OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Hãy đóng vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

04/03/2021 1.03 MB 1910 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210304/580382172167_20210304_145758.pdf?r=5571
ADMICRO/
Banner-Video

Học247 xin giới thiệu đến các em bài văn mẫu Vào vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy nhằm giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ, củng cố kiến thức để biết cách làm văn ngày một hay hơn. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm bài học Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.

 

 
 

A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý

B. DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Mở bài: Giới thiệu bản thân và lỗi lầm không thể tha thứ

2. Thân bài

- Giới thiệu về An Dương Vương và việc xây thành

  • An Dương Vương là cha tôi. Ông không chỉ là một người cha yêu thương con cái mà còn là vị vua anh minh, lỗi lạc, yêu nước thương dân. Ông luôn làm tròn bổn phận của mình, luôn nghĩ cách làm sao để dân giàu nước mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện.
  • Vì vậy, cha tôi đã đề ra chủ ý muốn xây dựng thành lũy ở đất Việt Thường. Ấy vậy mà công việc ấy mãi vẫn không xong. Xây đến đâu lại đổ đến đấy. Cha tôi buồn lòng lắm. Thân là công chúa, tôi cũng đứng ngồi không yên. Cứ đà này, vật liệu xây dựng sẽ ít đi, nhân lực cũng chán nản mà việc còn chưa xong
  • May sao vào một hôm, Rùa Vàng ngoi lên giúp đỡ. Không những thế, khi cha tôi hỏi cách đánh đuổi giặc, giữ vững nước nhà thì Rùa Thần tiếp tục chỉ bảo, đưa cho chúng tôi chiếc nỏ thần
  • Chính nhờ nỏ thần mà chúng tôi trăm trận trăm thắng, liên tiếp đánh đuổi được giặc ngoại xâm. Những nước có ý định liền không dám nhăm nhe nữa....

- Kể về bi kịch của đời mình

  • Nhưng rồi thái bình ấy không giữ được bao lâu, tất cả đều do tôi.
  • Ngày ấy, sau khi thua, Triệu Đà cho người sang cầu hôn tôi với Trọng Thủy. Bản thân tôi liền say đắm vào vẻ điển trai của chàng, cha tôi cũng đồng ý liên hôn. Cuộc hôn nhân như vậy là đã được ấn định. Sau này khi nghĩ lại, tôi cảm thấy thật hổ thẹn, còn với cha, đó là sự hối hận muộn màng
  • Sau một thời gian bên nhau, tìm hiểu, tôi và Trọng Thủy tình cảm cực kì êm ấm, nồng thắm. Tôi yêu chàng say đắm, và chàng cũng vậy. Một ngày nọ, chàng lân la hỏi nguyên cớ vì sao thắng nhanh đến vậy. Vì lòng tin tưởng mà tôi đã nói ra hết. Sau đó, chàng lại nói rằng tò mò muốn xem nỏ. Tôi không hề coi là người ngoài nên dẫn chàng đi xem. Xem xong liền về, cứ nghĩ vậy nên tôi càng yên tâm hơn
  • Kể lại cuộc trò chuyện giữa Mị Châu và Trọng Thủy trước khi về nước
  • Diễn biến cuộc chiến tiếp theo

- Kết thúc sự việc

  • Cha dẫn tôi chạy ra biển. Khi ấy tôi vẫn còn chưa hiểu rõ mọi sự, vẫn thơ ngây tin rằng Trọng Thủy không bán đứng mình nên cả đoạn đường vứt lông ngỗng làm dấu. Ai ngờ hành động ấy lại là nhát dao chí mạng lấy đi không chỉ tính mạng của tôi mà còn cả danh dự.
  • Đến bờ biển, gặp Rùa Vàng, cha tức giận -> chém đầu Mị Châu
  • Lúc ấy, tôi vừa sợ vừa hối hận, nghĩ lại những chuyện đã qua, tôi muốn quay lại để chuộc lỗi tất cả. Nhưng, điều ấy là không thể nào. Trước mắt tôi là người cha hiền từ, yêu thương tôi nhất, giờ đây lại đang chuẩn bị đưa thanh đao lạnh lẽo chém qua đầu tôi....

