OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021-2022

05/03/2022 907.42 KB 1513 lượt xem 8 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220305/69676921150_20220305_154613.pdf?r=4005
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021-2022 được HOC247 biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 8 giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ 8 NĂM 2021-2022

I. Lý Thuyết

1. Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối? Lấy ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

- Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng đứng yên đối với vật khác.

Ta nói: Chuyển động hay đừng yên có tính tương đối.

- Ví dụ: Ngôi trường đang đứng yên so với Trái Đất nhưng so với Mặt Trời thì nó đang cùng Trái Đất chuyển động.

2. Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? Nói vận tốc của ô tô là 36 km/h, điều đó có ý nghĩa gì?

- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

- Vận tốc của ô tô là 36 km/h có nghĩa là nói trung bình ô tô đi được 36 km trong một giờ.

3. Hãy nêu điểm khác nhau giữa chuyển động đều với chuyển động không đều. Cho ví dụ minh họa.

- So sánh:

+ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian

+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

- Ví dụ:

+ Nếu bạn chạy xe máy với vận tốc 60km/h và giữ nguyên vận tốc này trong 5 phút, vậy trong 5 phút đó xe máy của bạn đã chuyển động đều.

+ Khi bạn chạy xe đến ngã tư, bạn giãm tốc độ lại, đó là chuyển động chậm dần. khi bạn chạy xe xuống dốc, tốc độ nhanh dần, đó là chuyển động nhanh dần. Giãm tốc độ hoặc tăng tốc độ là ví dụ của chuyển động không đều.

4. Tại sao nói lực là đại lượng véc tơ? Hãy nêu cách biểu diễn véc tơ lực.

- Lực là một đại lượng véc tơ vì lực vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều.

- Cách biểu diễn lực: Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

+ Gốc là điểm đặt của lực.

+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

5. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ.

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên một đường thửng, chiều ngược nhau.

- Ví dụ: Quả bóng nằm trên mặt đất vì quả bóng chịu lực cân bằng giữa mặt đất và trọng lực của nó.

6. Một vật đang đứng yên hoặc đang chuyển động, bỗng dưng các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì trạng thái của vật sẽ thế nào?

- Dưới tác dụng của lực cân băng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

7. Tại sao khí có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột? Cho ví dụ.

- Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì mọi vật đều có quán tính.

- Ví dụ:

+ Khi ô tô đột ngột rẽ phải, do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục theo chuyển động cũ nên bị nghiêng người sang trái.

8. Có mấy loại lực ma sát? Những lực đó xuất hiện khi nào? Là thế nào để tăng, giảm ma sát?

- Có ba loại lực ma sát:

+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên một vật khác.

+ Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật không bị trượt khi vật bị một lực khác tác dụng.

- Cách giảm lực ma sát là: Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.

 

II. Bài Tập

Câu 1:Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc nước đang ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào ?

→ Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước giảm , của nước  trong cốc tăng.

Câu 2: Một học sinh cho rằng, dù nóng hay lạnh, vật nào cũng có nhiệt năng. Theo em, kết luận như vậy là đúng hay sai ? vì sao?

 Kết luận như vậy là đúng. Vật chất được cấu tạo từ các phân tử. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn động không ngừng tức là chúng luôn có động năng, do đó bất kì vật nào dù nóng hay lạnh đều có nhiệt năng.

Câu 3: Cọ xát một đồng xu kim loại trên mặt bàn thấy đồng xu nóng lên. Có thể nói đồng xu đã nhận nhiệt lượng không ? Vì sao ?

 Đồng xu kim loại nóng lên là do nhiệt năng tăng. Không thể nói đồng xu kim loại đã nhận một nhiệt lượng vì nguyên nhân sự tăng nhiệt tăng ở đây là do sự thực hiện công khi cọ xát của đồng xu lên mặt bàn.

Câu 4: Có thể nào vật vừa có nhiệt năng vừa có cơ năng không ? Nếu có hãy lấy một ví dụ minh họa để giải thích ?

 Vật nào cũng có nhiệt năng, nếu vật chuyển động thì nó có thêm động năng của vật hoặc nếu có ở  độ cao so với mốc chọn trước thì nó có thế năng hấp dẫn tức là vật có cơ năng. Ví dụ, ta treo một quả lắc trên một sợi dây mốc vào trần nhà.

Câu 5: Về mùa nào chim thường hay xù lông ? Vì sao?

 Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông .Vì về mùa đông, thời tiết lạnh, chim xù lông để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim, điều này giúp chim giữ ấm được cơ thể.

Câu 6: Tại sao trong ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh, còn trong những ngày nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng ?

 Kim loại là chất dẫn nhiệt rất tốt. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt truyền từ cơ thể sang kim loại và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng. Ngược lại vào những ngày nóng, nhiệt độ của kim loại bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể. Khi chạm vào kim loại, nhiệt lượng truyền từ kim loại sang cơ thể làm cho ta có cảm giác nóng lên.

Câu 7/ Đổi đơn vị và điền vào chỗ trống :

     a/.....km/h = 10m/s           b/ 12m/s =......km/h    

     c/ 48km/h =......m/s           d/60km/h =.....m/s

 :

a/36 km/h = 10m/s

b/ 12m/s =43.2km/h

c/ 48km/h =13.33m/s     

 d/60km/h =16.67m/s

----

 -(Để xem tiếp nội dung phần còn lại của đề cương, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF