thể tung mình về phía trước thì …(3)… lại đạp vào đất và cứ như vậy thỏ chạy rất nhanh với vận tốc đạt tới 74km/h.

A. (1): duỗi thẳng; (2): chân sau; (3): chân trước

B. (1): cong lại; (2): chân trước; (3): chân sau

C. (1): duỗi thẳng; (2): chân trước; (3): chân sau

D. (1): cong lại; (2): chân sau; (3): chân trước

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Trước khi đẻ, thỏ mẹ nhổ lông ở đuôi để lót ổ.

B. Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày.

C. Thỏ kiếm ăn chủ yếu vào ban ngày.

D. Thỏ đào hang bằng vuốt của chi sau.

Câu 8: Vai trò của chi trước ở thỏ là

A. Thăm dò môi trường.

B. Định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù.

C. Đào hang và di chuyển.

D. Bật nhảy xa.

Câu 9: Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng được gọi là

A. Lông vũ.         B. Lông mao.        C. Lông tơ.         D. Lông ống.

Câu 10: Trong các giác quan sau ở thỏ, giác quan nào không nhạy bén bằng các giác quan còn lại?

A. Thị giác.         B. Thính giác.       C. Khứu giác.        D. Xúc giác.

-(Nội dung từ câu 11-20 và đáp án chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Ôn tập chủ đề: Thỏ, cấu tạo trong của thỏ Sinh học 7 có đáp án năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF