OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lí thuyết và bài tập mở rộng chủ đề ADN môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án

13/05/2021 994.51 KB 263 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210513/66633461232_20210513_153946.pdf?r=2560
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 9 tài liệu Lí thuyết và bài tập mở rộng chủ đề ADN môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 

 
 

LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP MỞ RỘNG CHỦ ĐỀ ADN MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN

 

I. Lí thuyết

1. Cấu trúc ADN
a)Cấu tạo hóa học
- AND là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C, H, O, N và P
- AND thuộc loại đại phân tử có kích thước lớn có thể dài tới hàng trăm mircômét và khối lượng đạt tới hàng triệu đơn vị cácbon

- AND được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân. Đơn phân là Nuclêôtít, mỗi nuclêôtit có khối lượng trung bình là 300 đvC và kích thước trung bình là 3,4 Ao, bao gồm 3 thành phần:
         + Một phân tử axit phốtphoric: H3PO4
         + Một phân tử đường đêôxiribô C5H10O4
         + Một trong 4 loại bazơ nitơ: A,T, G, X
- Các loại nuclêôtít liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị giữa các axit phốtphoric của nuclêôtít này với phân tử đường của nuclêôtít kế tiếp hình thành nên chuỗi pôlinuclêôtít
- Bốn loại Nuclêôtít sắp xếp với thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp khác nhau tạo cho AND có tính đa dạng và tính đặc thù là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù ở các loài sinh vật
b. Cấu trúc không gian:
Mô hình cấu trúc không gian của AND được Oatxơn và Críc công bố vào năm 1953 có những đặc trưng sau:
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinuclêôtít quấn quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ tráI sang phải như một cáI thang dây xoắn với hai tay thang là các phân tử đường và axit phôtphoric xếp xen kẽ, còn bậc thang là các cặp bazơnitơ A – T, G – X
- Các nuclêôtít trên hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A có kích thước lớn liên kết với T có kích thước nhỏ bằng hai liên kết hiđrô, G có kích thước lớn liên kết với X có kích thước nhỏ bằng ba liên kết hiđrô.
- Các nuclêôtít liên kết với nhau tạo nên các vòng xoắn, mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp nuclêôtít, có đường kính 20Ao và chiều dài là 34Ao
- Dựa vào nguyên tắc bổ sung, nếu biết trình tự sắp xếp của một mạch thì có thể suy ra trình tự sắp xếp của mạch còn lạivà trong phân tử AND luôn có : A = T,

G=X, Tỉ số hàm lượng \(\frac{{A + T}}{{G + X}}\) luôn là một hằng số khác nhau cho từng loài
2. Chức năng của ADN
- ADN lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền:
   + Thông tin di truyền ddược mã hoá trong AND dưới dạng các bộ ba nuclêôtít kế tiếp nhau, trình tự này qui định trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được tổng hợp
   + Mỗi đoạn của AND mang thông tin qui định cấu trúc một loại prôtêin gọi là gen cấu trúc, mỗi gen cấu trúc có từ 600 – 1500 cặp nuclêôtít
- AND có chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
   + AND có khả năng tự nhân đôI và phân li. Sự tự nhân đôi và phân li của AND kết hợp tự nhân đôi và phân li của NST trong phân bào là cơ chế giúp cho sự truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác
   + AND có khả năng sao mã tổng hợp ARN qua đó điều khiển giiảI mã tổng hợp prôtêin. Prôtêin được tổng hợp tương tác với môI trường thể hiện thành tính trạng
3. Tính đặc trưng của ADN
- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtít, vì vậy từ 4 loại nuclêôtít tạo nên nhiều phân tử ADN đặc trưng cho loài

Đặc trưng bởi tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}}\)
- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các gen trong nhóm gen liên kết
4. Cơ chế tổng hợp AND(tự nhân đôi, tái sinh, tự sao)
- Quá trình tổng hợp AND diễn ra trong nhân tế bào tại NST ở kì trung gian của quá trình phân bào khi NST ở trạng thái sợi mảnh duỗi xoắn
- Dưới tác dụng của enzim AND - pôlimeraza, hai mach đơn của AND tháo xoắn và tách dần nhau ra  đồngthời các nuclêôtít trong môI trường nội bào vào liên kết với các nuclêôtít trên hai mạch đơn của AND theo nguyên tắc bổ sung( A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrrô và ngược lại, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại). Kết quả từ 1 phân tử AND mẹ tạo ra 2 phân tử AND con giống nhau và giống AND mẹ, trong mỗi AND con có một mạch đơn là của AND mẹ, mạch còn lại là do các nuclêôtít môi trường liên kết tạo thành
- Trong quá trình tổng hợp AND, một mạch được tổng hợp liên tục theo chiều 5’ – 3’, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn theo chiều 3’ – 5’
- AND được tổng hợp theo 3 nguyên tắc:
   + NTBS: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrrô và ngược lại, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại
   + Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi AND con có một mạch là của AND mẹ
   + Nguyên tắc khuân mẫu: hai mạch đơn của AND được dùng làm khuân để tổng hợp
* ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi:
- Sự nhân đôi của AND là cơ sơ rcho nhân đôi của NST
- Sự nhân đôi của AND và NST kết hợp với cơ chế phân li của chúng trong nguyên phân, giảm phân và cơ chế tái tổ hợp của chúng trong thụ tinh tạo ra sự ổn định của AND và NST qua các thế hệ tế bào và cơ thể
 

II. Bài tập

Câu 1. Trình bày cấu tạo hóa học của ADN:

- ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học C,H ,O, N, P.

- ADN thuộc đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn.

- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtít, có 4 loại là adenin: A, timin: T, guanin: G, xitozin: X.

- Từ 4 loại nucleotit, số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN.

 

Câu 2. Gen là gì? Chức năng của gen?

- Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác định, gen cấu trúc mang thông tin qui định cấu trúc prôtêin quy định TTDT

- Chức năng của gen:

+ Lưu giữ thông tin di truyền, mỗi gen nằm ở một vị trí xác định trên ADN.

+ Truyền thồng tin di truyền nhờ cơ chế tự nhân đội ADN.

+ Có khả năng bị biến đổi về cấu trúc (đột biến gen).

 

Câu 3. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?

- Nguyên tắc khuôn mẫu: cả 2 mạch đươn ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp.

- Nguyên tắc bổ sung:

+ Amk liên kết với Tmt    + Tmk liên kết với Amt

+ Gmk liên kết với Xmt   + Xmk liên kết với Gmt

- Nguyên tắc giữ lại một nửa: Trong mỗi ADN con có một mạch được lấy của ADN mẹ, mạch còn lại lấy nguyên liệu từ môi trường.

 

Câu 4. Chức năng của Protein?

- Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu tạo của tế bào, mô, các cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể

- Chức năng xúc tác: Prôtêin là thành phần cấu tạo enzim, là chất xúc tác các phản ứng trao đổi chất của tế bào

- Chức năng điều hòa TĐC: Prôtêin là thành phần của hoocmôn, đóng vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể

- Prôtêin tạo nên kháng thể, thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể. Prôtêin là thành phần của cơ, tham gia vận động cơ thể. Prôtêin còn là nguồn dự trữ cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào

 

Câu 5. Bản chất của mối quan hệ: Gen→mARN→Protein→Tính trạng? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các mối quan hệ Gen→mARN→Protein

- Bản chất: Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự nucleotit trên mARN, trình tự đó lại quy định trình tự các a.a trong protein. Protein tham gia vào các hoạt động cấu trúc và sinh lí của tế bào, biểu hiện thành tính trạng.

- Nguyên tắc bổ sung:

A liên kết với T (hoặc U) và ngược lại.

G liên kết với X và ngược lại.

 

Câu 6. Xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ ADN mẹ nhân đôi.

Ví dụ: Hãy xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ 1 đoạn ADN tự nhân đôi có trình tự nucleotit trên một mạch như sau:

Mạch 1: - A – T – G – A – X – T – A –T –

   HD:  - Theo NTBS ta xác định được trình tự nucleotit trên mạch 2.

- Theo nguyên tắc khuôn mẫu, NTBS và NT BBT, ta có trình tự nucleotit trên 2 ADN con như sau:

ADN con 1: Mạch 1 (cũ): - A – T – G – A – X – T – A –T –

          Mạch mới    : - T – A – X – T – G – A – T –A –

ADN con 2: Mạch mới    : - A – T – G – A – X – T – A –T –

          Mạch 2 (cũ)    : - T – A – X – T – G – A – T –A –

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập mở rộng chủ đề ADN môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE
OFF