OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Kiến thức trọng tâm Học thuyết Dac-uyn Sinh học 12

13/04/2021 1001.07 KB 895 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210413/945218039438_20210413_170932.pdf?r=2017
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về học thuyết Dac-uyn trong chương trình Sinh học 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Học thuyết Dac-uyn Sinh học 12. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

HỌC THUYẾT DAC-UYN

I. Kiến thức trọng tâm

1. Chọn lọc tự nhiên (CLTN):

- Cơ chế:

+ Những cá thể mang biến dị có lợi sẽ có khả năng sai sót và sinh sản nhiều hơn (tích luỹ biến dị có lợi).   

+ Những cá thể mang biến dị có hại thì sai sót và sinh sản kém hơn (đào thải biến dị có hại).

- Tác dụng: Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể

- Kết quả: Hình thành đặc điểm thích nghi với môi trường và hình thành loài mới.

2. Nguyên nhân tiến hoá:

Là do CLTN tác động thông qua tính biến dị và di truyền của sinh vật

3. Cơ chế tiến hoá:

Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại do tác động của CLTN.

4. Hình thành đặc điểm thích nghi:

- Theo Đac-Uyn, có 2 loại biến dị:

+ Biến dị cá thể:

Là đột biến, vô hướng, di truyền được

Là nguyên liệu tiến hóa

+ Biến đổi đồng loạt:

Là tế bào, có hướng, không di truyền được

Không phải nguyên liệu tiến hóa

- Hình thành đặc điểm thich nghi là quá trình CLTN  đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn các dạng thích nghi với môi trường sống.

5. Hình thành loài mới:

Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng thời gian dưới tác động của CLTN theo con đường PLTT từ 1 gốc chung (là con đường tiến hóa phân li)

6. Chiều hướng tiến hoá:

- Ngày càng đa dạng, phong phú

- Tổ chức cơ thể ngày càng cao

- Thích nghi ngày càng hợp lí. (chính)

II. Bài tập

Câu 1: Theo quan niệm của Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ là:
          A. nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
          B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.
          C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu.
           D. sự thích nghi ngày càng hợp lý.

Câu 2: Theo Lamác nguyên nhân tiến hoá là do:
          A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
          B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.
          C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
          D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu 3: Theo Lamac cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các:
          A. các biến dị  có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
          B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.   
          C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
          D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 4: Theo quan niệm của Lamac, tiến hoá là:
          A. sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp.
          B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.
          C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu.                
          D. tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.

Câu 5: Đóng góp quan trọng của học thuyết Lamac là:
           A. khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật.
           B. chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp.
           C. đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn.
           D. đã làm sáng tỏ quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật.

Câu 6: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là:
         A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
          B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
          C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
          D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

Câu 7: Theo Đác Uyn nguyên nhân tiến hoá là do:
          A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
          B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.
          C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
          D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu 8: Theo Đacuyn cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
          A. các biến dị  có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
          B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.   ​
         C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
          D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 9: Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành:
          A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
          B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
          C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
          D. những biến dị cá thể.

Câu 10: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:
          A. cá thể.                  
          B. quần thể.
          ​C. giao tử.   
          D. nhiễm sắc thể.

Câu 11: Sự thích nghi của một cá thể theo học thuyết Đác Uyn được đo bằng
          A. số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản.         
         B. số lượng bạn tình được cá thể đó hấp dẫn.
          C. sức khoẻ của cá thể đó.                   
         D. mức độ sống lâu của cá thể đó.

Câu 12: Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là:
          A. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.
         B. các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.
         C. Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền.
         D. sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Học thuyết Dac-uyn Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF