OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024

15/12/2023 766.42 KB 134 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231215/463117792531_20231215_112904.pdf?r=8474
ADMICRO/
Banner-Video

Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024 dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp gồm nội dung và câu hỏi ôn tập kèm đáp án chi tiết nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả, ôn tập kiến thức toàn diện môn Công nghệ 7 CTST để chuẩn bị thật tốt trước kì thi HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. ÔN TẬP LÝ THUYẾT

1.1. Trồng trọt ở Việt Nam

1.1.1. Mở đầu về trồng trọt

a. Vai trò

- Cung cấp thực phẩm cho người và vật nuôi; nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu; tạo việc làm cho người lao động

b. Triển vọng

– Phát triển ứng dụng công nghệ cao

– Canh tác đạt chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm

c. Đặc điểm nghề

– Nhà trồng trọt: nghiên cứu kĩ thuật trồng, chăm sóc cây trồng

– Nhà nuôi cấy mô: nghiên cứu nhân giống cây trồng

– Nhà bệnh học thực vật: nghiên cứu phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

- Kĩ thuật viên làm nghiệp: giảm sát, quản lí bảo tồn tài nguyên rừng

- Yêu cầu với người lao động:

+ Có kiến thức và kĩ năng trồng trọt, chăm sóc cây trồng

+ Có kĩ năng sử dụng dụng cụ, thiết bị trồng trọt

+ Yêu nghề, đủ sức khoẻ

d. Các nhóm cây trồng phổ biến

Cây lương thực; cây có củ; cây rau, đỗ; cây ăn quả; cây công nghiệp; cây hoa và cây cảnh

e. Phương thức

Độc canh, xen canh, luân canh, tăng vụ

f. Trồng trọt công nghệ cao

– Ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến

- Sử dụng giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao

– Ứng dụng thiết bị và quy trình quản lí tự động hóa

1.1.2. Trồng và chăm sóc cây trồng

a. Chuẩn bị đất trồng

- Xác định diện tích đất trồng

- Vệ sinh đất trồng

- Làm đất và cải tạo đất

b. Chuẩn bị giống cây trồng

- Lựa chọn giống

- Xử lí giống

- Kiểm tra số lượng giống

c. Gieo, trồng

- Xác định thời vụ, hình thức gieo trồng

- Kiểm tra hạt giống, đất trống

- Tiến hành gieo trồng

d. Chăm sóc

Tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới nước, tiêu nước, bón phân thúc, phòng trừ sâu, bệnh hại

e. Thu hoạch

- Kiểm tra sản phẩm cây trồng

- Tiến hành thu hoạch

f. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành

- Chuẩn bị giá thể

- Chuẩn bị cành giám

- Giâm cành vào giá thể

- Chăm sóc cành giám

1.2. Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

1.2.1. Rừng ở Việt Nam

a. Vai trò

- Cung cấp oxygen, thu nhận carbon dioxide

- Chắn gió, che chở cho đất liền

- Hạn chế sạt lở đất, lũ lụt.

- Phục vụ sản xuất và nghiên cứu khoa học

b. Các loại rừng phổ biến

- Rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

1.2.2. Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ở Việt Nam

a. Trồng rừng theo quy trình

- Làm đất trồng cây: Đào hố, bón lót, lấp hố

- Chuẩn bị cây con

b. Trồng cây con

- Trồng cây con có bầu đất.

- Trồng cây con có rễ trần.

c. Chăm sóc rừng

- Làm cỏ, xới đất và vun gốc, phát quang, tỉa và dặm cây, bón phân, rào bảo vệ

d. Bảo vệ

- Nâng cao nhận thức của người dân.

- Nghiêm cấm phá rừng, săn bắt, mua bán lâm sản.

- Khai thác có kế hoạch, phòng chống cháy rừng

2. CÂU HỎI ÔN TẬP

Bài 1. Ở địa phương em, nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt đang phát triển? Nghề này thể hiện những đặc điểm cơ bản nào của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế địa phương tìm hiểu về các nghề trong lĩnh vực trồng trọt

Lời giải chi tiết:

- Ở địa phương em, nghề đang phát triển trong lĩnh vực trồng trọt là nghề trồng rau.

- Nghề này thể hiện những đặc điểm cơ bản của của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt đó là: Phải trồng, chăm sóc cây trồng, làm việc ngoài trời, có kiến thức, kĩ năng trồng trọt và sử dụng các dụng cụ lao động,...

Bài 2. Nêu mục đích và yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình trồng trọt bước trong quy trình trồng trọt.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức bài 3: Quy trình trồng trọt

Lời giải chi tiết:

Mục đích và yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình trồng trọt.

Bước 1: Chuẩn bị đất trồng

+ Xác định được diện tích đất dự định trồng cây.

+ Vệ sinh đất trồng:

- Tàn dư cây trồng đã được thu dọn.

- Đất sạch cỏ dại.

+ Làm đất và cải tạo đất:

- Đất được trộn đều, tơi xốp, thoáng khí, bằng mặt;

- Luống thẳng, phẳng, có rãnh thoát nước, tiêu độc;

- Khoảng cách giữ các mô phù hợp với loại cây trồng;

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây con bén rễ;

- Đảm bảo đất đã được khử phèn, khử mặn.

Bước 2: Chuẩn bị giống cây trồng

+ Lựa chọn giống để gieo trồng:

- Hạt giống: kích thước hạt đồng đều, không bị sâu bệnh, không lẫn với giống khác.

- Cây con: cây khỏe, đồng đều, không sâu bệnh.

+ Xử lí giống trước khi gieo trồng:

- Hạt giống:  Đảm bảo hạt đã hút no nước, nứt vỏ hoặc nhủ mầm.

- Cây con: không còn cành cỏ lá héo, gãy, thủng, biến dạng, lá bị đốm đen, đốm nâu hoặc đổi màu bất thường.

+ Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con:

- Đảm bảo đủ số lượng hạt giống/ cây con trên diện tích đất trồng.

Bước 3: Gieo trồng

+ Xác định thời vụ, phương tiện, cách thức gieo trồng:

- Thời vụ gieo trồng phù hợp với hạt giống/ cây con dự định trồng.

- Xác định phương tiện, cách thức gieo trồng.

+ Kiểm tra hạt giống hoặc cây giống và đất trồng:

- Hạt giống/cây con khỏe, không sâu, bệnh và hạt đã được ngâm ủ (nếu cần).

- Đất đủ ẩm, tơi xốp.

+ Tiến hành gieo trồng:

- Khoảng cách các hạt/ cây đều nhau.

- Độ sâu khi đặt hạt giống/cây con phù hợp với giống cây.

Bước 4: Chăm sóc cây

+ Tỉa dặm cây: Đảm bảo khoảng cách giữa các hàng, giữa các cây và mật độ cây như ban đầu.

+ Làm cỏ, vun xới:

- Đất sạch cỏ dại, không có sâu bệnh.

- Đất tơi xốp

+ Bón phân thúc:

- Cung cấp đúng loại phân, đúng thời điểm, đủ chất dinh dưỡng và cân đối, phù hợp với giống cây trồng.

+ Tưới nước, tiêu nước:

- Tưới nước đầy đủ và kịp thời

- Tiêu nước kịp thời và nhanh chóng.

+ Phòng trừ, sâu bệnh:

- Cây không bị sâu, bệnh

- Lá nguyên vẹn

- Thân không bị sâu đục

- Cây không bị héo do thối rễ.

Bước 5: Thu hoạch

+ Kiểm tra sản phẩm cây trồng: Sản phẩm đạt độ chín, kích thước, độ tuổi,... tùy loại cây trồng.

+ Tiến hành thu hoạch: Đúng thời điểm, nhanh, hạn chế rơi vãi.

Bài 3. Rừng có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất.

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung kiến thức bài 6: Rừng ở Việt Nam

Lời giải chi tiết:

Vai trò của rừng đối với sản xuất và đời sống:

- Điều hòa không khí, làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi.

- Phòng hộ , hạn chế được thiên tai (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …)

- Cung cấp nguyên liệu thô để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …. cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm sử dụng trong đời sống

- Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí

- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng

- Đảm bảo chỗ ở cho động vật

Bài 4. So sánh quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất và cây con rễ trần

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung kiến thức bài 7: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Đều gồm các bước: tạo lỗ trong hố đất, đặt cây vào lỗ trong hố đất, lấp đất, nén chặt, vun đất kín gốc cây.

- Khác nhau:

Tạo lỗ trong hố đất:

+ Trồng cây có bầu chỉ tạo lỗ trong hố đất vừa với bầu, sau đó đặt cả bầu( có rạch lớp vỏ bầu)

+ Trồng cây rễ trần phải tạo lỗ sâu trong hố đất để kín rễ, khi lấp đất không làm rễ cong, gãy.

Số lần nén đất:

+ Trồng cây có bầu: 2 lần lấp và nén đất.

+ Trồng cây con rễ trần: 1 lần lấp và nén đất.

 

Trên đây là nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024​. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF