Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 - Cánh Diều năm 2022 - 2023 được biên soạn bởi HOC247 sau đây giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập kiến thức lý thuyết và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!
TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU |
A. LÝ THUYẾT
- Chủ đề 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Chủ đề 9. Cảm ứng ở sinh vật
- Chủ đề 10. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Chủ đề 11. Sinh sản ở sinh vật.
- Chủ đề 12. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
B. BÀI TẬP
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Trong quang hợp ở cây xanh, năng lượng được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào?
Câu 2: Em hãy nêu khái niệm quang hợp, viết phương trình quang hợp.
Câu 3: Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa thế nào với con người và các sinh vật sống khác trên trái đất?
Câu 4: Em hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
Câu 5: Cây ưa sáng và cây ưa bóng có đặc điểm gì?nêu ví dụ từng loại cây.
Câu 6: Sau khi học về các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp, em hãy cho biết trong trồng trọt chúng ta phải làm gì để cây quang hợp tốt, cho năng suất cao?
Câu 7: Tại sao không nên để nhiều cây trong phòng đóng kín cửa khi ngủ vào ban đêm?
Câu 8. Trình bày cấu tạo nguyên tử, cách tính nguyên tử khối theo đơn vị amu
( Nêu rõ cấu tạo hạt nhân, điện tích của các hạt cấu thành nên nguyên tử)
Câu 9 Vẽ cấu tạo nguyên tử
Câu 10 Cho biết 4 nguyên tử Magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Nguyên tử nguyên tố X có khôi lượng là bao nhiêu amu? (Biết khối lượng nguyên tử của magnesium = 24 amu)
Câu 11. (0,5 đ) Mô tả cấu tạo của la bàn.
Câu 12. (0,5 đ) (TH) Nêu các đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?
(1,0 đ) Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ:
(1) + (2) \(\xrightarrow[diep\,luc]{anh\,sang}\) (3) + (4)
Câu 13. (1 đ) (VDC) : Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại?
Câu 14. (0,5đ). Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.
Câu 15. (1,0đ)(TH): Cho sơ đồ vòng đời của muỗi:
Câu 16 Lúc 6h, một ô tô đi từ Hà Nội về Quảng Ninh với vận tốc 40km/h.
- Lúc 8h, ô tô đã đi được quãng đường là bao xa?
- Lúc 7h, cũng từ địa điểm trên, một người đi xe máy đuổi theo ô tô với vận tốc 60km/h. Hai xe sẽ gặp nhau lúc nào?
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ cực nằm ở Nam bán cầu được gọi là
A. Cực Bắc địa từ.
B. Cực Nam địa từ.
C. Cực Bắc địa lí.
D. Cực Nam địa lí.
Câu 2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng với
A. Sự chuyển hóa của sinh vật.
B. Sự biến đổi các chất.
C. Sự trao dổi năng lượng.
D. Sự sống của sinh vật.
Câu 3. Sản phẩm của quang hợp là?
A. Nước, carbon dioxide.
B. Ánh sáng, diệp lục.
C. Oxygen, glucose.
D. Glucose, nước.
Câu 4. Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.
A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
B. Cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.
Câu 5. Ở thực vật các chất nào dưới đây được vận chuyển từ rễ lên lá?
A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
C. Chất hữu cơ và nước.
D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
Câu 6. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật là?
A. Ánh sáng.
B. Nhiệt độ.
C. Độ ẩm.
D. Cả A,B và C.
Câu 7. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích
A. Từ môi trường.
B. Từ môi trường ngoài cơ thể.
C. Từ môi trường trong cơ thể.
D. Từ các sinh vật khác.
Câu 8. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?
A. Các nhận biết.
B. Các kích thích.
C. Các cảm ứng.
D. Các phản ứng.
Câu 9. Tập tính động vật là
A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Câu 10. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:
1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.
2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.
3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.
4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.
Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 3, 1, 2, 4.
C. 4, 2, 3, 1.
D. 3, 2, 1, 4.
Câu 11. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là
A. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
B. Mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
C. Mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
D. Mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.
Câu 12. Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch như sau:
Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng là:
A. ếch trưởng thành, trứng, nòng nọc, ếch con.
B. nòng nọc, ếch trưởng thành, trứng, ếch con.
C. trứng, ếch con, nòng nọc, ếch trưởng thành.
D, trứng, nòng nọc, ếch con, ếch trưởng thành.
Câu 13. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là:
A. nhiệt độ, ánh sáng, nước.
B. nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng.
C. nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng.
D. nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng.
Câu 14. Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?
- Sinh trưởng
- Thụ phấn
- Quang hợp
- Thoát hơi nước
- Phát triển
- Ra hoa
- Hình thành quả
A. 6
B. 3
C. 7
D. 4
Câu 15. Có mấy hình thức sinh sản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16. Loài nào không sinh sản bằng hình thức vô tính?
A. Trùng giày
B. Trùng roi
C. Trùng biến hình
D. Cá chép
Câu 17. Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào?
A. Mặt gương.
B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương.
C. Mặt phẳng vuông góc với tia tới.
D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.
Câu 18. Chỉ ra phát biểu sai
A. Ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp mặt phân cách là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
B. Phản xạ ánh sáng chỉ xảy ra trên mặt gương.
C. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
D. Góc phản xạ là góc tạo bởi tia sáng phản xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới.
Câu 19. Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của nam châm?
A. Mỗi nam châm đều có hai cực: cực bắc và cực nam.
B. Cực bắc nam châm sơn màu đỏ còn cực nam sơn màu xanh.
C. Cực Nam và cực Bắc của nam châm được kí hiệu lần lượt là chữ S và chữ N.
D. Cực Nam và cực Bắc của nam châm được kí hiệu lần lượt là phần đế trống và phần có nét gạch chéo.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về sự tương tác giữa hai nam châm.
A. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.
B. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.
C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.
D. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.
Câu 21. Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào có thể phát hiện thanh kim loại là nam châm?
A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không.
B. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh.
C. Tìm hiểu cấu tạo thanh kim loại.
D. Đo thể tích và khối lượng thang kim loại.
Câu 22. Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Câu 23. Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào?
A. Cực Bắc chỉ hướng Bắc, cực Nam chỉ hướng Nam.
B. Cực Bắc chỉ hướng Nam, cực Nam chỉ hướng Bắc.
C. Kim nam châm có thể chỉ hướng bất kì.
D. Các phương án A, B, C đều đúng.
Câu 24. Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
A. Một dây dẫn thẳng, dài.
B. Một khung dây có dòng điện chạy qua.
C. Một nam châm thẳng.
D. Một kim nam châm.
Câu 25. Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
...
---(Để xem đầy đủ nội dung của đề cương, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 - Cánh Diều năm 2022 - 2023. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)