OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Luyện tập giải Dạng bài Liên kết hoán vị bằng phương pháp quần thể Sinh 12

29/07/2021 578.53 KB 493 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210729/807876508910_20210729_194505.pdf?r=7950
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Luyện tập giải Dạng bài Liên kết hoán vị bằng phương pháp quần thể Sinh 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về liên kết hoán vị gen

 

 
 

GIẢI BÀI TẬP LIÊN KẾT HOÁN VỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUẦN THỂ

A. Phương pháp

- Trong đề thi tuyển sinh một vài năm trở lại đây và một số đề thi học sinh giỏi lớp 12 hoặc học sinh giỏi lớp 9 có đưa vào một số bài liên kết và hoán vị gen mà phải giải bằng phương pháp quần thể, sau đây là phương pháp và một số ví dụ cụ thể.

- Nhận dạng bài tập phải giải bằng phương pháp quần thể là tỉ lệ ở thế hệ con lai thường không giống các trường hợp lai thông thường và ở thế hệ các cá thể đem lai thường có nhiều hơn một kiểu gen.

- Phương pháp chung:

+ Với bài tập tự thụ phấn, ta lấy xác suất một bên.

+ Với bài tập giao phấn ngẫu nhiên ta lấy giao tử của các cá thể.

B. Bài tập minh họa

Câu 1: Đề thi ĐHCĐ 2016

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn với các cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F­1 gồm 87,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, nếu cho các cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thu được đời còn có số cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ

  A. 91,1625%.                B 23,4375%.                   C. 98,4375%.                 D. 87 5625%.

Hướng dẫn giải:

Nhận thấy điểm khác biệt gì ở bài này:

- Nếu cây thân cao hoa trắng 100% là Ab/Ab thì khi lai với cây thân thấp hoa trắng ab/ab phải cho 100% thân cao hoa trắng.

- Nếu cây thân cao hoa trắng 100% là Ab/ab thì khi lai với cây thân thấp hoa trắng ab/ab phải cho 1/2  thân cao hoa trắng; ½ thân thấp hoa trắng.

Điều này mâu thuẫn với đề bài → Cây thân cao hoa trắng ở P phải có 2 kiểu gen khác nhau.

P: thân cao, hoa trắng [xAb//Ab :  (1-x) Ab//ab] × thân thấp, hoa trắng (ab//ab)

1: 87,5% thân cao, hoa trắng Ab//ab : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng ab//ab

Ta có x+(1-x)/2Ab=87,5% → x= 75%.

P: 0,75Ab//Ab : 0,25Ab//ab,

P giao phấn ngẫu nhiên: Giao tử P: 0,875Ab : 0,125ab

F1: Cây thân cao hoa trắng = 0,8752Ab//Ab + 2×0,875× 0,125 Ab/ab = 63/64=98,4375%

Câu 2: Ở một loài thực vật, cho các cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn được F1 gồm 504 cây thân cao, hoa đỏ : 72 cây thân thấp, hoa đỏ : 24 cây thân thấp, hoa trắng. Biết một gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn, không có trao đổi chéo, không có đột biến xảy ra và sự biểu hiện của các tính trạng chiều cao thân và màu sắc hoa không chịu sự chi phối của điều kiện môi trường. Xác định thành phần kiểu gen của các cây thân cao, hoa đỏ (P).

Hướng dẫn giải:

- Ta có tỉ lệ các kiểu hình ở F1 là: 0,84 (A-B-); 0,12 ( aaB-); 0,04 (aabb).

- Mà không có hoán vị gen, nếu các gen PLĐL không ra kết quả trên à các gen liên kết hoàn toàn.

- F1 có kiểu hình (aabb) = kiểu gen \(\frac{{ab}}{{ab}}\) → Ở P phải có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\), gọi kiểu gen đó ở P là x thì ta có pt: x/4 = 0,04 → x = 0,16 = 16%.

- Mà ở F1 không có kiểu hình ( A-bb) → ở P không có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{Ab}}\) và kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\).

- Kiểu hình (aaB-) ở F1 = 0,12 → P có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{aB}}\). Đặt kiểu gen đó là y → pt: y/4 = 0,12 → y = 0,48.

- Với 0,48\(\frac{{AB}}{{aB}}\) và 0,16\(\frac{{AB}}{{ab}}\) ở P khi tự thụ phấn ta được kiểu hình ( A-B-) ở F1 là: (0,48+ 0,16) . ¾ = 48%.

- Vậy ở P còn có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{AB}}\) với tỉ lệ là 0,84 – 0,48 = 0,36 = 36%.

→ Kiểu gen các cây thân cao hoa đỏ ở P là: \(\frac{{AB}}{{AB}}\)0,36 ; \(\frac{{AB}}{{aB}}\)0,48 và \(\frac{{AB}}{{ab}}\)0,16 .

Ở cà chua gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục, các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền

Câu 3: Phép lai nào dưới đây sẽ cho kết quả phân tính theo tỉ lệ 25%cao, bầu dục: 50% cao, tròn: 25% thấp, tròn:

A. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)                        B. \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}} \times \frac{{AB}}{{aB}}\)          C. \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)                     D. \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\)

Câu 4: Phép lai nào dẫn tới sự xuất hiện phân tính: 1:1:1:1 trong kết quả lai:

A. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\)                          B. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)                  C. \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)                 D. \(\frac{{Ab}}{{Ab}} \times \frac{{aB}}{{aB}}\)

Câu 5: Phép lai nào xuất hiện tỉ lệ phân tính 75% cao, tròn: 25%thấp bầu dục?

A. \(\frac{{aB}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)                   B. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)                C. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)           D. \(\frac{{AB}}{{Ab}} \times \frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{Ab}}}}\)           

Câu 6: phép lai nào làm xuất hiện tỉ lệ phân tính về kiểu hình là 3:1:

A. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)                       B. \(\frac{{AB}}{{aB}} \times \frac{{AB}}{{aB}}\)           C. \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{ab}}\)                    D. tất cả đều đúng

Câu 7: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen \(AaBbX_e^DX_E^d\) đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử được tạo ra từ cơ thể này là :

A. 2,5%                             B. 5,0%                           C.10,0%                                    D. 7,5%

Câu 8. Có 1000 tế bào có kiểu gen Ab/aB tiến hành giảm phân, trong đó có 600 tế bào xẩy ra hiện tượng trao đổi chéo, tỷ lệ giao tử AB là:                   

A. 12,5%                     B. 15%                                    C. 40%                                    D. 30%

Câu 9. Có 3000 tế bào có kiểu gen Ab/aB tiến hành giảm phân, trong đó có 1200 tế bào xẩy ra hiện tượng trao đổi chéo, tỷ lệ giao tử Ab là:                    

A. 42,5%.                    B. 7,5%.                                  C. 40%.                                   D. 30%.

Câu 10. Kiểu gen  Aa XBDXbd nếu có hoán vị gen tạo ra bao nhiêu loại giao tử

A. 4                             B. 8                                         C. 16                                       D. 32

Câu 11:  Ở một động vật có kiểu gen \(\frac{{Bv}}{{\overline {bV} }}\) , khi theo dõi 300 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 72 tế bào có xảy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy tần số HVG là(%)

A. 12                                   B. 3,6                             C. 36                                         D. 10

Câu 12. Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}{X_e}^D{X_E}{^d_{}}\) đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen E và e với tần số 30%, alen A và a với tần số 10 %. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử \(AB{X_e}^d\) được tạo ra từ cơ thể này là   

A.  4,25 %.                         B.  10 %.                        C.  6,75 %.                     D.  3 %.

Câu 13: Khi giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ như sau: 70% thân cao, quả tròn : 20% thân thấp, quả bầu dục : 5% thân cao, quả bầu dục : 5% thân thấp, quả tròn. Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là

A. \(\frac{{AB}}{{ab}}x\frac{{AB}}{{ab}}\) , hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%.

B. \(\frac{{AB}}{{Ab}}x\frac{{ab}}{{ab}}\) , hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%.

C. \(\frac{{ab}}{{aB}}x\frac{{AB}}{{ab}}\) , hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%.

D. \(\frac{{AB}}{{ab}}x\frac{{AB}}{{ab}}\), hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%.

Câu 14: Cho phép lai sau đây ở ruồi giấm, P: Ab/aB XMXm x AB/ab XMY, nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình đồng hợp lặn là 1,25%, thì tần số hoán vị giữa các gen sẽ là    

A. 30%.                       B. 20%.                       C. 40%.                       D. 35%.

Câu 15: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 28%. Theo lí thuyết, phép lai AaBb\(\begin{array}{l} \underline{\underline {De}} \\ \,dE \end{array}\)Hh x aaBb\(\begin{array}{l} \underline{\underline {De}} \\ \,dE \end{array}\)Hh cho đời con có tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả năm cặp gen là: 

A. 29,84%.                  B. 42,34%                   C. 3,73%                     D. 12,5%

Câu 16: Ở cà chua cho F1 cây cao, quả đỏ tự thụ phấn thu được 30000 cây trong đó có 48 cây thấp, quả vàng. Biết không có đột biến và diễn biến phát sinh giao tử đực và cái như nhau. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của F1 là: 

A. \(\frac{{AB}}{{ab}},f = 46\%\).       B. \(\frac{{AB}}{{ab}},f = 8\%\).         C. \(\frac{{AB}}{{ab}},f = 16\%\).        D. \(\frac{{Ab}}{{aB}},f = 8\%\).

Câu 17: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Cho phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{DdEEx}}\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{DdEe}}\), nếu hoán vị gen diễn ra như nhau ở 2 giới với tần số là 0,4 thì theo lý thuyết số cá thể ở đời con có kiểu gen dị hợp về cả 4 cặp gen chiếm tỉ lệ  

A. 0.065.                     B. 0.17.                       C. 0.1.                         D. 0.115.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập giải Dạng bài Liên kết hoán vị bằng phương pháp quần thể Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF