OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều năm 2022-2023

29/11/2022 938.7 KB 621 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221129/91314050316_20221129_172819.pdf?r=8216
ADMICRO/
Banner-Video

Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong quá trình ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kì thi Học kì 1 sắp đến, HOC247 đã biên soạn tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều năm 2022-2023 với hai phần rõ ràng. Đồng thời, HOC247 còn cung cấp những câu hỏi trắc nghiệm đa dạng giúp các em đánh giá năng lực của bản thân chính xác hơn. Chúc các em học tốt!

 

 
 

1. Nội dung ôn tập

1.1. Phần Lịch sử

- Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.

- Đặc điểm lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

- Thành thị Tây Âu thời trung đại

- Sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

- Một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới và hệ quả của nó

- Phong trào Văn hóa Phục hưng

- Nguyên nhân bùng nổ, nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo

- Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

- Khái quát tiến trình lịch sử và văn hóa Trung Quốc

- Khát quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến

1.2. Phần Địa lí

- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội châu Âu

- Khái quát Liên minh châu Âu

- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội châu Á

- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội châu Phi

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

2. Câu hỏi ôn tập

2.1. Phần Lịch sử

Câu 1: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên?

A. Người Ấn Độ

B. Người Thổ Nhĩ Kì

C. Người Mông Cổ

D. Người Trung Quốc

Câu 2: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?

A. Vương triều Gúp-ta.

B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

C. Vương triều Mô-gôn.

D. Vương triều Hác-sa.

Câu 3: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là ai?

A. A-cơ-ba

B. A-sô-ca

C. Sa-mu-dra-gup-ta

D. Mi-bi-ra-cu-la

Câu 4: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?

A. Đều là vương triều của người nước ngoài.

B. Cùng theo đạo Hồi

C. Cùng theo đạo Phật.

D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Câu 5: Phật giáo ra đời trong thời gian nào?

A. Thế kỉ V TCN.

B. Thế kỉ VI TCN.

C. Thế kỉ VII TCN.

D. Thế kỉ XVIII TCN.

Câu 6: Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại nào?

A. Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều.

B. Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam - Bắc triều.

C. Nam - Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn.

D. Nam - Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc.

Câu 7: Loại chữ viết được khắc trên mai rùa, xương thú của người Trung Quốc cổ đại được gọi là gì?

A. Kim văn. 

B. Trúc thư. 

C. Giáp cốt văn. 

D. Thạch cổ văn. 

Câu 8: Tập thơ nào cổ nhất ở Trung Quốc, gồm những sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí?

A. Kinh Thi. 

B. Sở Từ. 

C. Thiên Vấn. 

D. Ly tao. 

Câu 9: Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là 

A. Vạn lý trường thành. 

B. Đền Pác-tê-nông. 

C. Đại bảo tháp San-chi. 

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 10: Công trình kiến trúc nào dưới đây của nhân dân Trung Quốc đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

A. Vạn lí trường thành.

B. Đền Pác-tê-nông.

C. Đại bảo tháp San-chi.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyên là:

A. Nhà nước không chăm lo đời sống nhân dân.

B. Nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc.

C. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán.

D. Nhà Nguyên tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ tiêu tốn nhiều sức người, sức của.

Câu 12: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào?

A. Thời Nguyên.

B. Thời Minh.

C. Thời Thanh.

D. Thời Tống.

Câu 13: Người nông dân nhận ruộng của địa chủ phải có nghĩa vụ

A. Nộp tô.

B. Nộp sưu.

C. Đi lao dịch.

D. Phục vụ.

Câu 14: Ai là người lập lên triều đại nhà Hán ở Trung Quốc?

A. Tần Thủy Hoàng.

B. Lưu Bang.

C. Tư Mã Viêm.

D. Lý Uyên.

Câu 15: Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc ở trong thời kì

A. Nhà Hạ.

B. Nhà Thương.

C. Nhà Chu.

D. Xuân Thu - Chiến Quốc.

Câu 16: Nông dân mất đất, phải vào làm thuê trong các đôn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành

A. công nhân canh tác. 

B. công nhân xí nghiệp.

C. công nhân chất lượng cao. 

D. công nhân nông nghiệp.

Câu 17: Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dân dân được thay thế bằng

A. các nhà máy xí nghiệp. 

B. các công trường thủ công.

C. các khu chế xuất. 

D. các khu công nghiệp.

Câu 18: Một bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn cũng chuyển dân sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập các đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dân trở thành

A. tư sản địa chủ. 

B. tư sản mại bản.

C. tư sản công nghiệp. 

·D. tư sản nông nghiệp.

Câu 19: Nhà tư bản gồm những thành phần nào?

A. Thương nhân. 

B. Chủ ngân hàng.

C. Chủ xưởng. 

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 20: Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa

A. quý tộc và tá điền. 

B. tư sản và vô sản.

C. giám đốc và công nhân. 

D. địa chủ và nông dân.

Câu 21: Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?

A. Đạo Hồi.

B. Đạo Tin Lành.

C. Đạo Do Thái.

D. Đạo Kito

Câu 22: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được coi như một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.

B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.

C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu 23: Trong phong trào Cải cách tôn giáo, M. Lu-thơ chủ trương làm gì?

A. Kịch liệt lên án những hành vi tham lam của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.

B. Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái.

C. Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 24: Bản chất của phong trào cải cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng là gì?

A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản

B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản

C. Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội

D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn

Câu 25: Kiệt tác nhân loại Bữa ăn tối cuối cùng gắn liền với tên tuổi họa sĩ nào?

A. Pablo Picasso

B. Vincent van Gogh

C. Lê-ô-na đơ Vanh-xi

D. Paul Cézanne

Câu 26: Mi-ken-lăng-giơ nổi tiếng với lĩnh vực nào?

A. kiến trúc và văn học

B. kiến trúc, điêu khắc và hội họa

C. hội họa và ẩm thực

D. khoa học và kỹ thuật

Câu 27: Trong các thế kỉ XIV - XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lý của tôn giáo nào?

A. Hồi giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo.

Câu 28: Nhà thám hiểm đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới là

A. B. Đi-a-xơ.

B. Va-xcô đơ Ga-ma.

C. C. Cô-lôm-bô.

D. Ph.Ma-gien-lăng.

Câu 29: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?

A. Nông dân và nô lệ.

B. Tướng lĩnh quân đội.

C. Lãnh chúa và nông nô.

D. Thương nhân và quý tộc.

Câu 30. Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng đã tìm ra đại dương nào?

A. Thái Bình Dương.

B.  Đại Tây Dương.

C.  Bắc Băng Dương.

D.  Ấn Độ Dương.

Câu 31: Mục tiêu hướng tới của các thương nhân châu Âu trong các cuộc phát kiến địa lý là khu vực nào? 

A. Nam Phi

B. Các nước phương Đông đặc biệt là Ấn Độ

C. Bắc Mỹ

D. Châu Mỹ 

Câu 32: Cuộc phát kiến địa lý đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Quý tộc và thương dân 

B. Công dân giàu có và nhà tư bản

C. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc 

D. Quý tộc và công dân làm thuê 

Câu 33: Năm 1358 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở nước Pháp?

A. Khởi nghĩa Giắc-cơ-ri.

B. Khởi nghĩa Oát Tay-lơ.

C. Cuộc bạo động của nông nô.

D. Tất cả các sự kiện trên.

Câu 34: Cư dân đầu tiên lập nên thành thị ở Tây Âu thời trung đại là 

A. thương nhân

B. thợ thủ công

C. nông dân

D. nông nô 

Câu 35: Cơ sở kinh tế của Tây Âu thời phong kiến có điểm khác với châu Á thời phong kiên là:

A. nông nghiệp đóng kín cửa ở lãnh địa.

B. nông nghiệp đóng kín cửa ở nông thôn.

C. nông nghiệp quy mô lớn.

D. nông nghiệp gắn với nông dân và nông thôn.

2.2. Phần Địa lí

Câu 1: Tại sao cuối thể kỉ XVIII, đô thị hóa ở châu Âu lại phát triển mạnh mẽ?

A. Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp ở Bắc Mĩ.

B. Tình trạng nhập cư đông.

C. Dân số đông và tăng nhanh.

D. Sự ra đời cuộc cách mạng trong công nghiệp ở Anh.

Câu 2: Dân cư châu Âu tăng chủ yếu do nhập cư đã để lại khó khăn gì?

A. Tốc độ đô thị hóa cao.

B. Tỉ lệ người gia gia tăng.

C. Chênh lệch mức sống cao.

D. Các vấn đề xã hội, hệ thống phúc lợi và sự ổn định chính trị quốc gia.

Câu 3: Đặc điểm nào không đúng với đô thị hoá ở châu Âu

A. Tỉ lệ dân thành thị cao.

B. Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị.

C. Đô thị hoá nông thôn phát triển.

D. Ngành kinh tế chủ yếu ở đô thị là nông nghiệp.

Câu 4: Nguyên nhân nào khiến châu Âu trở thành một châu lục đông dân từ thời cổ đại?

A. Nhập cư.

B. Bi bắt làm nô lệ.

C. Xuất khẩu lao động.

D. Gia tăng dân số.

Câu 5: Cơ cấu dân số già ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hội châu Âu?

A. Thiếu hụt lao động.

B. Tệ nạn xã hội.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Quy mô dân số giảm.

Câu 6: Những quốc gia nào ở châu Âu có số lượng nhập cư nhiều nhất?

A. Liên Ban Nga, Anh, Pháp.

B. Anh, Pháp, I-ta-li-a.

C. Đức, Bỉ, Anh.

D. Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức.

Câu 7: Tây Nam Á là nơi ra đời những tôn giáo nào?

A. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

B. Ki-tô giáo và Hồi giáo.

C. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

D. Phật giáo và Ki-tô giáo.

Câu 8: Chủng Môn-gô-lô-it chủ yếu phân bố ở

A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á.

B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á.

Câu 9: Việt Nam chủ yếu theo tôn giao nào?

A. Ấn Độ giáo.

B. Phật giáo.

C. Ki-tô giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 10: Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào sau đây?

A. Đồng bằng ven biển.

B. Cao nguyên badan.

C. Sơn nguyên đá vôi.

D. Bán bình nguyên.

Câu 11: Dân cư châu Á tập trung chủ yếu ở đâu?

A. Đông Á, Đông Nam Á, Trung Á.

B. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.

C. Đông Nam Á, Đông Á, Trung Á.

D. Bắc Á, Nam Á, Trung Á.

Câu 12: Năm 2020, châu Á (chưa tính Liên bang Nga) có mật độ dân số là

A. 143 người/km2.

B. 147 người/km2.

C. 149 người/km2.

D. 150 người/km2.

Câu 13: Rừng lá cứng phổ biến ở vùng

A. Nội địa.

B. Ven biển Tây Âu.

C. Phía đông nam.

D. Ven Địa Trung Hải.

Câu 14: Các sông đổ nước vào Bắc Băng Dương có đặc điểm nổi bật

A. Ít nước.

B. Dồi dào nước.

C. Đóng băng vào mùa đông.

D. Chảy mạnh.

Câu 15: Mật độ sông ngòi của châu Âu

A. Dày đặc.

B. Rất dày đặc.

C. Nghèo nàn.

D. Thưa thớt.

Câu 16: Diện tích châu Âu khoảng

A. Hơn 11 triệu km2

B. Hơn 10 triệu km2

C. Hơn 15 triệu km2.

D. Hơn 13 triệu km2.

Câu 17: Lượng mưa trung bình năm dưới 200mm phân bố ở

A. Bắc Phi và rìa phía Tây Nam của châu Phi.

B. Cực Nam của châu Phi và phía Bắc của vịnh Ghi-nê.

C. Hoang mạc Xa-ha-ra và hoang mạc Na-mip.

D. Tây Phi, Trung Phi và rìa phía đông của châu Phi.

Câu 18: Đỉnh núi nào cao nhất ở châu Á?

A. Phú Sĩ

B. Hy-ma-lay-a

C. Phan-xi-păng.

D. E-vơ-ret.

Câu 19: Hồ nào sau đây được gọi là “biển” ở châu Á?

A.  Bai-can, Ban-khat.

B. Ca-xpi, Chết.

C. A-rap, Nhật Bản.

D. Ô-khốt, Ca-ra.

Câu 20: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào? 

A.  Đông Nam Á.

B. Tây Nam Á.

C. Trung Á.

D. Nam Á. 

Câu 21: Kiểu khí hậu gió mùa ẩm ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có đặc điểm chung là

A. Mùa đông có thời tiết khô và lạnh, mùa hạ thời tiết khô nóng. 

B. Mùa đông thời tiết lạnh khô, mùa hạ thời tiết nóng ẩm có nhiều mưa.

C. Mùa đông thời tiết ấm và ẩm, mùa hạ thời tiết khô nóng. 

D. Thời tiết nóng và ẩm quanh năm.

Câu 22: Độ cao trung bình của địa hình châu Phi là

A. 500 m.

B. 750 m.

C. 1 000 m.

D. 1 500 m.

Câu 23: Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 sau

A. Châu Á và châu Âu.

B. Châu Á và châu Mĩ.

C. Châu Âu và châu Mĩ.

D. Châu Mĩ và châu Nam Cực.

Câu 24: Hoang mạc Sa-ha-ra là hoang mạc có diện tích rộng

A. Lớn nhất thế giới.

B. Lớn thứ hai thế giới.

C. Lớn thứ 3 thế giới.

D. Lớn thứ 4 thế giới.

Câu 25: Kim cương tập trung chủ yếu ở

A. Bắc Phi.

B. Trung Phi.

C. Nam Phi.

D. Khắp châu Phi.

Câu 26: Xung đột quân sự ở châu Phi chủ yếu tranh chấp vấn đề gì?

A. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đất.

B. Quyền sử hữu đất đai và tài nguyên.

C. Tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản.

D. Tài nguyên du lịch và tài nguyên đất.

Câu 27: Nguyên nhân các vùng rộng lớn như rừng rậm xích đạo, các hoang mạc không có người sinh sống do

A. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục.

C. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.

D. Có nhiều thiên tai thiên nhiên (động đất, núi lửa,…) xảy ra.

Câu 28: Thực dân châu Âu đã có chính sách gì khi cai trị các nước châu Phi

A. Chính sách chia để trị.

B. Lập các thủ lĩnh người dân tộc.

C. Gây mâu thuẫn các tộc người.

D. Không cho nước ngoài can thiệp.

Câu 29. Lượng mưa trung bình năm của khu vực Tây Nam Á là

A. 100 - 200 mm/năm.

B. 300 - 400 mm/năm.

C. 400 - 500 mm/năm.

D. 200 - 300mm/năm.

Câu 30. Bán đảo lớn nhất ở châu Phi là

A. Xô-ma-li.

B. Ma-đa-gat-xca.

C. A-rap.

D. Ê-ti-ô-pi-a.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF