Với mong muốn có thêm tài liệu ôn tập giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài tập chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2021 - 2022 có đáp án. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 10 NĂM 2021 - 2022
A. Lý Thuyết
Khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời
1. Vũ Trụ
Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên Hà.
2. Hệ Mặt Trời (Thái Dương Hệ)
Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà gồm:
- Mặt Trời là định tinh (trung tâm)
- Tám hành tinh: (Thuỷ, Kim, Trái đất, Hỏa, Mộc, Thổ, Thiên, Hải)
- Tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi khí...
3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Vị trí:
+ Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời.
+ Khoảng cách trung bình từ Trái đất đến mặt trời là:149.6 tr km.
+ Với khoảng cách trên và sự tự quay làm cho trái đất nhận được của mặt trời một lượng bức xạ phù hợp cho sự sống tồn tại và phát triển.
Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
1. Sự luân phiên ngày đêm
Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (giờ địa phương (giờ Mặt Trời).
- Giờ địa phương (giờ Mặt trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Giờ quốc tế: giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT
+ Chia bề mặt trái đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.
+ Các múi được đánh số từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo được đánh số theo chiều quay của trái đất.
+ Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
- Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180o:
+ Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.
+ Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Côriôlit.
- Bán cầu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.
- Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.
- Lực Côriôlit khối khí, dòng biển, đường đạn.
Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
- Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.
- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.
- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.
Các mùa trong năm
Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Mỗi năm có 4 mùa:
+ Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).
+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
+ Mùa đông: từ 22/12(đông chí) đến 21/3 (xuân phân).
- Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.
Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
- Theo mùa:
* Ở Bắc bán cầu:
Mùa xuân, mùa hạ:
+ Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.
+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
Mùa thu và mùa đông:
+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.
+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất. * Ở Nam bán cầu thì ngược lại:
- Theo vĩ độ:
+ Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.
+ Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.
CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.
Tiêu chí |
Lớp vỏ Trái Đất |
Lớp Manti |
Nhân Trái Đất |
Giới hạn |
- Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng, mỏng, độ dày dao động: + Ở đại dương dày 5km. + Ở lục địa dày 70 km |
- Nằm dưới lớp vỏ Trái Đất, đến độ sâu 2900km gồm 2 tầng: + Manti trên: 15km đến 700km; +Manti dưới: 700 km đến 2900 km. |
- Là lớp trong cùng có độ dày khoảng 3470 km gồm 2 lớp. - Nhân ngoài: từ 2900 đến 5100 km - Nhân trong:từ 5100 km đến 6370 km. |
Thể tích |
15% thể tích Trái Đất |
Hơn 80 % thể tích Trái Đất |
Khoảng 5 % thể tích Trái Đất |
Thành phần vật chất |
Chủ yếu là silic ( Sl) , nhôm ( Al) và magie ( Mg), ở trạng thái cứng |
Chủ yếu là silic ( Si) magiê(Mg) , crom (Cr) và sắt ( Fe). Tầng Manti trên ở trạng thái quánh dẻo, tầng Manti dưới ở trạng thái rắn. |
Chủ yếu là kim loại nặng như niken( Ni), sắt ( Fe), nên gọi là nhân Nife. Nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn ( còn được gọi là hạt). |
-Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo bởi các đá khác nhau.
- Thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và phần trên của bao Man Ti ( đến độ sâu khoảng 100 km.)
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG.
Hướng di chuyển |
Cách tiếp xúc |
Kết quả |
Hai mảng rời xa nhau |
Tách dãn |
Hình thành vết nứt ->Tạo sống núi Bắc Mĩ tách khỏi Á- Âu |
Mảng đại dương tiến sát mảng lục địa |
Hút chờm lên nhau |
- Nâng mảng lúc địa lên – uốn nếp lớp đá trầm tích hình thành núi và động đất,núi lửa. |
Hai mảng tiến sát vào nhau |
Dồn ép |
Hình thành núi cao Mảng Ấn Độ xô vào mảng Á- Âu. |
NỘI LỰC:
- Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
-Nguyên nhân: Nội lực được sinh ra chủ yếu là do nguồn năng lượng ở bên trong Trái Đất.
TÁC ĐÔNG CỦA NỘI LỰC
1.Vận động theo phương thẳng đứng ( vận động nâng lên và hạ xuống)
- Xảy ra rất chậm trên 1 diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống.
- Nguyên nhân: Do sự dịch chuyển vật chất theo trọng lực.
2.Vận động theo phương nằm ngang:
- Vân động theo phương nằm ngang làm cho lớp vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực khác, gây nên hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
Tiêu chí |
Hiện tượng uốn nêp |
Hiện tượng đứt gãy |
Khái niệm |
- Uốn nếp là hiện tượng các lớp đá uốn thành nếp. |
- Đứt gãy là hiện tượng các lớp đá bị gãy, đứt và chuyển dịch ngược hướng nhau. |
Đặc điểm |
- Các lóp đá không bị thay đổi về tính chất liên tục |
- Các lớp đá bị thay đổi về tính chất liên tục. |
Nguyên nhân |
- Tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở độ dẻo cao |
- Tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những vùng đá cứng. |
Kết quả |
- Cường độ yếu tạo thành nếp uốn - Cường độ mạnh tạo miền núi uốn nếp |
- Cường độ yếu tạo nên đứt gãy - Cường độ mạnh tạo địa lũy, địa hào. |
- Tác động của nội lực còn gây ra các hiện tượng động đất,núi lửa. |
NGOẠI LỰC:
- Ngoại lực là nhưng lực có nguồn gốc bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: chủ yếu do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
- Ngoại lực gồm tác động của yếu tố khí hậu( , nhiệt độ, gió, mưa), các dạng nước ( nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...), sinh vật ( động thực vật) và con người.
----- Còn tiếp ------
B. Bài Tập
Câu 1: Nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí?
* Nguyên nhân:
Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt độ của bề mặt Trái Đất sau khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời, rối bức xạ lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí.
* Nhân tố ảnh hưởng
- Phân bố theo vĩ độ
+Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
Nguyên nhân: Do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời khác nhau tuỳ theo vĩ độ à lượng nhiệt nhận được không giống nhau.
- Phân bố theo lục địa và đại dương
+ Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt cao.
Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
+ Nhiệt độ trung bình năm :
- Phân bố theo địa hình
+ Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao.
Do: càng lên cao không khí càng loãng
+Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Một số nhân tố khác cũng làm thay đổi nhiệt độ không khí như sự tác động của : dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.
Câu 2: Khí áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi khí áp?
* Khí áp:
- Sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.
- Sự thay đổi của khí áp tuỳ thuộc vào tình trạng của không khí (độ cao, nhiệt độ, độ ẩm).
*Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.
- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ qua đai áp thấp xích đạo:
- Các đai khí áp không phân bố liên tục mà chia cắt thành những khu khí áp riêng biệt do: sự phân bó xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
* Nguyên nhân thay đổi của khí áp
- Khí áp thay đổi theo độ cao:
+ Càng lên cao, không khí loãng à nhẹ à khí áp giảm.
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ
+ Nhiệt độ cao, không khí nở ra à nhẹ à khí áp giảm.
+ Nhiệt độ thấp, không khí co lại à nặng à khí áp tăng.
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm
+ Không khí ẩm à khí áp giảm.
Câu 3: Nguyên nhân hình thành gió? Một số loại gió chính trên Trái Đất?
* Nguyên nhân:
Sự chênh lệch khí áp giữa đai áo cao và áp thấp
* Các loại gió chính
- Gió Tây ôn đới
+Thổi gần như quanh năm, từ các khu cao áp cận chí tuyến về áp thấp ôn đới vĩ độ 60 0.
+Thổi chủ yếu theo hướng tây.
+ Gió mang tính chất ẩm, đem mưa nhiều
- Gió Mậu dịch
+Thổi quanh năm, từ 2 cao áp cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo.
+ Hướng thổi:
- BCB: Đông bắc
- BCN: Đông Nam
+ Tính chất: khô, ít mưa.
- Gió mùa
+ Thổi theo mùa, hướng gió ở 2 mùa có chiều ngược nhau.
+Thường có ở đới nóng (Nam á, Đông Nam á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia...) và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình (phía đông Trung Quốc, Đông Nam LB Nga, Đông Nam Hoa kì...).
+Nguyên nhân hình thành chủ yếu: do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa làm thay đổi các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương.
- Gió địa phương
+ Gió đất và gió biển
- Hình thành ở vùng ven biển
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm:
- Ban ngày: gió từ biển thổi vào đất liền.
- Ban đêm: gió từ đất liền thổi ra biển.
- Nguyên nhân: Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất và nước ở vùng ven biển.
+ Gió fơn
- Là gió khô và rất nóng khi xuống núi.
- Nguyên nhân: khi gió vượt núi, nhiệt độ hạ thấp, hơi nước ngưng tụ đã gây mưa ở sườn đón gió à khi xuống núi nhiệt độ tăng, hơi nước giảm.
----
-(Để xem tiếp nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2021 - 2022 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231353 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023938 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023325 - Xem thêm