OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử Sinh học 12

13/04/2021 1.01 MB 988 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210413/264652645510_20210413_170914.pdf?r=8990
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử Sinh học 12 do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ

I. Kiến thức cần nhớ

1. Bằng chứng tế bào học:

- Mọi cơ thể sinh vật đều cấu tạo từ tế bào => Nguồn gốc chung

- Vì môi trường sống khác nhau => chức năng khác nhau => tiến hoá theo hướng khác nhau => cấu tạo khác nhau (Tiến hoá phân ly)

2. Bằng chứng sinh học phân tử:  

- Các loài có chung 4 loại nucleotit, chung 64 mã di truyền, 20 loại aa, chung cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã => Nguồn gốc chung. 

- Các loài có quan hệ họ hàng càng xa nhau thì số lượng, thành phần, trình tự các nucleotit trên ADN cũng như số lượng, thành phần, trình tự aa/protein càng khác nhau (tiến hoá phân ly)

II. Bài tập

Câu 1:

Tại sao nói: "Các bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử là cứ liệu để kết luận về nguồn gốc chung của toàn bộ sinh giới?

                                                    Hướng dẫn giải
1) Bằng chứng tế bào học:

- Tế bào là đơn vị cấu trúc và là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sinh vật.

- Cơ sở sinh sản của mọi sinh vật đều liên quan đến phân bào.

+ Vi khuẩn sinh sản theo hình thức trực phân (phân bào trực tiếp).

+ Các sinh vật đa bào sinh sản theo hình thức gián phân (phân bào gián tiếp hay phân bào có tơ) gồm nguyên phân và giảm phân.

+ Các cơ thể đa bào sinh sản vô tính theo hình thức nguyên phân từ bào tử hay các tế bào sinh dưỡng ban đầu.

+ Ở các loài sinh sản hữu tính, sự thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử. Hợp tử nguyên phân hình thành cơ thể mới.

2) Bằng chứng sinh học phân tử:

- Mọi vật thể sống đều được cấu tạo bởi prôtêin và axit nuclêic (ADN, ARN).

- ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loài nuclêôtit Ađênin (A), Timin (T); Guanin (G) và Xitôzin (X); ARN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loài đơn phân Ađênin (A), Uraxin (U), Guanin (G) và Xitôzin (X).

- Mã di truyền ở các loài đều có đặc điểm chung gồm tính liên tục, tính đặc hiệu, tính thoái hóa và tính phổ biến.

- Trình tự các đơn vị mã tương tự nhau ở những loài có quan hệ họ hàng gần nhau.

Ví dụ: Giữa người và tinh tinh có trình tự sắp xếp các nuclêôtit giống nhau khoảng 98%.

- Prôtêin các loài đều có đơn phân là axit amin, có hơn 20 loại axit amin; prôtêin các loài đều có tính đặc trưng được qui định bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của chúng.

Những bằng chứng nói trên về tế bào và sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc chung của toàn bộ sinh giới.

Câu 2:

Sự giống nhau, khác nhau trong cấu trúc của ADN và prôtêin giữa các loài sinh vật được giải thích như thế nào?

                                                     Hướng dẫn giải

a) Sự giống nhau:

Phản ánh mức độ quan hệ họ hàng thân thuộc giữa các loài và chứng minh nguồn gốc chung của chúng.

Ví dụ: Mạch mã gốc tổng hợp enzim đêhiđrôgenaza ở người, tinh tinh, khỉ gôrila, đười ươi có trình tự các bộ ba gần giống nhau.

b) Khác nhau:

Các loài có quan hệ họ hàng thân thuộc có trình tự axit amin trong một loại prôtêin giống nhau và ngược lại. Sự khác nhau chứng tỏ chúng đã tiến hóa theo các hướng khác nhau.

Ví dụ: Sự khác nhau về trình tự các axit amin trong một đoạn pôlipeptit của chuỗi β trong phân tử hemôglôbin ở người, ngựa và lợn.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF