OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề ếch đồng Sinh học 7 năm 2020 có đáp án

17/11/2020 1.02 MB 461 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201117/603455703583_20201117_092027.pdf?r=6691
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 biên soạn và tổng hợp tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề ếch đồng Sinh học 7 năm 2020 có đáp án giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh nhằm giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện làm bài tập và làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy cho quý thầy cô. Mời thầy cô và các em tham khảo.

 

 
 

LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ ẾCH ĐỒNG SINH HỌC 7 NĂM 2020

A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT

1. Ếch đồng

- Đời sống:

+ Ếch có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn (ưa nơi ẩm ướt).

+ Kiếm ăn vào ban đêm, ăn thức ăn động vật nhỏ như: sâu bọ, giun, dế, ốc...

+ Vì thức ăn chủ yếu của chúng là những ĐV thường hoạt động vào đêm. Vào ban đêm nhiệt độ MT thấp.

+ Con mồi ở cạn, ở nước → ếch có đời sống vừa ở cạn, vừa ở nước.

+ Có hiện tượng trú đông.

+ Là động vật biến nhiệt.

- Di chuyển:

+ Ếch có 2 cách di chuyển: Nhảy cóc (trên cạn) và bơi (dưới nước).

+ Trên cạn: Khi ngồi chi sau gập hình chữ Z, lúc nhảy chi sau bật thẳng → lực => nhảy cóc.

+ Dưới nước: Chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái.

- Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước:

+ Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước → Giảm sức cản của nước khi bơi

+ Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí → Giúp hô hấp trong nước dễ dàng

+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) → Tạo thành chân bơi để đẩy nước

- Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở cạn:

+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng vừa để ngửi vừa để thở) → Khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát

+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → Bảo vệ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh

+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt → Thuận lợi cho sự di chuyển.

- Sinh sản:

+ Ếch sinh sản vào cuối xuân

+ Tập tính: Ếch đực ôm ếch cái, đẻ ở các bờ nước.

+ Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.

+ Giai đoạn nòng nọc mang nhiều đặc điểm giống cá: hô hấp bằng mang, di chuyển bằng vây, sống hoàn toàn ở nước → Phát triển có biến thái. 

2. Đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư

- Đa dạng:

+ Lưỡng cư có khoảng 4000 loài chia thành 3 bộ phân biệt bởi đặc điểm cơ bản của chân và đuôi.

+ Bộ lưỡng cư không đuôi: Số lượng lớn nhất như (ếch đồng, cóc nhà...) Thân ngắn, không đuôi, chi sau > chi trước

+ Bộ có đuôi (đại diện cá cóc Tam Đảo) Có đuôi lớn, 4 chi gần bằng nhau

+ Bộ không chân(đại diện ếch trun, ếch giun). Thân dài gống giun, không chân.

- Đặc điểm chung:

+ Lưỡng cư là ĐVCXS thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

+ Da trần và ẩm ướt.

+ Di chuyển bằng 4 chi.

+ Hô hấp bằng da và phổi.

+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

+ Sinh sản trong môi trường nước. Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

+ Là động vật biến nhiệt.

- Vai trò:

+ Tiêu diệt sâu bọ phá hoại vào ban đêm, bổ sung hoạt động này cho chim vào ban ngày và tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh (muỗi, ruồi)

+ Giá trị thực phẩm (ếch đồng)

+ Làm thuốc chữa suy dinh dưỡng hoặc chế lục thần hoàn chữa kinh giật

+ Là vật thí nghiệm trong sinh lí học

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai?

A. Là động vật biến nhiệt.

B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông.

C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn.

D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc, …

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng?

A. Phát triển không qua biến thái.

B. Sinh sản mạnh vào mùa đông.

C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo.

D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài.

Câu 3. Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của ếch đồng?

A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.

C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.

Câu 4. Ở ếch đồng, loại xương nào sau đây bị tiêu giảm?

A. Xương sườn.      B. Xương đòn.      C. Xương chậu.      D. Xương mỏ ác.

Câu 5. Ở ếch đồng, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ

A. Sự nâng hạ ở cơ ngực và xương sống.

B. Sự nâng hạ của thềm miệng.

C. Sự co dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành.

D. Sự vận động của các cơ chi trước.

Câu 6. Ở não của ếch đồng, bộ phận nào kém phát triển nhất?

A. Não trước.      B. Thuỳ thị giác.

C. Tiểu não.       D. Thuỳ thị giác.

Câu 7. Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì?

A. Giúp chúng dễ săn mồi.

B. Giúp lẩn trốn kể thù.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da.

D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non.

Câu 8. Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống dưới nước?

A. Các chi sau có màng căng giữa các ngón.

B. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước.

C. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9. Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống trên cạn?

A. Mắt và các lỗ mũi nằm ở mặt bụng.

B. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông với khoang miệng.

C. Các chi sau có mang căng giữa các ngón.

D. Bộ xương tiêu giảm một số xương như xương sườn.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?

A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.

B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.

C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.

D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động về ban đêm.

B. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không chân hoạt động về ban đê.

C. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban ngày.

D. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban đêm.

Câu 12. Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?

A. Cá chuồn.

B. Cá cóc Tam Đảo.

C. Cá cóc Nhật Bản.

D. Ễnh ương.

Câu 13. Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc?

A. Cóc mang trứng Tây Âu.

B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.

C. Nhái Nam Mĩ.

D. Cá cóc Tam Đảo.

Câu 14. Loài nào dưới đây sau khi ghép đôi trên cạn, cóc cái bỏ đi, cóc đực cuốn đám trứng ở chi sau rồi ngâm mình xuống nước cho đến khi trứng nở thành nòng nọc?

A. Cóc mang trứng Tây Âu.

B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.

C. Nhái Nam Mĩ.

D. Cá cóc Tam Đảo.

Câu 15. Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ nào có số lượng loài lớn nhất?

A. Bộ Lưỡng cư có đuôi.

B. Bộ Lưỡng cư không chân.

C. Bộ Lưỡng cư không đuôi.

-(Nội dung từ câu 16-20 và đáp án chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề ếch đồng Sinh học 7 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF