Học 247 mời các em tham khảo tài liệu dưới đây để hiểu hơn về sự hóa thân trong truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy cùng truyện cổ tích Tấm Cám. Mong rằng, các em sẽ học được nhiều điều bổ ích và thú vị từ tài liệu.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về truyện cổ tích Tám Cám và Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Dẫn dắt vào vấn đề: sự hóa thân trong hai tác phẩm
b. Thân bài
- Những nét khái quát
- Truyện cổ tích: là tác phẩm tự sự dân gian kế về số phận các kiểu nhân vật quen thuộc (người bất hanh, dũng sĩ…); thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội.
- Truyền thuyết: là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử, phản ánh lịch sử theo cách nhìn nhận, đánh giá, thái độ của nhân dân đối với sự kiện, nhân vật lịch sử….
- Sự hóa thân trong truyện cổ tích và truyền thuyết mang những ý nghĩa riêng thể hiện một cách kín đáo ước mơ hay sự nhìn nhận, đánh giá, tình cảm của tác giả dân gian
- Phân tích về sự hóa thân trong hai tác phẩm
- Truyện cổ tích Tấm Cám:
- Tấm trải qua bốn lần hóa thân
- Lần thứ nhất: hóa thân thành chim vàng anh Tấm không còn bị động, Tấm bắt đầu chủ động để bảo vệ hạnh phúc
- Lần thứ 2: Tấm hóa thân thành cây xoan đào quyết tâm tranh đấu với kẻ thù, bảo vệ, che chở cho hạnh phúc
- Lần thứ 3: Tấm hóa thân thành khung cửu cất tiếng giành lại hạnh phúc và đe dọa kẻ thù
- Lần thứ 4: Tấm hóa thân thành cây thị cây thị mộc mạc, dân dã tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích. Đó chính là biểu trưng cho tấm lòng thơm thảo của Tấm. Tấm sống một cuộc đông giản dị, đời thường và chủ động để bảo vệ hạnh phúc.
- Ý nghĩa của sự hóa thân:
- Sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện
- Ước mơ về sự công bằng trong cuộc sống, về quy luật của cuộc sống: ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão
- Cái thiện không thể chịu oan ức trong im lặng mà phải vùng lên để tự bảo vệ và tiêu diệt cái ác
- Sự yêu thương, trân trọng của nhân dân đối với cái thiện
- Tấm trải qua bốn lần hóa thân
- Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- Mị Châu chỉ một lần hóa thân duy nhất: Tác giả nhân gian cho Mị Châu hóa thân thành Ngọc trai – vật quý và trong sáng
- Ý nghĩa của sự hóa thân:
- Sự minh oan, chiêu tuyết cho tâm hồn thanh sạch của Mị Châu, chứng tỏ cái chết của nàng dù sao cũng là một nỗi oan tình đáng thương.
- Thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của nhân dân: nghiêm minh, thương cảm và nhân hậu
- Truyện cổ tích Tấm Cám:
c. Kết bài
- Nhận xét, đánh giá về vấn đề
- Có thể nêu cảm nghĩ của cá nhân, mở rộng vấn đề
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích sự hóa thân của mị châu trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” và Tấm trong cổ tích “Tấm Cám”.
Gợi ý làm bài
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để lên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
(Tố Hữu)
Như cô Tấm chết đi sống lại trong thân xác vàng anh, xoan đào, quả thị trên hành trình giành lại hạnh phúc. Trong cổ tích hóa thân không đơn thuần chỉ là phép màu. Những hình ảnh hóa thân đặt trong mạch chuyện có vai trò của riêng nó. Một ngàn năm sau, ta có còn thấu ý nghĩa của sự hóa thân ấy ?
Cổ tích là thế giới của những giấc mơ - giấc mơ về lẽ công bằng, về cái thiện chiến thắng cái ác, người tốt nhất định sẽ được hạnh phúc. Cái đẹp cái thiện trong cổ tích có sức sống rất bền bỉ, dù bị dập vùi cũng sẽ lại vươn lên mạnh mẽ. Nó được trợ giúp bởi phép màu. Có thể nói phép màu làm nên thế giới trong cổ tích, cho trí tưởng tượng thỏa sức bay bổng, mở ra con đường ở những tình tiết tưởng như đã rơi vào bế tắc. Phép lạ làm hồi sinh cái thiện theo nhiều cách khác nhau khi nó bị cái ác dồn đến cùng đường. Vì vậy, hóa thân đã trở thành bút pháp quen thuộc của cổ tích, là phương tiện cũng là cơ hội để giấc mơ được toàn vẹn đi đến kết thúc mong muốn. Cô Tấm bị hãm hại năm lần bảy lượt được hồi sinh từ tro bụi để trở về, kiên trì trên con đường giành lại hạnh phúc. Truyền thuyết là truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. Dẫu sự thật lịch sử không thể đổi thay nhưng dân gian bằng trí tưởng tượng của mình thể hiện cách đánh giá về các nhân vật lịch sử qua hình ảnh hoá thân của họ. Mị Châu sau khi chết hoá thân thành ngọc trai, ngọc thạch. Mỗi hóa thân của các nhân vật đều mang một ý nghĩa riêng mà tác giả dân gian đã kín đáo gửi gắm vào trong đó.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Hóa thân của Mị Châu sau khi chết cho thấy tinh thần công lý nhân dân tuy nghiêm nhưng nhưng cũng đầy nhân hậu. Tội thì phải xử nhưng oan cũng cần được giải. Ngọc trai - ngọc thạch hai hình ảnh ấy là hóa thân của tâm hồn thanh sạch và thân xác tội lỗi của Mị Châu. Hai ngàn năm sau, hình ảnh ấy vẫn khảm sâu trong tâm hồn Việt, thì thầm dạy thế hệ đời sau bài học cảnh giác.
Hóa thân của Mị Châu và cô Tấm đẹp với những ý nghĩa hết sức khác nhau. Đa dạng trong hình ảnh hóa thân, sâu sắc trong bài học gửi gắm, dân gian đã dệt nên hai câu chuyện về sự hoá thân đặc sắc với những sáng tạo mới mẻ không hề trùng lặp, so với truyện dân gian Việt Nam cũng như nhiều tác phẩm có cốt truyện tương tự trên thế giới. Nhờ thế mà ta có một cô Tấm dịu dàng đằm thắm khác hẳn với cô bé Lọ Lem trong cổ tích phương Tây. Có một Mị Châu sáng trong với mối bi tình ngàn năm sau còn khiến hồn người rung động. Tất cả góp chung vào, làm nên sự phong phú cho kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Mị Châu và Tấm đều là những sản phẩm tinh thần của nhân dân, qua hai nhân vật này, tác giả đã gửi gắm thông điệp về cuộc sống trong tiềm thức của nhân dân ta. Học 247 mong rằng với đề tài phân tích sự hóa thân của Tấm và Mị Châu trong hai tác phẩm Tấm Cám và Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy sẽ giúp các em củng cố kiến thức đã học và có thêm những kiến thức mới mẻ.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024123 - Xem thêm