OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lí thuyết và bài tập ôn tập chủ đề chim bồ câu Sinh học 7 năm 2020 có đáp án

17/11/2020 1.13 MB 615 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201117/300996663044_20201117_110102.pdf?r=8692
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chủ đề chim bồ câu Sinh học 7 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp với nội dung kiến thức và bài tập trắc nghiệm giúp các em học sinh lớp 7 củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CHIM BỒ CÂU SINH HỌC 7 NĂM 2020

 

A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT

1. Cấu tạo ngoài, di chuyển

- Cấu tạo ngoài:

- Cơ thể chia 3 phần:

+ Đầu: Hàm không có răng, có mỏ sừng. Mắt 3 mí, tai…có cổ dài

+ Thân: Hình thoi

+ Chi:

  • 2 chi trước→cánh
  • 2 chi sau: 4 ngón, 3 ngón trước, 1 ngón sau.

- Da khô

- Toàn thân có bộ lông vũ bao phủ. Gồm 2 loại

  • Lông ống
  • Lông tơ

- Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay 

+ Thân: Hình thoi → Giảm sức cản không khí khi bay

+ Chi trước: Cánh chim → Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh

+ Chi sau: Có 3 ngón trước, 1 ngón sau → Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh

+ Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng → Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng

+ Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ

+ Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → Làm đầu chim nhẹ

+ Cổ: Dài, khớp đầu với thân → Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

b. Di chuyển

- Cơ quan di chuyển: Chân, cánh…

- Hình thức: Bay, nhảy, đi… tuỳ loài, tuỳ môi trường sống. 

- Chim có hai kiểu bay:

+ Bay lượn

+ Bay vỗ cánh

-(Nội dung phần cấu tạo trong chim bồ câu vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.

B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.

C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.

D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.

Câu 2. Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?

A. Tuyến phao câu.

B. Tuyến mồ hôi dưới da.

C. Tuyến sữa.

D. Tuyến nước bọt.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?

A. Là động vật hằng nhiệt.

B. Bay kiểu vỗ cánh.

C. Không có mi mắt.

D. Nuôi con bằng sữa diều.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?

A. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.

B. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.

C. Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.

D. Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể.

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây có ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn?

A. Cánh đập liên tục.

B. Cánh dang rộng mà không đập.

C. Bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 6. Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Giữ nhiệt.

B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.

C. Làm cho đầu chim nhẹ.

D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.

Câu 7. Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)… .

A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi

B. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng dai

C. (1) : 2 trứng ; (2) : màng dai

D. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : vỏ đá vôi

Câu 8. Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm

A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt.

B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt.

C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt.

D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt.

Câu 9. Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Bánh lái, định hướng bay cho chim.

B. Làm giảm sức cản không khí khi bay.

C. Cản không khí khi ấy.

D. Tăng diện tích khi bây.

Câu 10. Trong các loại chim sau, loài chim nào điển hình cho kiểu bay lượn?

A. Bồ câu.         B. Mòng biển.         C. Gà rừng.         D. Vẹt

Câu 11. Ngoài vai trò dự trữ khí cho hô hấp, hệ thống túi khí ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Giảm khối lượng riêng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.

B. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan với nhau khi bay.

C. Giúp giữ ấm cơ thể chim.

D. Giúp hạn chế sức cản của không khí khi hạ cánh.

Câu 12. Khi chim đâu, hoạt động hô hấp được thực hiện nhờ

A. Sự nâng hạ của thềm miệng.

B. Sự nâng hạ của cơ ức đòn chũm.

C. Sự thay đổi của thể tích lồng ngực.

D. Sự hút đẩy của hệ thống túi khí.

Câu 13. Trong hệ bài tiết của chim bồ câu thì cơ quan nào bị tiêu giảm?

A. Thận sau.

B. Huyệt.

C. Ống dẫn nước tiểu.

D. Bóng đái.

Câu 14. Phát biểu nào dưới đây về hệ thần kinh và giác quan của chim bồ câu là sai?

A. Chưa có vành tai.

B. Chưa có ống tai ngoài.

C. Có mi mắt thứ ba.

D. Đại não, hai thùy thị giác và tiểu não phát triển hơn bò sát.

Câu 15. Số túi khí trong hệ thống túi khí của chim bồ câu là

A. 9 túi.            B. 8 túi.            C. 7 túi.            D. 6 túi.

-(Nội dung từ câu 16-20 và đáp án chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Ôn tập chủ đề: Chim bồ câu Sinh học 7 có đáp án năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF