OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2021-2022

05/04/2022 925.18 KB 500 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220405/270190839557_20220405_170030.pdf?r=4374
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2021-2022 giúp các em hệ thống toàn diện kiến thức một cách có hệ thống theo từng bài. HOC247 mời quý thầy, cô và các em học sinh theo dõi nội dung chi tiết tài liệu bên dưới!

 

 
 

1. Hệ thống kiến thức

1.1. Sống và làm việc có kế hoạch

- Sống và làm việc có kế hoạch là xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý.

- Quyết tâm thực hiện kế hoạch có chât lượng, kết quả cao.

Ý nghĩa:

- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.

- Đạt kết quả cao trong công việc.

- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.

Cách rèn luyện

- Vượt khó, kiên trì, sáng tạo.

- Cần biết làm việc có kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

1.2. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.

* Quyền được chăm sóc:

- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều chỉnh phục hồi chức năng.

- Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

* Quyền được giáo dục:

- Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

- Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

1.3. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

- Những điều kiện tự nhiên có sẵn trong tự nhiên (Rừng, núi, sông), hoặc do con người tạo ra (Nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, rác, khói bụi,…).

- Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người (tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật biển, khoáng sản…).Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường. Mọi hoạt động khai thác TN đều có ảnh hưởng đến môi trường.

Vai trò của môi trường và TNTN:

- Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người.

- Tạo cơ sở vật chất để phát triển KT-VH-XH.

- Tạo phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức con người.

- Tạo cuộc sống tin thần cho con người.

Làm con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tin thần.

Biện pháp:

- Ban hành, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Giáo dục mọi người

- Rèn thói quen biết tiết kiệm các nguồn TNTN.

- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và TNTN.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.

1.4. Bảo vệ di sản văn hóa

- Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có 2 loại di sản văn hóa, đó là:

- Di sản văn hóa phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.

- Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

+ Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị Lịch sử thẩm mĩ, khoa học.

Ý nghĩa:

- Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.

- Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

- Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

1.5. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

- Tín ngưỡng: lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.)

- Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.

- Tôn giáo cụ thể được gọi là Đạo (Đạo Phật, Thiên Chúa).

- Mê tín dị đoan: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.

1.6. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bộ máy nhà nước: Là hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương gồm 4 loại cơ quan:

  • Cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra, bao gồm Quốc hội và HĐND các cấp (Tỉnh, huyện, xã).
  • Cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm chính phủ và UBND các cấp.
  • Cơ quan xét xử, bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh, huyện, toà án quân sự.
  • Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân ( Tối cao, tỉnh, huyện, VKS quân sự).

- Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn, bầu ra, tham gia làm những việc quan trọng nhất của nhà nước:

  • Làm Hiến pháp, luật để quản lý xã hội.
  • Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại.
  • Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của nhà nước về nghệ thuật và hoạt động của công dân.

- HĐND là cơ quan bao gồm những người có tài, đức do nhân dân địa phương lựa chọn bầu ra, tham gia công việc nhà nước ở địa phương:

  • Ra nghị quyết về các biện pháp thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
  • Ra nghị quyết về kế hoạch phát triển KT - XH, ngân sách, giáo dục, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì chính phủ do quốc hội bầu ra. Nhiệm vụ:

  • Tổ chức thi hành hiến pháp, các luật và nghị quyết quốc hội; báo cáo công tác trước quốc hội.
  • Tổ chức điều hành thống nhất trong toàn quốc việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, VH-XH,...

- UBND do HĐND cùng cấp bầu ra. Nhiệm vụ: Quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương, các VB nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND.

- Toà án nhân dân là Cơ quan xét xử có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp và xét xử các vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân → GD con người ý thức tuân theo pháp luật, giữ gìn trật tự kĩ cương.

- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp. Trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng - tội phạm thì VKSND thực hiện quyền công tố NN (Khởi tố, truy tố người có hành vi phạm tội ra trước Toà án).

1.7. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)

- Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND thị trấn (Xã, phường):

- Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng (xây dựng kinh tế - xã hội, An ninh, Quốc phòng, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.)

- Giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã, giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã.

→ HĐND chịu trách nhiệm trước nhân dân về: ổn định kinh tế, nâng cao đời sống, củng cố AN-QP

- Nhiệm vụ của UBND

  • Chấp hành nghị quyết của HĐND.
  • Quản lý nhà nước ở địa phương.
  • Tuyên truyền giáo dục pháp luật.
  • Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội
  • Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản.
  • Chống tham nhũng và tệ nạn xã hội.

2. Câu hỏi ôn tập

2.1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Yêu cầu của làm việc có kế hoạch

A. Cân đối các nhiệm vụ

B. Thời gian hợp lý

C. Đảm bảo thời gian nghĩ ngơi và học tập

D. A, B, C

Đáp án : D

Câu 2: Em thử dự đoán xem với cách làm việc theo kế hoạch thì sẽ đem lại kết quả gì?

A. Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc

B. Chủ động thời gian làm việc

C. Nề nếp

D. A, B, C

Đáp án : D

Câu 3: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch

A. Xác định nhiệm vụ

B. Sắp xếp công việc

C. A, B đúng

D. A, B sai

Đáp án : C

Câu 4: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào của trẻ em:

A. Quyền được chăm sóc

B. Quyền được giáo dục

C. Quyền được bảo vệ

D. Quyền được sống chung với ba mẹ

Đáp án : A

Câu 5: Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

A. Dưới 12 tuổi.

B. Dưới 14 tuổi

C. Dưới 16 tuổi

D. Dưới 18 tuổi.

Đáp án : C

Câu 6: Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em là?

A. Cha mẹ.

B. Người đỡ đầu.

C. Người giúp việc.

D. Cả A, B.

Đáp án : D

Câu 7: Các hành vi nào vi phạm quyền được bảo vệ và chăm sóc trẻ em

A. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

B. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

C. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

D. Tất cả đáp án đều đúng

Đáp án: D

Câu 8: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Đáp án : C

Câu 9: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

A. Phú Thọ

B. Thừa Thiên Huế

C. Quảng Bình

D. Quảng Nam

Đáp án : C

Câu 10: Những sản phẩm tinh thần vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là

A. di sản văn hóa

B. thành tựu văn hóa

C. truyền thống văn hóa

D. giá trị văn hóa

Đáp án : A

Câu 11: Trách nhiệm công dân với đất nước:

A. Giám sát góp ý vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.

B. Thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.

C. Giúp cán bộ nhà nước thi hành nhiệm vụ.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án : D

Câu 12: Theo luật quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào sau đây trẻ em đều trở thành công dân Việt Nam:

A. Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam

B. Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.

C. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án :D

Câu 13: Quyền của công dân không bao gồm :

A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào

B. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

C. Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe

D. Tự do đi lại, cư trú

Đáp án : B

Câu 14: Nhiệm vụ nào sau đây không thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở

A. Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương

B. Tham gia soạn thảo Hiến pháp và pháp luật

C. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương

D. Tổ chức hoạt động phòng chống lũ lụt ở địa phương

Đáp án : A

Câu 15: Một số việc mà gia đình em đã làm với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) của em:

A. Bố mẹ đi đăng kí cấp sổ đỏ

B. Đăng kí cấp lại sổ hộ khẩu gia đình

C. Xin công chứng một số giấy tờ

D. tất cả các ý trên

Đáp án : D

Câu 16: Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?

A. Phát triển kinh tế - xã hội.

B. Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

C. Đảm bảo quốc phòng và an ninh.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 17: Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra?

A. Hội đồng nhân dân.

B. Quốc hội.

C. Chính phủ.

D. Nhân dân.

Đáp án : A

2.2. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Em làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Trả lời:

- Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt.

- Để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, chúng ta nên làm những việc làm sau:

  • Tham gia vệ sinh trường, lớp, nơi ở.
  • Trồng và chăm sóc cây xanh.
  • Tuyên truyền vận động bạn bè, người dân bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  • Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường hoặc các hoạt động do địa địa phương tổ chức.

Câu 2: Di sản văn hóa là gì? Nêu đặc điểm của loại hình di sản văn hóa phi vật thể?

Trả lời:

Di sản văn hóa: Bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trịch lịch sử văn hóa khoa học, được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết , tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn sướng dân gian.

Câu 3: Trẻ em Việt Nam được hưởng các quyền lợi về bảo vệ, chăm sóc. giáo dục. Vậy trẻ em phải có bổn phận gì? Gia đình, Nhà nước,và xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với trẻ em?

- Bổn phận của trẻ em:

  • Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN
  • Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác
  • Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. Chăm chỉ học tập hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.
  • Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

- Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội.

  • Cha mẹ hoặc người đỡ đàu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.
  • Nhà nước, xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc giáo dục, và bỗi dưỡng các em trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Câu 4: Thế nào là làm việc có kế hoạch? Ý nghĩa của làm việc có kế hoạch?

Trả lời

Khái niệm:

- Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện một cách đầy đủ, có hiệu quả.

- Biết xác định nhiệm vụ là phải biết phải làm gì, mục đích là gì; xác định được công việc phải làm có những công đoạn nào, làm gì trước, làm gì sao, phân thời gian cho từng việc dựa trên sự tính toán tới tất cả các điều kiện, phương tiện và cách thức thực hiện.

Ý nghĩa:

- Làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.

- Là yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giúp con người thích nghi được với cuộc sống hiện đại, với yêu cầu lao động có kĩ thuật cao.

Câu 5: Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân?

Trả lời

Vì: - Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân

- Do nhân dân lập ra

- Hoạt động vì lợi ích của nhân dân

Câu 6. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan? Cho ví dụ?

Trả lời

* Giống nhau: Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình.

* Điểm khác nhau cơ bản giữa ba khái niệm trên là:

- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ...

Ví dụ: tôn giáo Phật giáo.

- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyền giáo, chưa có giáo luật...

Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

- Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình.

Ví dụ: niềm tin có ma.

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF