Mời các em cùng tham khảo Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 10 Chân trời sáng tạo năm học 2022-2023 do HOC247 biên soạn nhằm phục vụ cho các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi để học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học. Nội dung đề cương tóm gọn những nội dung chính, dễ hiểu. Hi vọng đề cương ôn tập HK1 này sẽ là người bạn đồng hành, giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới nhé!
1. Tóm tắt lý thuyết
a) Tổng quan về Vật lí học
- Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm: các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
- Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện bổ sung hay bác bỏ giả thuyết nào đó. Kết quả này cần được giải thích bằng lý thuyết đã biết hoặc lý thuyết mới.
- Phương pháp lý thuyết: dùng ngôn ngữ toán học và suy luận lí thuyết để phát hiện một kết quả mới. Kết quả này cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm.
- Ảnh hưởng Vật lí trong một số lĩnh vực: Vật lí ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Dựa trên nền tảng Vật lí, các công nghệ mới được sáng tạo với tốc độ vũ bão. Kiến thức Vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu. Các kĩ năng Vật lí như tính chính xác, đúng thời điểm và thời lượng, quan sát, suy luận nhạy bén …đã thành kĩ năng sống cần có của con người hiện đại.
*Những quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật lí.
Vấn đề 1: An toàn khi làm việc với phóng xạ
- Hiện tượng phóng xạ tự nhiên được tìm ra bởi nhà vật lí người Pháp Becquerel (Béc- cơ- ren) (1852-1908) và được pháp triển nhờ nghiên cứu của nhà khoa học Marie Curie .
- Việc sử dụng chất phóng xạ không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của con người.
- Để hạn chế những rủi ro và nguy hiểm do chất phóng xạ gây ra, chúng ta phải đảm bảo những quy tắc an toàn như sau:
+ Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ.
+ Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ.
+ Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể.
Vấn đề 2: An toàn trong phòng thí nghiệm
- Những vấn đề an toàn không được đảm bảo, quá trình tổ chức hoạt động học tập trong phòng thí nghiệm có thể gây ra nhiều sự cố nguy hiểm cho học sinh.
*Hệ đơn vị SI, đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất
- Kết quả của phép đo bao gồm hai thông tin: số đo cho biết giá trị của đại lượng đang xét và đơn vị của số đo.
- Tập hợp của đơn vị được gọi là hệ đơn vị. Thông dụng nhất là hệ đơn vị đo lường quốc tế SI (Système International d’unités) được xây dựng trên 7 đơn vị cơ bản.
- Khi số đo của đại lượng đang xem xét là một bội số hoặc ước số thập phân của mười, ta có thể sử dụng tiếp đầu ngữ ngay trước đơn vị để phần số đo được trình bày ngắn gọn.
b) Mô tả chuyển động
- Chất điểm: Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với quãng đường đi được hoặc so với khoảng cách mà ta cập bến.
-Tốc độ trung bình của vật (kí hiệu là vtb) được xác định bằng thương số giữa quãng đường vật đi được và thời gian thực hiện quãng đường đó.
- Tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ là tốc độ tức thời diễn tả sự nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
- Một vật chuyển động tức thời không đổi được gọi là chuyển động đều.
- Một vật chuyển động tức thời thay đổi được gọi là chuyển động không đều.
- Vận tốc trung bình là đại lượng vecto được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian vật thực hiện dịch chuyển đó.
- Hệ quy chiếu chuyển động: là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên.
c) Chuyển động biến đổi
Các phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều
- Phương trình gia tốc: a = hằng số
- Phương trình vận tốc: v = v0 + at
Trong đó: v0 là vận tốc của vật tại thời điểm t0.
v là vận tốc của vật tại thời điểm t.
d) Ba định luật Newton
- Định luật 1 Newton: Nội dung định luật: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
- Định luật 2 Newton: Nội dung định luật: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này gồm các bước như sau:
A. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
B. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
C. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
D. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu.
Câu 2: Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực công nghiệp?
A. Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.
B. Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa.
C. Giúp giải phóng sức lao động của con người.
D. Cả A, B và C.
Câu 3: Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện?
A. đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.
B. quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.
C. sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.
D. Cả A, B và C.
Câu 4: Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà em biết?
A. Cường độ dòng điện có đơn vị là A.
B. Diện tích có đơn vị đo là m2.
C. Thể tích có đơn vị đo là m3.
D. Cả A, B và C.
Câu 5: Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí
A. \(x=\bar{x}\pm \Delta x\)
B. \(x=\frac{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}+...+{{x}_{n}}}{n}\)
C. \(x=\frac{\Delta x}{{\bar{x}}}\)
D. \(x=\Delta x.\bar{x}\)
Câu 6: Chọn đáp án đúng
A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.
C. chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.
D. cả A, B và C đều đúng.
Câu 7: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.
A. s = 800 m và d = 200 m.
B. s = 200 m và d = 200 m.
C. s = 500 m và d = 200 m.
D. s = 800 m và d = 300 m.
Câu 8: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.
A. \({{\vec{d}}_{13}}={{\vec{d}}_{12}}+{{\vec{d}}_{23}}\)
B. \({{\vec{d}}_{12}}={{\vec{d}}_{13}}+{{\vec{d}}_{23}}\)
C. \({{d}_{12}}={{d}_{13}}+{{d}_{23}}\)
D. \({{d}_{23}}={{d}_{12}}+{{d}_{13}}\)
Câu 9: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3h, khi chạy ngược dòng về mất 6h. Hỏi nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước thì từ A đến B mất bao lâu?
A. 12 h.
B. 10 h.
C. 9 h.
D. 3 h.
Câu 10: Chọn đáp án đúng.
A. Khi a = 0: chuyển động thẳng đều, vật có độ lớn vận tốc không đổi.
B. Khi a≠0 và bằng hằng số: chuyển động thẳng biến đổi đều, vật có độ lớn vận tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
C. Khi a≠0 nhưng không phải hằng số: chuyển động thẳng biến đổi phức tạp.
D. Cả A, B và C đều đúng.
............
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 10 CTST năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 10 KNTT năm học 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 10 CTST năm học 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023958 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm