OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phân tích Truyện An Dương Vương Và Mị Châu Trọng Thủy

18/07/2017 871 KB 13722 lượt xem 72 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170718/669777336089_20170718_085009.pdf?r=9572
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Câu chuyện về việc mất nước, về An Dương Vương và cả nàng Mị Châu lầm lỡ vô tình tiếp tay cho giặc đã để lại nhiều bài học quý giá trong lòng mỗi người con đất Việt. Sự trăn trở, boăn khoăn về bi kịch mất nước, bi kịch tình yêu éo le trong câu chuyện vẫn cứ mãi nhắc nhở, vang vọng trong lòng người. Để hiểu hơn về câu chuyện ấy, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích về Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy theo một cách nhìn nhận, một cách đánh giá trong vô vàn những suy nghĩ của bạn đọc.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy - Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu câu chuyện
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích. (sợ lược nội dung chính)

b. Thân bài

  • Những nét khái quát:
    • Thể loại: Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.
    • Nội dung: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng  Thủy là câu chuyện về bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy. Từ câu chuyện ấy, nhân dân ta muốn rút ra và truyền lại cho con cháu các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù.
  • Phân tích
    • Nhân vật An Dương Vương
      • Có công xây thành, chế nỏ thần, đánh Triệu Đà
      • Vì chủ quan nên để mất nước
      • Cái giá phải trả cho cho việc chủ quan, không cảnh giác là: mất nước, tự tay giết con gái – Mị Châu và cả cái chết của bản thân
      • Hình ảnh An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa Vàng xuống thuỷ phủ là yếu tố kì ảo phản ánh thải độ và tìm cảm cuá nhân dân đối với ông. Nhân dân thương tiếc vị vua tài ba, anh dũng nên không muốn ông chết. Chi tiết lòng biển bao dung đón người anh hùng bất tử thể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của người xưa
    • Mị Châu – Trọng  Thủy.
      • Mị Châu quá ngây thơ, tin tưởng tuyệt đối vào Trọng Thủy nên vô tình trở thành người tiếp tay cho giặc, làm mất nước
      • Trọng  Thủy mặc dù có phần yêu thương Mị Châu nhưng  vẫn giữ nguyên ý đồ của cuộc hôn nhân chính trị, làm gián điệp và lấy nỏ thần xâm lược nước ta lần nữa dẫn đến cái chết của Mị Châu và cũng .
      • Vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thủy phải vui hưởng vinh quang thì chàng lại đau khổ đến mức tự tử vì ân hận và thương tiếc Mị Châu. Trọng Thủy tự tử vì hiểu ra rằng không thể giải quyết mâu thuẫn gay gắt trong con người mình. Cái chết của chàng đã gợi chút xót xa, tội nghiệp trong lòng mọi người.
    • Nhận xét
      • An Dương Vương chủ quan, Mị Châu nhẹ dạ, cả tin nên dẫn đến bi kịch mất nước, → bài học quý giá cho người đời sau
      • Bi kịch của Mị Châu và Trọng  Thủy là bi kịch của cuộc hôn nhân chính trị đầy éo le
      • Chú ý: Một số chi tiết đắc giá như: giếng nước- ngọc trai, nỏ thần…. có tác dụng quan trọng đối với câu chuyện

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, đánh giá về câu chuyện
  • Mở rộng vấn đề bằng cảm nghĩ của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

Gợi ý làm bài

Hẳn là mỗi lần nhắc đến cái nỏ thần chúng ta đều nhớ đến câu chuyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy. Câu chuyện ấy như một câu chuyện lịch sử và cũng có những yếu tố hư cấu thể hiện được những buổi đầu dựng nước của ông cha ta. Không những thế ta còn thấy được tình nước, tình cha con tình vợ chồng sắt son bị cuộc chiến giữa các nước làm cho rơi vào bi kịch.

Năm ấy vua An Dương Vương đánh giặc Triệu Đà thế nhưng quân trong thành không thể đánh lại chúng. Mấy ngày trước khi xảy ra trận chiến này có một ông già đã đến đây và nói với vua là sẽ phải cậy nhờ thần Kim Quy nói xong ông già lại đi. Vua An Dương Vương nửa tin nửa ngờ thì sáng hôm sau quân Triệu Đà kéo đến tấn công thành của nhà vua. Quân của An Dương Vương đã chống cự quyết liệt phần vì bị động phần vì chủ quan trước những lời dặn dò của ông già hôm trước. 

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Về phần trọng Thủy thì sau khi hoàn thành nhiệm vụ chàng đuổi theo nàng nhưng đó lại cũng là dấu hiệu để cho cha chàng đuổi theo để giết vua An Dương Vương. Khi đến nơi Trọng Thủy thấy xác của vợ mình đã vô cùng đau xót. Suy cho cùng Trọng Thủy cũng vì vâng lời cha mình chứ bản thân chàng không hề độc ác. Chàng yêu thương mị Châu thật lòng chứ không phải lừa dối. Chàng chỉ làm theo lời của cha mình mà thôi. Ở đây ta thấy sự trung hiếu của người con trai dành cho cha mình chứ bản thân chàng cũng không ý thức được việc làm của mình sẽ gây ra cái chết thương tâm của nhiều người như vậy. Và Trọng thủy mỗi lần tắm nhìn xuống giếng lại thấy hình bóng của Mị Châu dưới đó. Anh quá đau đớn vì thế cho nên anh quyết định nhảy xuống giếng ấy để tử tự.

Câu chuyện kết thúc với một tấn bi kịch về mất nước, tình cha con, tình nghĩa vợ chồng. Họ đều nhận lấy một kết cục cho việc làm của mình. An Dương Vương vì không đề phòng mà thành ra như thế. Mị Châu quá đỗi ngây thơ tin người, Trọng Thủy vì tình nghĩa cha con không ý thức việc làm của mình. Tất cả những việc làm ấy đã dẫn đến bi kịch nhưng ta vẫn thấy được những vẻ đẹp của họ. An Dương Vương thẳng tay chém con thể hiện lòng yêu nước, Mị Châu yêu thương cha, yêu thương son sắt người chồng. Trong Thủy là một người con có hiếu và yêu thương vợ mình.

Trên đây là bài văn mẫu, dàn ý chi tiết và sơ đồ tư duy gợi ý cho đề bài phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy. Mong rằng tài liệu trên sẽ giúp các em có thêm những kiến thức thú vị và mới mẻ bên cạnh sự củng cố kiến thức trọng tâm của bài học.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE
OFF