OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 10 CD năm học 2022-2023

18/10/2022 497.64 KB 278 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221018/102827506537_20221018_163353.pdf?r=9850
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 10 Cánh diều năm học 2022-2023 đã được HỌC247 biên soạn. Thông qua tài liệu này sẽ giúp quý thầy, cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều để làm bài kiểm tra chương và bài thi thật tốt. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 môn Toán 10 sắp tới!

 

 
 

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đại số: Từ chương 1 đến hết chương 2 (Sách giáo khoa Toán 10 Cánh Diều tập một).
- Hiểu được khái niệm mệnh đề toán học, thiết lập được mệnh đề phủ định, mệnh đề đảo, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương, mệnh đề có chứa kí hiệu với mọi, tồn tại và xác định được tính đúng sai của một mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
- Nhận biết được khái niệm cơ bản về tập hợp, thực hiện được các phép toán trên tập hợp, sử dụng được biểu đồ Ven để biểu diễn tập hợp, các phép toán trên tập hợp và vận dụng giải một số bài toán có nội dung thực tiễn.
- Nhận biết được bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, biểu diễn được miền nghiệm của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ và vận dụng kiến thức về bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn vào giải quyết một số bài toán có nội dung thực tiễn.
1.2. Hình học: Bài 1 và bài 2 chương 4 (Sách giáo khoa Toán 10 Cánh Diều tập một).
- Tính được giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180°, hiểu hệ thức liên hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc phụ nhau, bù nhau, hiểu được định lí sin và định lí côsin trong tam giác.
- Nêu và vận dụng được các công thức cơ bản để tính diện tích tam giác, giải tam giác và giải quyết được một số bài toán trong đo đạc.

2. Bài tập tự luyện

Câu 1. Cho tập hợp A và a là một phần tử của tập hợp A. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. {a} ⊂ A;                

B. {a} ∈ A;                

C. a ∈ A;                    

D. ∅⊂A.

Câu 2. Cho mệnh đề chứa biến  P(n): “n2 chia hết cho 4 ” với n là số nguyên. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

A. P(5);                      

B. P(2);                       

C. P(4);                       

D. P(6).   

Câu 3. Mệnh đề phủ định của mệnh đề “Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) vô nghiệm” là:

A. Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)  không có nghiệm;

B. Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)  có nghiệm;

C. Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)  có 2 nghiệm phân biệt;

D. Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)  có nghiệm kép.

Câu 4. Gọi A là tập hợp các số thực không nhỏ hơn 1 và B là tập hợp các số thực có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 2. Tìm A∩B

A. A∩B=(1;2)

B. A∩B=[1;2)

C. A∩B=[1;2]

D. A∩B=(−2;1)

Câu 5. Cho A = {0; 1; 2; 3; 4} và B = {2; 3; 4; 5; 6}. Tập hợp (A \ B) ∪ (B \ A) bằng?

A. {5; 6};

B.  {2; 3; 4};

C. {1; 2};

D. {0; 1; 5; 6}.

Câu 6: Số phần tử của tập hợp A = {k2 + 1| k ∈ ℤ, |k| ≤ 2} bằng

A. 1;

B. 5;

C. 3;

D. 2.

Câu 7: Cho hai tập hợp (1; 3) và [2; 4]. Giao của hai tập hợp đã cho là

A. (2; 3];                             

B. (2; 3);                             

C. [2; 3);                             

D. [2; 3].

Câu 8: Hình vẽ sau đây (phần không bị gạch) là biểu diễn của tập hợp nào?

A. (– ∞; – 2) ∪ [5; +∞);    

B. (– ∞; – 2) ∪ (5; +∞);    

C. (– ∞; – 2] ∪ (5; +∞);

D. (– ∞; – 2] ∪ [5; +∞).

Câu 9. Lớp 10A1 có 6 học sinh giỏi Toán, 4 học sinh giỏi Lý, 5 học sinh giỏi Hóa, 2 học sinh giỏi Toán và Lý, 3 học sinh giỏi Toán và Hóa, 2 học sinh giỏi Lý và Hóa, 1 học sinh giỏi cả 3 môn Toán, Lý, Hóa. Số học sinh giỏi ít nhất một môn (Toán, Lý, Hóa) của lớp 10A1 là:

A. 15;                                  

B. 23;                                  

C. 7;                                    

D. 9.

Câu 10. Cặp số (x; y) nào sau đây là nghiệm của bất phương trình 5x – 3y ≤ 2?

A.  (0; – 2);                

B.  (3; 0);                    

C.  (2; 1);                    

D.  (– 1; – 1).

Câu 11. Bất phương trình nào sau đây không là bất phương trình bậc nhất một ẩn?

A. 8 – \(\sqrt{2}\)x ≤ 0; 

B. 4x – 3 > 0;    

C. \(\frac{1}{3}\)x – 3 < 0;

D.  (x + 1)2 ≥ 1.

Câu 12. Phần mặt phẳng không bị gạch chéo trong hình vẽ bên (kể cả biên) là biểu diễn hình học tập nghiệm của hệ bất phương trình nào dưới đây?

A \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x - y \ge 0}\\
{x + 2y \le 4}
\end{array}} \right.\)

B. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x - y \le 0}\\
{x + 2y \ge 4}
\end{array}} \right.\)

C. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x - y \ge 0}\\
{x + 2y \ge 4}
\end{array}} \right.\)

D. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x - y \le 0}\\
{x + 2y \le 4}
\end{array}} \right.\)

Câu 13. Cho sin35° ≈ 0,57. Giá trị của sin145° gần với giá trị nào nhất sau đây:

A. 0,57;    

B. 1;

C. \(\frac{\sqrt{2}}{2}\);

D. 0,15.

Câu 14. Tính giá trị biểu thức: A = cos 0° + cos 40° + cos 120° + cos 140°

A. \(\frac{1}{2}\);        

B. – 0,5;   

C. 1;

D. 0.

Câu 15. Cho tam giác ABC, ta có các đẳng thức:

(I) \(sin\frac{A}{2}=\sin \frac{B+C}{2}\);

(II) \(\tan \frac{A}{2}=\cot \frac{B+C}{2}\);

(III) sinA = sin(B + C).

Có bao nhiêu đẳng thức đúng?

A. 1    

B. 3 

C. 2

D. 0.

....................

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 10 Cánh diều năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF