OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Cảm nghĩ về Mị Châu trong An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

08/09/2017 953.92 KB 81758 lượt xem 168 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170908/20013133728_20170908_164920.pdf?r=2280
ADMICRO/
Banner-Video

Mị Châu là một nhân vật đã để lại nhiều trăn trở, suy nghĩ sâu sắc trong lòng người đọc qua bài học Truyện An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Dưới đây, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu Cảm nghĩ về nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy để hiểu hơn về nhân vật này. Chúc các em có thêm tài liệu hay.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Cảm nghĩ về nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về Truyện An Dương Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
  • Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật Mị Châu trong câu chuyện

b. Thân bài

  • Những nét khái quát:
    • Thể loại: Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử, qua đó thể hiện ý thức lịch sử của dân tộc
    • Tóm tắt: An Dương Vương xây thành Cổ Loa, xây mãi vẫn đổ, nhờ có Rùa Vàng giúp mới xây xong. Rùa cho nhà vua lẫy nỏ, nhờ đó mà đánh bại quân xâm lược Triệu Đà. Triệu Đà cầu hoà, cho con trai Trọng Thuỷ sang kết thân với Mị Châu, con gái An Dương Vương và ở rể trong thành Cổ Loa. Trọng Thuỷ ăn cắp lẫy nỏ, Triệu Đà liền cử quân sang tái xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương thua trận, đem theo Mị Châu chạy trốn. Đến bờ biển, Rùa Vàng hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém đầu con gái rồi đi xuống biển. Trọng Thuỷ tiếc Mị Châu, tự vẫn ở giếng trong thành. Mị Châu chết, máu thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch, ngọc đem rửa nước giếng trong thành thì sáng hơn.
  • Cảm nhận về nhân vật Mị Châu
    • Vô tình tiếp tay cho giặc
      • Xinh đẹp, ngây thơ
      • Cả tin đến mức mù quáng: không suy xét lời đề nghị đáng ngờ của chồng
    • Tự ý sử dụng bí mật quốc gia, tiếp tay cho kẻ thù dồn cha và dân tộc đến đường cùng mà không hề hay biết
    • Coi trọng tình riêng, chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân một cách mê muội, mù quáng khi đánh dấu đường cho Trọng Thuỷ theo
    • Cuối cùng: nhận ra tội lỗi của mình nên cúi đầu nhận tội, chấp nhận cái chết bi thảm → một người đáng thương. Qua cái chết của nàng, nhân dân đã bày tỏ thái độ nghiêm khắc kết tội hành động vô tình mà phản quốc của Mị Châu
    • Sự hóa thân theo ước nguyện của Mị Châu thể hiện sự bao dung, độ lượng, thông cảm cho sự nhẹ dạ cả tin.
    • Hình ảnh: ngọc trai - giếng nước đã chứng thực tấm lòng trong sáng của Mị Châu
  • Cảm nhận chung:
    • Dù chỉ là vô tình nhưng những hành động tiếp tay cho giặc dẫn đếu hậu quả mất nước cũng là một tội lỗi không thể phủ nhận về nhân vật này. Và để trả giá cho tội lỗi ấy, tác giả dân gian đã để nhân vật kết thúc bằng cái chết
    • Tuy nhiên, tấm lòng trong sáng, tâm hồn ngây thơ của Mị Châu đã đem đến cho người đọc những rung động, và cảm thương cho trái tim trong sáng của Mị Châu, tác giả nhân gian đã rửa oan cho nàng…

→ Có thể nói Mị Châu để lại trong lòng độc giả một cảm giác vừa thương vừa giận, vừa trách vừa yêu. Thương yêu cho một tâm hồn trong sáng, ngây thơ, một trái tim yêu thương chân thành và trách móc cho sự chân thành, ngây thơ, trong sáng ấy đã đem đến những hậu quả đau đớn biết bao.

c. Kết bài

  • Nhận xét đánh giá về nhân vật Mị Châu
  • Mở rộng vấn đề bằng cảm nghĩ của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Cảm nghĩ về nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Nếu ai đã từng đến xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội hẳn không thể không tìm đến với những dấu tích của thành Cổ Loa xưa, nơi có giếng Trọng Thủy, còn gọi là giếng Ngọc, đền Thượng thờ An Dương Vương, am Bà Chúa thờ Mị Châu, chứng tích gợi nhớ đến một thời “xây thành – chế nỏ”, của một bi kịch tình yêu được thần kì hóa. Truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy đã đi vào đời sống tâm linh của nhân dân ta và trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu. Cả ba nhân vật chính trong tác phẩm cuối cùng đều phải nhận lấy những kết cục khác nhau nhưng có lẽ đáng giận và cũng đáng thương nhất là nhân vật Mị Châu.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy có thể chia thành hai phần. Phần thứ nhất là bài học giữ nước rút ra từ những thành công của An Dương Vương và quan trọng hơn là phần thứ hai của bài học giữ nước rút ra từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước. Cả hai bài học đều quan trọng như nhau. Bi kịch mất nước bắt nguồn từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Mị Châu chết rồi, nhưng ta tin rằng những lỗi lầm của nàng, những niềm oán hận của nàng đã được minh oan. Loa Thành còn đó, giếng nước trong như ngọc còn đó. Người đời sau nói rằng: lấy ngọc trai ở biển Đông về rửa ở giếng Cổ Loa thì ngọc sáng hơn lên.

Ngọc trai sáng hơn lên tức là tấm lòng thủy chung trong trắng của Mị Châu sáng lên trước âm mưu đen tối của kẻ thù. Cuộc đời Mị Châu là một bài học cho chúng ta. Nghĩ về Mị Châu, nhà thơ Tố Hữu cũng đã viết:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sầu?

Mong rằng, với tài liệu trên, các em có thêm những cách nhìn nhận về nhân vật Mị Châu, học hỏi được nhiều điều thú vị. Hi vọng các em có thêm một tài liệu thú vị cho bài họcTruyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Chúc các em học tốt!

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF