Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới, HỌC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 10 Kết nối tri thức năm học 2022-2023 giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Hi vọng đề cương ôn tập HK1 dưới đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em thi tốt!
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Làm quen với Vật lí
- Vật lí là môn khoa học tự nhiên có đối tượng nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất (chất, trường), năng lượng.
- Các lĩnh vực nghiên cứu của vật lí: cơ học, điện học, điện từ học, quang học, âm học, nhiệt học, nhiệt động lực học đến vật lí nguyên tử và hạt nhân, vật lí lượng tử, thuyết tương đối.
- Việc học tập môn Vật lí giúp các em hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính sau đây:
+ Có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí.
+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống.
+ Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.
- Khi sử dụng các thiết bị điện cần quan sát kĩ các kí hiệu, nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
*Vai trò của vật lí đối với khoa học, kĩ thuật và công nghệ
- Vật lí được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên, các khái niệm, định luật, nguyên lí của Vật lí được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của KHTN, dùng để giải thích cơ chế của các hiện tượng tự nhiên từ vi mô đến vĩ mô.
- Vật lí là cơ sở của công nghệ.
+ Máy hơi nước do James Watt sáng chế năm 1765 đã tạo nên bước khởi đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
+ Việc khám phá ra hiện tượng cảm ứng điện từ của nhà vật lí Faraday vào cuối thế kỉ XIX đã mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng và là một trong những cơ sở cho sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ XX với đặc trưng là tự động hóa các quá trình sản xuất cũng là nhờ có những thành tựu nghiên cứu về điện tử, chất bán dẫn và vi mạch…..
1.2. Động học
a) Độ dịch chuyển và quãng đường đi được
- Đại lượng vừa cho biết độ dài vừa cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật gọi là độ dịch chuyển. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ.
- Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển. Kí hiệu là
- Quãng đường là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật.
- Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển.
b) Tốc độ và vận tốc
- Tốc độ trung bình là đại lượng dùng để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động.
Tốc độ tức thời là tốc độ tại một thời điểm xác định.
- Vận tốc trung bình là đại lượng được xác định bằng thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động theo một hướng xác định.
- Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm xác định
c) Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian
- Chuyển động thẳng có quỹ đạo chuyển động là đường thẳng.
- Khi vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi thì độ dịch chuyển và quãng đường đi được có độ lớn như nhau (d = s), vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau.
- Khi vật đang chuyển động thẳng theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó quãng đường đi được vẫn có giá trị dương, còn độ dịch chuyển có giá trị âm, tốc độ vẫn có giá trị dương còn vận tốc có giá trị âm.
d) Chuyển động biến đổi. Gia tốc
Chuyển động có vận tốc thay đổi được gọi là chuyển động biến đổi.
- Vận tốc tăng dần: chuyển động nhanh dần.
- Vận tốc giảm dần: chuyển động chậm dần.
e) Chuyển động thẳng biến đổi đều
- Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng mà vận tốc có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
- Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tăng đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng nhanh dần đều
- Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc giảm đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng chậm dần đều.
f) Sự rơi tự do
- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
- Nếu vật rơi trong không khí mà độ lớn của lực cản không khí không đáng kể so với trọng lượng của vật thì cũng coi là rơi tự do.
g) Chuyển động ném
- Chuyển động ném ngang là chuyển động có vận tốc ban đầu theo phương nằm ngang và chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.
- Chuyển động của vật có quỹ đạo hình dạng parabol được gọi là chuyển động ném xiên.
1.3. Động lực học
- Tổng hợp lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
- Lực thay thế này gọi là hợp lực
- Định luật 1 Newton: Nội dung định luật: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
- Định luật 2 Newton: Nội dung định luật: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.
- Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra cho vật gia tốc rơi tự do. Trọng lực được
- Lực ma sát nghỉ là lực ma sát tác dụng lên mặt tiếp xúc của vật, khi vật có xu hướng chuyển động nhưng chưa chuyển động
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong khoảng năm 350 TCN đến trước thế kỉ XVI thì nền vật lý được nghiên cứu như thế nào?
A. Nghiên cứu thông qua các thực nghiệm.
B. Nghiên cứu thông qua các dụng cụ thí nghiệm tự tạo.
C. Nghiên cứu thông qua các mô hình tính toán.
D. Nghiên cứu thông qua quan sát và suy luận chủ quan.
Câu 2: Chất điểm, tia sáng là mô hình nào?
A. Mô hình tính toán.
B. Mô hình thực nghiệm.
C. Mô hình lý thuyết.
D. Mô hình vật chất.
Câu 3: Khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm bằng thủy tinh thì cần chú ý những điều gì để đảm bảo an toàn?
A. Thủy tinh dễ vỡ nên khi sử dụng cần nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
B. Khi đun nóng các ống nghiệm nên nghiêng ống nghiệm để tránh bị nứt do nhiệt và dung dịch trong ống nghiệm không bị tràn ra ngoài.
C. Khi đun nóng các ống nghiệm nên đặt thẳng đứng ống nghiệm để tránh bị nứt do nhiệt và dung dịch trong ống nghiệm không bị tràn ra ngoài.
D. A và B đều đúng.
Câu 4: Phép đo trực tiếp là:
A. Phép đo một đại lượng trực tiếp bằng dụng cụ đo, kết quả đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo đó.
B. Phép đo một đại lượng thông qua công thức liên hệ với các đại lượng được đo trực tiếp.
C. Phép đo sử dụng các công thức vật lí.
D. Phép đo có độ chính xác thấp.
Câu 5: Để xác định thời gian chuyển động người ta cần làm gì:
A. Xem thời gian trên đồng hồ.
B. Xem vị trí của Mặt trời.
C. Chọn một gốc thời gian, đo khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm cần xác định.
D. Đo khoảng thời gian từ lúc 0h đến thời điểm cần xác định.
Câu 6: Bạn Nam đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường. Chọn hệ tọa độ có gốc tại vị trí nhà bạn Nam, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn Nam tới trường.
Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn Nam khi đi từ trạm xăng tới siêu thị?
A. Độ dịch chuyển là 400 m, quãng đường đi được là 400 m.
B. Độ dịch chuyển là 800 m, quãng đường đi được là 400 m.
C. Độ dịch chuyển là 800 m, quãng đường đi được là 800 m.
D. Độ dịch chuyển là 200 m, quãng đường đi được là 400 m.
Câu 7: Câu nào sau đây là đúng?
A. Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
B. Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời.
C. Vận tốc tức thời cho biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương.
D. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giờ vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
Câu 8: Một máy bay trong 2,5 giờ bay được 1,6.103 km. Tìm tốc độ trung bình của máy bay.
A. 640 m/h.
B. 640 m/s.
C. 640 km/h.
D. 640 km/s.
Câu 9: Một ô tô chạy thử nghiệm trên một đoạn đường thẳng. Cứ 5s thì có một giọt dầu từ động cơ của ô tô rơi thẳng xuống mặt đường. Hình 1.1. cho thấy mô hình các giọt dầu để lại trên mặt đường.
Ô tô chuyển động trên đường này với tốc độ trung bình là:
A. 12,5 m/s.
B. 15 m/s.
C. 30 m/s.
D. 25 m/s.
Câu 10: Một chiếc thuyền đi xuôi dòng 1,6 km rồi quay đầu đi ngược dòng 1,2 km. Toàn bộ chuyến đi mất 45 phút. Tìm vận tốc trung bình của thuyền.
A. 2,1 km/h.
B. 1,6 km/h.
C. 3,7 km/h.
D. 0,5 km/h.
Câu 11: Một người đi xe đạp đang đi với vận tốc không đổi là 5,6 m/s theo hướng đông thì quay xe và đi với vận tốc 5,6 m/s theo hướng bắc. Tìm vận tốc tổng hợp của chuyển động.
A. 7,92 m/s theo hướng Đông Bắc.
B. 7,92 m/s theo hướng Đông.
C. 7,92 m/s theo hướng Bắc.
D. 7,92 m/s theo hướng Tây Nam.
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng?
A. Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
B. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.
C. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.
D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
Câu 13: Một xe máy chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều. Sau khi hãm phanh 4 s tốc kế chỉ 18 km/h. Tính gia tốc của xe?
A. 9 m/s2.
B. - 9 m/s2.
C. -2,5 m/s2.
D. 2,5 m/s2.
Câu 14: Từ phương trình vận tốc: v = -5 + 5t (m/s). Tại thời điểm t = 10 s thì vận tốc của vật là
A. – 5 m/s.
B. 45 m/s.
C. 50 m/s.
D. 10 m/s.
Câu 15: Chọn đáp án sai.
A. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
B. Trong chuyển động rơi tự do gia tốc và vận tốc ngược chiều nhau.
C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
............
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 10 KNTT năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 10 CD năm học 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 10 CTST năm học 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023958 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm