OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề châu chấu Sinh học 7 có đáp án năm 2020

16/11/2020 1.06 MB 698 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201116/370094937540_20201116_173202.pdf?r=2805
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề châu chấu Sinh học 7 có đáp án năm 2020 được HOC247 biên soạn và tổng hợp với nội dung kiến thức và bài tập trắc nghiệm giúp các em học sinh lớp 7 củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ CHÂU SINH HỌC 7 NĂM 2020

 

A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT

1. Châu chấu

- Cấu tạo ngoài và di chuyển:

+ Cơ thể châu chấu có 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

+ Khi di chuyển châu chấu có thể bò bằng cả 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau (thường gọi là càng) hoặc nhảy, rồi sau đó bay bằng cánh nếu di chuyển xa.

- Cấu tạo trong:

Cấu tạo trong của Châu chấu

1- Lỗ miệng, 2- Hầu, 3- Diều, 4- Dạ dày, 5- Ruột tịt, 6- Ruột sau, 7- Trực tràng, 8- Hậu môn, 9- Tim, 10- Hạch não, 11- Chuỗi thần kinh bụng, 12- Ống bài tiết

+ Hệ tiêu hóa: Có thêm ruột tịt tiết dịch vị

+ Hệ bài tiết: Có nhiều ống bài tiết lọc chất thải rồi đổ vào ruột sau

+ Hệ hô hấp: Có các lỗ thở và hệ thống ống khí phân nhánh đem ôxi đến các tế bào

+ Hệ tuần hoàn: Đơn giản, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mạch lưng, hệ mạch hở

+ Hệ thần kinh: Dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển

- Sinh sản và phát triển: Vòng đời của châu chấu

+ Châu chấu phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục ống.

+ Trứng đẻ dưới đất thành ổ.

+ Châu chấu non nở ra đã giống trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, phải sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. Đó là hình thức biến thái không hoàn toàn.

2. Đặc điểm chung của lớp sâu bọ

- Các đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ là:

+ Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng

+ Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

+ Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí

- Ngoài ra, sâu bọ còn có một số đặc điểm khác:

+ Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.

+ Thần kinh phát triển cao, hình thành não là cơ sở của các tập tính và hoạt động bản năng.

+ Sâu bọ có đủ 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác và thị giác.

+ Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.

+ Sâu bọ có tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt lưng.

- Vai trò thực tiễn: Một số sâu bọ rất có ích. Thời cổ, người Ai Cập đã coi tổ ong mật như một xưởng bào chế dược phẩm. Nước ta có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa từ lâu đời. Tuy thế, một số lượng lớn sâu bọ phá hại cây trồng đáng kể, có thể làm giảm tới 20% sản lượng thu hoạch hằng năm.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là sai?

A. Hô hấp bằng phổi.

B. Tim hình ống.

C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

D. Là động vật không xương sống.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là đúng?

A. Hô hấp bằng mang.

B. Có hạch não phát triển.

C. Là động vật lưỡng tính.

D. Là động vật có xương sống.

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Trong hoạt động hô hấp, châu chấu hít và thải khí thông qua …(1)… ở …(2)….

A. (1): lỗ miệng; (2): mặt lưng

B. (1): lỗ miệng; (2): mặt bụng

C. (1): lỗ thở; (2): mặt lưng

D. (1): lỗ thở; (2): mặt bụng

Câu 4: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Châu chấu …(1)…, tuyến sinh dục dạng …(2)…, tuyến phụ sinh dục dạng …(3)….

A. (1): lưỡng tính; (2): ống; (3): chùm

B. (1): phân tính; (2): chùm; (3): ống

C. (1): lưỡng tính; (2): chùm; (3): ống

D. (1): phân tính; (2): ống; (3): chùm

Câu 5: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Ở châu chấu, tim có hình …(1)…, có …(2)… và nằm ở …(3)….

A. (1): ống; (2): một ngăn; (3): mặt bụng

B. (1): phễu; (2): một ngăn; (3): mặt lưng

C. (1): phễu; (2): nhiều ngăn; (3): mặt bụng

D. (1): ống; (2): nhiều ngăn; (3): mặt lưng

Câu 6: Nhận định nào dưới đây nói về hệ tuần hoàn của châu chấu?

A. Tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn hở.

B. Tim hình ống, hệ tuần hoàn kín.

C. Tim hình ống, hệ tuần hoàn hở.

D. Tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn kín.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây có ở châu chấu mà không có ở tôm?

A. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

B. Có hệ thống ống khí.

C. Vỏ cơ thể bằng kitin.

D. Cơ thể phân đốt.

Câu 8: Châu chấu non có hình thái bên ngoài như thế nào?

A. Giống châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh.

B. Giống châu chấu trưởng thành, đủ cánh.

C. Khác châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh.

D. Khác châu chấu trưởng thành, đủ cánh.

Câu 9: Thức ăn của châu chấu là

A. Côn trùng nhỏ.

B. Xác động thực vật.

C. Chồi và lá cây.

D. Mùn hữu cơ.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là sai?

A. Ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau.

B. Hệ tuần hoàn kín.

C. Tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng.

D. Hạch não phát triển.

A. 10 nghìn         B. 20 nghìn         C. 30 nghìn         D. 40 nghìn

Câu 11Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?

A. Hô hấp bằng mang.

B. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

C. Cơ thể chia làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.

D. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.

Câu 12: Có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây giúp chúng ta nhận biết các đại diện của lớp Sâu bọ trong thiên nhiên?

A. Cơ thể chia thành ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.

B. Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

C. Thở bằng ống khí.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

A. Vì hệ thống ống khí phát triển mạnh và chèn ép hệ tuần hoàn.

B. Vì hệ thống ống khí phát triển giúp phân phối chất dinh dưỡng, giảm tải vai trò của hệ tuần hoàn.

C. Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm.

D. Vì hệ thống ống khi đã đảm nhiệm tất cả các chức năng của hệ tuần hoàn.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây về muỗi vằn là đúng?

A. Chỉ muỗi đực mới hút máu.

B. Muỗi đực và muỗi cái đều hút máu.

C. Chỉ muỗi cái mới hút máu.

D. Muỗi đực và muỗi cái đều không hút máu.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?

A. Vỏ cơ thể bằng pectin, vừa là bộ xương ngoài, vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.

B. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.

C. Cơ thể chia làm ba phần rõ ràng: đầu, ngực và bụng.

D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

-(Nội dung từ câu 16-20 và đáp án chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề châu chấu Sinh học 7 có đáp án năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF