HOC247 xin giới thiệu tài liệu sau đây đến các em nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về mARN sơ khai và trưởng thành qua nội dung tài liệu Tổng ôn Mối quan hệ giữa ARN sơ khai và trưởng thành ở sinh vật nhân thực Sinh 12. Mời các em cùng tham khảo!
MỐI QUAN HỆ GIỮA ARN SƠ KHAI VÀ ARN TRƯỞNG THÀNH Ở SINH VẬT NHÂN THỰC
A. Lý thuyết
1. Xác định số phân tử ARN trưởng thành
Gọi E là số đoạn exon ; rNI,rNE là số rNu trong các đoạn intron và exon
- Số loại phân tử mARN trưởng thành: (E – 2)!
- Số rNu trong phân tử mARN trưởng thành: rNE
- Số rNu trong phân tử mARN sơ khai: rNI + rNE
2. Tìm số nu từng loại của mARN trong trường hợp đề cho mUmt1 và mUmt2 (hoặc mAmt1 và mAmt2…)
Ta có mUmt1 = mU x k1 => mU = mUmt1/k1
mUmt2 = mU x k2 => mU = mUmt2/k2
- mUmt1/k1= mUmt2/k2
- k1 = mUmt1 x k2/mUmt2
Chạy nghiệm tìm k1, k2 (k1 và k2 là những số nguyên dương).
Gọi a là số đoạn exon
⇒ Số phân tử ARN (trưởng thành): (a - 2)!
B. Luyện tập
Bài 1: Một gen phân mảnh có 7 đoạn Intron, gen này thực hiện quá trình phiên mã để tổng hợp các phân tử ARN trưởng thành, xác định số phân tử ARN trưởng thành được tạo ra từ gen nói trên. Biết 1 exon mang mã mở đầu và 1 exon mang mã kết thúc.
Hướng dẫn giải:
Gen có 7 Intron ⇒ có 8 Exon
⇒ Số ARN (tt) = (8 - 2)! = 720
Bài 2: Ở sinh vật nhân sơ, xét 1 gen dài 4080A0, gen này có 560 nucleotit loại A, trên mạch đơn thứ nhất của gen có 260A và 380G, gen phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp 600U tự do.
a) Tính số lượng từng loại nu trên gen.
b) Tính số lượng ribonu từng loại trên phân tử ARN.
Hướng dẫn giải:
ℓgen = 4080A0 ⇒ N = 2400
a) A = 560 = T G = 640 = X
b)
A1 = 260 = T2 ⇒ A2 = 300 = T1
G1 = 380 = X2 ⇒ G2 = 260 = X1
Có 600 = rUtd
⋅ rUtd/A1=600/260 lẻ ⇒ loại
⋅ rUtd/A2=6003/00=2
⇒ Vậy mạch 2 gen là mạch gốc
Bài 3: Một mARN nhân tạo có 3 loại nu với tỉ lệ A:U:G = 5:3:2.
a/ Tỉ lệ bộ mã luôn chứa 2 trong 3 loại nu nói trên :
A. 66% B. 68% C. 78% D. 81%
b/ Tỉ lệ bộ mã có chứa đủ 3 loại nu trên:
A. 3% B. 9% C. 18% D. 50%
Hướng dẫn giải:
A= 5/10; U = 3/10; G = 2/10
a/ TL bộ mã luôn chứa 2 trong 3 loại nu trên
=1- TL(AAA+UUU+GGG+AUG) = 1- [ (5/10)3+(3/10)3+(2/10)3+ 5/10.3/10.2/10.3! = 66%
b/ 5/10.3/10.2/10.3! = 18%
Bài 4: Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện phiên mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số ribônuclêôtit tự do là
A. 1500. B. 3000. C. 6000. D. 4500.
Hướng dẫn giải:
L = 0.51µm = 5100A
N = 3000 nuclêôtit
rN = 1500
Vậy số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen phiên mã 3 lần là: 1500x3 = 4500
Bài 5: Phân tử mARN có tỉ lệ các loại Nu như sau: A:U:G:X=1:2:3:4. Tính theo lý thuyết tỉ lệ bộ ba chứa 2A là:
A. 3 /1000 . B. 1/ 1000 C. 3/ 64 D. 27 /000
Hướng dẫn giải:
TS A = 1/10 , U = 2/10 , G =3/10 , X = 4/10
- 1 bộ chứa 2A – 1U (hoặc G hoặc X)
+ Xét 2A – 1U có 3 cách sắp: AAU, AUA, UAA ---> TL: 3(1/10)2 x (2/10) = 3/500
+ Xét 2A – 1G ---> TL: 3(1/10)2 x (3/10) = 9/1000
+ Xét 2A – 1G ---> TL: 3(1/10)2 x (4/10) = 3/250
---> Tính theo lí thuyết tỉ lệ bộ ba chứa 2 A là: 3/500 + 9/1000 + 3/250 = 27/1000
Bạn có thể giải tắt: 3(1/10)2 (2/10+3/10+4/10) = 27/1000
Bài 6: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:
A. G = X = 360, A = T = 240.
B. G = X = 320, A = T = 280.
C. G = X = 240, A = T = 360.
D. G = X = 280, A = T = 320.
Hướng dẫn giải:
rN = 2040/3.4 = 600 nuclêôtit
rA = 20%x600 = 120 nuclêôtit = T1 (trên ADN) = A2 (trên ADN)
rG = 15%x600 = 90 nuclêôtit = X1 (trên ADN) = G2 (trên ADN)
rU = 40%x600 = 240 nuclêôtit = A1 (trên ADN) = T2 (trên ADN)
rX = 25%x600 = 150 nuclêôtit = G1 (trên ADN) = X2 (trên ADN)
Vậy A = T = A1 + A2 = 360
G = X = G1 + G2 = 240
Bài 7: mARN có rG – rA = 5 % và rX – rU = 15 %. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen đã phiên mã nên mARN:
A. A= T = 35 %; G = X = 15 % B. A = T = 15 %;G = X = 35 %
C.A = T = 30 %; G = X = 20 % D.A = T = 20 %;G = X = 30 %
Hướng dẫn giải:
Theo đề, ta có: rG – rA = 5 % (1) và rX – rU = 15 % (2)
(1) + (2) vế theo vế, ta được:( rG + rX) – (rA + rU) = 20 % (3)
Theo cơ chế phiên mã: A = T = (rA + rU); G = X = ( rG + rX)
Nên: (3) được viết lại G – A = 20 % (4) mà: G + A = 50% (5)
(4) + (5) vế theo vế, ta được: G = 35 % và A = 15%
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Mối quan hệ giữa ARN sơ khai và trưởng thành ở sinh vật nhân thực Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231354 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023939 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023325 - Xem thêm