- Sau khi Mị Châu chết

3. Kết bài: Nỗi ân hận và muốn làm lại của Mị Châu, lời khuyên đến mọi người

C. BÀI VĂN MẪU

Đề bài: Em hãy đóng vai nhân vật Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Gợi ý làm bài:

1. Bài văn mẫu số 1

Tôi là Mị Châu, con gái của vua An Dương Vương. Được vua cha yêu thương hết mực nhưng tôi cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lời răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giờ cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi.

Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

Cha tôi là một vị vua có tấm lòng yêu nước, thương dân. Ông tìm ra mọi cách để bảo vệ cho đất nước, giữ cho mọi người dân có cuộc sống bình yên. Vì thế, ông đã quyết định xây thành ở đất Việt Thường. Nhưng chẳng hiểu sao, khi cha tôi cho người đắp đất đến đâu thì lở đến đấy, xây mãi không thành. Do vậy, tôi quyết định lập đàn cầu xin thần linh giúp đỡ. Cuối cùng có một con rùa vàng từ phương đông tìm đến xưng là thần Kim Quy, thông rõ việc trời đất đã ở lại và giúp cha tôi xây thành. Nửa tháng sau, một ngôi thành kiên cố, tráng lệ đã sừng sững đứng giữa đất trời trong niềm vui sướng ngập tràn của vua quan và dân chúng. Ba năm sau, rùa vàng từ giã hoàng cung. Trước khi ra về, Thần Kim Quy đã tặng cho cha tôi một cái móng vuốt bảo cha tôi làm lẫy nỏ. Hể giặc đến, cứ lấy nhằm vào quân giặc mà bắn thì vận nước sẽ đặng dài lâu. Vua sai Cao Lỗ người làm nỏ giỏi nhất Loa Thành làm một cái nỏ lớn rồi lấy vuốt rùa làm lẫy.

Triệu Đà sang xâm lược nước Nam. Vua cha tôi đã có dịp sử dụng chiếc “linh quang kim quy” thần cơ mà rùa vàng ban tặng. Thật vậy, chiếc nỏ thần đã phát huy công dụng một cách thần kì. Chỉ cần một phát bắn ra là hàng vạn quân địch ngã xuống. Nước ta thắng lớn và mở hội ăn mừng. Triệu Đà thua tâm phục khẩu phục và phải xin cầu hòa. Cha tôi đã nhận lời cầu hòa. Có lẽ đó là một sai lầm to lớn trong cuộc đời ông.

Không bao lâu, Triệu Đà cho người sang cầu hôn tôi cho con trai là Trọng Thủy. Với vẻ điển trai của chàng và sự thu hút mãnh liệt, chàng đã khiến tôi xiêu lòng ngay lần đầu gặp gỡ mà lòng chẳng chút nghi ngờ. Cha tôi cũng thế, ông đã nhận lời cầu hôn của địch. Không những vậy, ông còn cho kẻ thù vào nhà ở rể chẳng khác nào “nuôi ong tay áo” mà chẳng hề hay biết.

Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.

Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Thừa lúc bố tôi không để ý, Trọng Thủy đánh tráo ăn cắp nỏ thần.

Trọng Thủy lấy cớ "nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ" nói dối về phương Bắc thăm cha. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

Sau khi tôi chết, máu tôi chảy xuống biển, trai ăn phải biến thành hạt châu. Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng tìm đến xác tôi đem về Loa Thành mai táng. Xương tôi hóa thành ngọc thạch. Không lâu sau, vì thương nhớ tôi Trọng Thủy đã gieo mình xuống giếng vì thấy bóng tối. Về sau, người đời đã lấy ngọc châu ở biển đem rửa với nước giếng thì thấy ngọc càng sáng. Điều đó chứng minh tôi trong sáng và tình yêu nghiệt ngã của tôi và chàng. Lẽ ra chúng tôi sẽ có mối tình đẹp nếu không phải chịu ảnh hưởng của chiến tranh. Là người phụ nữ nhưng tôi đã gánh chịu những đau đớn của cảnh nước mất nhà tan và tình yêu tan vỡ. Đó là cái giá quá đắt dành cho đất nước tôi và đất nước vì sự ngây thơ của mình.

Từ câu chuyện đau lòng của tôi, tôi khuyên các bạn nên đề cao cảnh giác với các thế lực thù địch luôn hâm he nước ta. Ta phải cố gắng luôn luôn sẵn sàng để chiến đấu, không để cảnh lầm than phải xảy ra thêm một lần nào nữa. Vì chiến tranh đã làm cuộc sống của mọi người phải lầm thang đau khổ. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân chúng ta đối với đất nước.

2. Bài văn mẫu số 2

Được mệnh danh là một người con gái có tính tình hiền thục, đoan trang, nết na, thùy mị lại có gương mặt sắc nước hương trời. Tôi – Mị Châu là con gái yêu quý của vua hùng An Dương Vương. Vì ngây thơ trong sáng không biết được âm mưu thâm độc của kẻ thù nên tôi đã bị người lừa dối, phạm vào tội hại cha bán nước. Đối với tôi đó là một bài học để đời và khiến tôi vô cùng ân hận.

Cha tôi là một vị vua có tấm lòng yêu nước, thương dân. Ông tìm ra mọi cách để bảo vệ cho đất nước, giữ cho mọi người dân có cuộc sống bình yên. Vì thế, ông đã quyết định xây thành ở đất Việt Thường. Nhưng chẳng hiểu sao, khi cha tôi cho người đắp đất đến đâu thì lở đến đấy, xây mãi không thành. Do vậy, tôi quyết định lập đàn cầu xin thần linh giúp đỡ. Cuối cùng có một con rùa vàng từ phương đông tìm đến xưng là thần Kim Quy, thông rõ việc trời đất đã ở lại và giúp cha tôi xây thành. Nửa tháng sau, một ngôi thành kiên cố, tráng lệ đã sừng sững đứng giữa đất trời trong niềm vui sướng ngập tràn của vua quan và dân chúng. Ba năm sau, rùa vàng từ giã hoàng cung. Trước khi ra về, Thần Kim Quy đã tặng cho cha tôi một cái móng vuốt bảo cha tôi làm lẫy nỏ. Hể giặc đến, cứ lấy nhằm vào quân giặc mà bắn thì vận nước sẽ đặng dài lâu. Vua sai Cao Lỗ người làm nỏ giỏi nhất Loa Thành làm một cái nỏ lớn rồi lấy vuốt rùa làm lẫy.

Kế thừa sự nghiệp dựng nước và giữ nước của 18 vị Hùng vương, cha ta đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc rồi dời đô tới Phong Khê. Cha nhanh chóng bắt đầu xây thành, nhưng kỳ lạ là ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Ông sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xỉn thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, cha nói mình nhìn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đỉ tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!”. Mừng rỡ, cha rước cụ già vào điện, kính cẩn hỏi nguyên cớ xây thành bị đổ và được cụ hồi đáp “Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thì mới thành công”.

Sáng hôm sau, một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo rằng muốn xây được thành thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu xung quanh. Rùa Vàng giúp cha ta diệt trừ yêu quái, đến khi xây xong thành ở lại ba năm rồi rời đi. Cha luôn lo lắng thái bình cho nhân dân, vì vậy lúc chia tay, ông cảm tạ: “Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho cha ta, dặn lấy làm lẫy nỏ, giặc đến, cứ nhằm bắn thì sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Cha theo lời dặn, sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy gọi là nỏ thần Kim Quy.

Không lâu sau, chàng xin phép vua cha về Nam Hải, chàng đã thuật lại mọi chuyện cho Triệu Đà biết, ông ta đã làm lại chiếc nỏ thần y hệt nhằm đánh tráo với chiếc thật của cha tôi. Trở về Âu Lạc, cha thiết rượu tiệc ăn mừng, chàng đã chuốc rượu cho cha tôi say rồi đánh tráo chiếc nỏ. Hôm sau, tôi có thấy chồng mình khá bồn chồn đứng ngồi không yên, tôi hỏi han: " Chàng có gì lo lắng phải không?" Chàng đáp: "Phụ vương dặn phải về ngay để lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ. Bây giờ đôi ta phải xa nhau không biết bao giờ mới được gặp lại. Nếu chẳng may xảy ra binh đao, tôi biết đâu mà tìm nàng?" Lòng tôi cũng buồn rầu lắm tôi nói mình có chiếc áo choàng lông ngỗng, tôi sẽ rải lông ngông, chàng cứ theo dấu đó mà tìm.

Về đến Nam Hải, chàng đưa ngay nỏ thần cho cha mình, Triệu Đà nhanh chóng đưa quân sang đánh. Cha tôi vẫn cậy có nỏ thần mà không phòng bị gì cả, nhưng đến khi nhận ra chiếc nỏ thần đã bị mất, giặc đã vào đến tận chân thành. Cha nhanh chóng leo lên lưng ngựa và mang tôi theo, ngồi sau lưng cha, tôi vẫn ngu ngốc rắc lông ngỗng trên đường. Cha thấy quân giặc vẫn đuổi bám chạy theo sau. Thấy đường núi quanh co, không còn cách nào khác, cha khấn thần Kim Quy cứu giúp. Thần bảo cha tôi rằng: " Giặc sau lưng nhà vua đây!"

Tôi vội cùng Cha lên ngựa chạy về hướng Đông, giữ đúng lời hứa tôi vứt lông ngỗng trên đường đi, và càng đi xa tiếng la hét ầm ĩ ngày càng gần chúng tôi chạy được một hồi lâu chúng tôi đã đến biển và hết đường đào thoát. Cha tôi dừng lại và la lớn "Thần Kim Quy ơi mau cứu ta". Từ biển Đông Thần Kim Quy xuất hiện và chỉ thẳng vào tôi:

Kẻ ngồi sau ngài chính là giặc, cha tôi quay lại nhìn tôi và cái áo lông ngỗng đã tả tơi, cha tôi giận dữ tuốt gươm bên mình chém mạnh vào người tôi, nhát chém chí mạng làm cho tôi chưa kịp la lớn thì đã té xuống ngựa, tôi nằm đó và nhìn cha tôi theo Thần Kim Quy đi xuống biển, đôi mắt tôi mờ hẳn và tai tôi còn văng vẳng những tiếng thét ai oán của thần dân đất nước Âu Lạc, nó làm cho tôi không thể nghĩ được gì nữa thế là tôi chết và tôi đang ở dưới địa ngục.

Đến cảnh đó thì tất cả đều hiện lại về như trạng thái lúc trước, đôi mắt tôi dần hé mở và tôi thấy uất ức, nước mắt tôi tuôn trào. Tôi quá hối hận về việc làm của mình, đó là một bài học cực kì đắt giá mà tôi phải trả lại bằng cả một đất nước, tôi chỉ mong hậu nhân sau này lấy đây là bài học để có thể bảo vệ được đất nước của mình.

Đoạn đến đây màn đêm lại ập đến bủa vây lấy tôi, tôi không còn thấy gì nữa chỉ còn tiếng la hét của những oan hồn đang gáo thán và hình như muốn nuốt chửng tôi. Đó có phải là điều mà tôi phải chấp nhận, chấp nhận trả lại những gì mà tôi đã mất và cướp của người khác. Có phải thế không, tôi dường như không muốn suy nghĩ về chuyện đó nữa, tôi bước đi trong màn đêm lạnh giá và tìm kiếm một cái gì đó ở cuối con đường.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF