OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn GDCD 7 năm 2021-2022

02/03/2022 97.37 KB 654 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220302/691357127979_20220302_143214.pdf?r=4306
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn GDCD 7 năm 2021-2022 được HOC247 đăng tải dưới đây sẽ giúp các em học sinh luyện tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em thi tốt!

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK2 MÔN GDCD 7 NĂM 2021-2022

1. Lý thuyết

1.1. Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

1.1.1. Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?

- Là xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí, để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả và chất lượng. 

- Biết xác định nhiệm vụ là biết phải làm gỡ, mục đích là gỡ; xác định được công việc phải làm có những công đoạn nào, làm gỡ trước, làm gỡ sau, phõn chia thời gian cho từng việc dựa trên sự tính toán tới tất cả các điều kiện, phương tiện và cách thức thực hiện. 

- Kế hoạch phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, phải quyết tâm, kiên trì, sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đề ra

- Phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình

1.1.2. Một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch

- Biểu hiện, hành vi thể hiện sống và làm việc có kế hoạch

  • Thực hiện đúng giờ học buổi tối theo kế hoạch, mặc dù hôm đó có phim hay.
  • Tự đặt lịch làm việc trong ngày, trong tuần và cố gắng thực hiện đỳng lịch

→ Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.

- Biểu hiện, hành vi trái với sống và làm việc có kế hoạch: cẩu thả; không xác định nhiệm vụ; nước đến chân mới nhảy; lên kế hoạch rồi bỏ đó; khó khăn là chùn bước

→ Không tiết kiệm được thời gian, công sức, không đạt hiệu quả trong công việc. ảnh hưởng đến người khác.

1.1.3. Ý nghĩa

- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.

- Là yêu cầu ko thể thiếu đối với người lđ trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa; giúp con người thích nghi được với cuộc sống hiện đại, với yêu cầu lđ có kỉ luật cao

1.2. Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

1.2.1. Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục

- Quyền được bảo vệ:

Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.

- Quyền được chăm sóc:

Trẻ em được chăm sóc nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

- Quyền được giáo dục:

  • Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ
  • Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá thể thao.

1.2.2. Bổn phận

- Đối với gia đình

  • Chăm chỉ tự giác học tập.
  • Vâng lời cha mẹ.
  • Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
  • Giúp đỡ gia đình.
  • Chăm sóc các em.

- Đối với xã hội

  • Lễ phép với người lớn.
  • Yêu quê hương xây dựng và bảo vệ đất nước
  • Tôn trọng pháp luật.
  • Bảo vệ tài nguyên môi trường.
  • Thực hiện nề nếp sống văn minh.

1.2.3. Trách nhiệm của gia đình và xã hội

- Cha mẹ: Chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc nuôi dạy trẻ em.

- Xã hội: Tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

1.3. Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1.3.1. Khái niệm

a. Môi trường

Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồ tại và phát triển của con ngườivà thiên nhiên. Những điều kiện đó có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

b. Tài nguyên thiên nhiên

Là những của cải có sẵn trong tự nhiênmà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cho nhu cầu sống của con người.

1.3.2. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:

- Tạo ra cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.

- Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức.

- Tạo cuộc sống tinh thần, làm cho con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tinh thần.

1.3.3. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a. Bảo vệ môi trường

- Là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn khazức phục các hậu quả xấu do con người và thiên tai tạo ra.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác sử dụng một cách hợp lí tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tu bổ tái tạo nguồn tài nguyên có thể phục hồi.

b. Biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Thực hiện các qy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Biết tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phê phán nhắc nhở các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường hoặc báo cho các cơ quan có thẩm quyền để trừng trị nghiêm khắc kẻ cố tình gây huỷ hoại môi trường.

1.4. Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

1.4.1. Khái niệm

- Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể

  • Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống
  • Di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

- Một số di sản văn hóa ở nước ta:

  • Áo dài, lễ hội Đền Hùng, múa rối nước
  • Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, trống đồng Đông Sơn, Thành nhà Hồ, bia tiến sĩ ở văn miếu- Quốc tử Giám

1.4.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản di tích lịch sử văn hĩa, danh lam thắng cảnh

- Đối với dân tộc Việt Nam:

  • Phản ánh giá trị đặc sắc riêng của dân tộc Việt Nam.
  • Giá trị kinh tế-văn hoá: Ngày nay di sản văn hóa có ý nghĩa kinh tế không nhỏ. ở nhiều nước, du lịch sinh thái đã trở thành ngành kinh tế có thu nhập cao, được gọi là ngành kinh tế công nghiệp không khói, đồng thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế trong thời đại hội nhập cùng phát triển.
  • Bảo di sản văn hóa còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, một vấn đề bức xúc của nhân loại hiện nay. 
  • Là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, những lên truyền thống của dân tộc, thể hiện cơng đức của các thế hệ cha ơng trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
  • Những di tích, di sản và cảnh đẹp đĩ cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
  • Các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc

- Đối với thế giới: di sản văn hóa của Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Một số di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO là di sản văn hóa thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quí giá của nhân loại.

1.4.3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa

- Nhà nước cĩ trách nhiệm bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa

- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa cĩ trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa

- Nghiêm cấm các hành vi:

  • Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
  • Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ họai di sản văn hóa.
  • Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tớch lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trỏi phộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
  • Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

- Giữ gìn sạch đẹp, đi tham quan không vứt rác bừa bãi, tố giác kẻ ăn cắp các cổ vật, di vật, tuyên truyền giá trị của di sản văn hóa, tham gia các lễ hội truyền thống

1.4.4. Trách nhiệm của học sinh

- Giữ sạch đẹp, khơng vứt rác bừa bãi.

- Đi tham quan để tìm hiểu.

- Tố giác kẻ ăn cắp các cổ vật, di vật.

- Chống mê tín dị đoan.

- Tham gia các lễ hội truyền thống.

2. Bài tập

Câu 1: Câu tục ngữ: "Việc hôm nay chớ để ngày mai".

a) Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì?

b) Em hãy cho biết sống và làm việc có kế hoạch là gì?

c) Em hãy nêu ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch?

Câu 2: Hãy kể ra những việc làm, hành vi đã vi phạm quyền cơ bản của trẻ em.

Câu 3: Câu thành ngữ: "Con dại cái mang"

a) Câu thành ngữ trên muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em?

b) Em hãy nêu quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam?

Câu 4: Em hãy kể ra những việc làm của nhà nước, xã hội nhằm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Câu 5: Tình huống

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng cho anh em Tú đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi,Tú đã nhiều lần bỏ học đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.

a) Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em?

b) Em hãy kể ra một số quyền mà trẻ em được hưởng

Câu 6: Môi trường là gì?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên biết lập kế hoạch cho mọi công việc của mình một cách cụ thể, chu đáo. Ngoài ra, sau khi đã có kế hoạch thì điều quan trọng là phải quyết tâm thực hiện nó. Ở mỗi công việc, tuyệt đối không được dây dưa, hẹn rày, hẹn mai ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc khác.

b) Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.

c) Ý nghĩa:

- Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.

- Đạt kết quả cao trong công việc.

- Không cản trở, ảnh hưởng tới người khác.

Câu 2:

Các hành vi vi phạm quyền cơ bản của trẻ em:

- Trẻ sơ sinh bị cha mẹ bỏ rơi.

- Trẻ em bị đau ốm nhưng không được cha mẹ đưa đi khám chữa bệnh.

- Trẻ em hư nhưng không được cha mẹ dạy dỗ, uốn nắn.

- Trong thời gian nghĩ hè, các em phải đi học, không được vui chơi, giải trí.

- Chửi bới, mắng nhiếc trẻ em một cách thậm tệ.

- Lôi kéo, dụ dỗ trẻ em sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện.....

Câu 3:

a) Câu thành ngữ trên muốn nói đến trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em

b)

* Quyền được bảo vệ:

Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm.

* Quyền được chăm sóc:

Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, bảo vệ sức khỏe, được chung sống với cha mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình...

* Quyền được giáo dục:

Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ. Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa thể thao...

Câu 4:

Những việc làm của nhà nước, xã hội nhằm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em:

- Ban hành luật pháp quy định các quyền của trẻ em nhằm bảo vệ lợi ích và chăm sóc, giáo dục cho trẻ em.

- Tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người cơng dân có ích cho đất nước

Câu 5:

a) Những quyền và bổn phận mà Tú đã không làm tròn là:

- Quyền được chăm sóc và bổn phận của người con vì bạn đã không kính trọng, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ, đua đòi ham chơi.

- Quyền được giáo dục và bổn phận của một người học sinh, vì bạn đã không chăm chỉ học tập, nhiều lần bỏ học và không đủ điểm để lên lớp.

b) Một số quyền mà trẻ em được hưởng là:

- Trẻ em được quyền bảo vệ sức khỏe.

- Trẻ em được khai sinh và có quốc tịch.

- Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ

- Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi day để phát triển.

- Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí..

Câu 6:

Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn GDCD 7 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF