OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 10 CD năm học 2022-2023

18/10/2022 411.27 KB 406 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221018/754623554938_20221018_213528.pdf?r=6957
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 10 Cánh diều năm học 2022-2023​​ được biên soạn bởi HOC247 sau đây giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 lớp 10 sắp tới. Hi vọng với tài liệu đề thi giữa HK1 Lịch Sử 10 Cánh diều dưới đây giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!

 

 
 

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

a) Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Khái niệm lịch sử:

Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người

Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

Thứ ba, lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. 

=> Khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. 

Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. 

Nhận thức lịch sử là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, ý niệm, hình dung của con người về quá khứ.

b) Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của Sử học

- Đối tượng nghiên cứu của Sử học.

- Chức năng và nhiệm vụ của Sử học

- Nguyên tắc cơ bản của Sử học

c) các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của Sử học

- Các nguồn sử liệu

- Một số phương pháp cơ bản của Sử học

1.2. Tri thức lịch sử và cuộc sống

a) Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Tri thức lịch sử là những hiều biết của con người về các lĩnh vực liên quan đên lịch sử, thông qua quá trình trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm. Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng đôi với cá nhân và xã hội.

- Tri thức lịch sử cũng có ý nghĩa quan trọng, giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguôn, về bản sắc của cá nhân và cộng. đồng trong mọi thời đại. Hiệu biết về cội nguôn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chính mình và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sông trong một thế giới đa dạng.

b) Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

- Sự cần thiết của học lịch sử suốt đời

- Thu thập, xử lí thông tin và xử liệu để làm  giàu tri thức lịch sử

- Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

1.3. Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

a) Sử học - môn khoa học mang tính liên ngành

- Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ. Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học liên quan.

- Nhà sử học không thể miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc phương pháp lịch sử đơn thuần. 

- Nhà sử học cần có nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu: lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo.

b) Mối liên hệ giữa sử học với các  ngành khoa học xã hội và nhân văn

- Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

- các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học

c) Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ. 

- Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ. 

- Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ với Sử học. 

1.4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

a) Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

- Việc bảo tồn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác. 

- Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên: xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản với cộng đồng. 

Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

- Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên giúp duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển bền vững, giáo dục thế hệ trẻ, bảo vệ đa dạng văn hóa.

- Sử học xác định giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cần bảo tồn; đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả.

b) Sử học với phát triển ngành Công nghiệp văn hóa. 

c) Lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch 

Yếu tố hàng đầu của sản phẩm du lịch chính là sức hấp dẫn địa danh: lịch sử, văn hóa truyền thống, tôn giáo, ẩm thực, sản phẩm thủ công nghiệp.

1.5. Khái niệm văn minh

a) Khái niệm văn minh

- Văn minh có mối liên hệ chặt chẽ với văn hoá. Văn hoá là tổng thẻ những giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn minh là trạng thái tiền bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá. Văn minh còn có nghĩa là đã thoát khỏi thời kì nguyên thuỷ. Trái với văn minh là trạng thái “dã man”.

- Văn hoá xuất hiện đồng thời cùng với loài người. Ngoài văn hoá vật chất, con người còn sáng tạo ra những giá trị tinh thần. Trên cơ sở nền văn hoá thời nguyên thuỷ, đến giai đoạn xuất hiện nhà nước và chữ viết, loài người tiến vào thời kì văn minh.

b) Khái quát tiến trình phát triển lịch sử văn minh thế giới thời kì cố - trung đại

- Trong thời kì cổ đại, ở phương Đông có bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Án Độ. Điểm chung nỗi bật là cả bốn nền văn minh này đều hình thành trên lưu vực của các dòng sông lớn. Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông đó nên đât đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ đang còn thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nước. Do đó, cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh và hơn thế nữa sáng tạo nên những nền văn minh vô cùng rực rỡ.

- Ở phương Tây, có hai nền văn minh lớn là Hy Lạp và La Mã. Điểm chung của hai nên văn minh này là hình thành ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khô căn... nên khi có công cụ lao động bằng kim loại sắt mới xuất hiện nền văn minh. Những thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp và La Mã là cơ sở của văn minh châu Âu sau này.

- Đến thời kì trung đại, ở phương Đông, văn minh Án Độ và Trung Hoa tiếp tục được phát triên đến khi bị các nước thực dân phương Tây xâm lược và đô hộ. Ở phương Tây, đên thời hậu kì trung đại, văn minh thời Phục hưng được phục hôi trên cơ sở văn mỉnh Hy Lạp và La Mã cô đại.

- Trong lịch sử thế giới cô — trung đại đã tồn tại những nền văn minh khác nhau, nhưng những nền văn minh này không hoàn toàn biệt lập. Thông qua các hoạt động, như chiến tranh, buôn bán, truyền giáo,... các nền văn minh này đã có sự tiếp xúc, ảnh hưởng lẫn nhau.

2. Bài tập tự luyện

Câu 1. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là

A. hiện thực lịch sử.

B. nhận thức lịch sử.

C. sự kiện tương lai.

D. khoa học lịch sử.

Câu 2. Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là

A. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng.

B. tải tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm.

C. khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan.

D. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Câu 3. Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là gì?

A. Chính xác, kịp thời, nhân văn.

B. Khách quan, trung thực, tiến bộ

C. Trung thực, công bằng, tiến bộ.

D. Công bằng, trung thực, khách quan.

Câu 4. Truyền thuyết “Thánh Gióng” được xếp vào loại hình sử liệu nào dưới đây?

A. Sử liệu hiện vật.

B. Sử liệu gốc.

C. Sử liệu thành văn.

D. Sử liệu lời nói – truyền khẩu.

Câu 5. Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là

A. tri thức lịch sử.

C. hiện thực lịch sử.

C. tiến trình lịch sử.

D. phương pháp lịch sử.

Câu 6. Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc

A. phân loại các nguồn sử liệu.

B. lập thư mục các nguồn sử liệu.

C. sưu tầm đọc và ghi chép thông tin sử liệu.

D. xử lý thông tin và sử liệu.

Câu 7. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử

A. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.

B. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.

C. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.

D. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại.

Câu 8. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để

A. điều chỉnh hiện tại và định hướng những việc sẽ xảy ra trong tương lai.

B. tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại một cách chân thực, sinh động.

C. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.

D. giải quyết tất cả mọi vấn đề khó khăn của cuộc sống hiện tại.

Câu 9. Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?

A. Toán học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.

B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công nghệ thông tin.

C. Chính trị học, Tâm lý học, Vật lí học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.

D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.

Câu 10. Lĩnh vực nào sau đây hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?

A. Thực tại ảo.

B. Công nghệ viễn thám.

C. Sinh học.

D. Trí tuệ nhân tạo.

Câu 11. Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ, có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?

A. Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế.

B. Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học.

C. Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.

D. Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế.

Câu 12. Để khôi phục lại lịch sử các trận đánh trên sông Bạch Đằng (các năm 938, 981 và 1288), các nhà sử học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của những lĩnh vực cơ bản nào sau đây?

A. Khảo cổ học, Văn học, Địa lí nhân văn.

B. Nhân học, Sinh học, Địa lí nhân văn.

C, Văn học, Tâm lí học, Nhân học.

D. Khảo cổ học, Sinh học, Hoá học.

Câu 13. Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc

A. kiểm kê định kì.

B. bảo tồn.

C. xây dựng, khai thác.

D. trùng tu, làm mới.

Câu 14. Ngành nghề nào dưới đây không thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

A. Thể thao mạo hiểm.

B. Xuất bản.

C. Điện ảnh.

D. Nghệ thuật biểu diễn.

Câu 15. Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?

A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.

B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.

C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy.

D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.

Câu 16. Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng?

A. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch.

B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.

C. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống.

D. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản.

Câu 17. Những nền văn minh nào sau đây phát triển liên tục từ thời kì cổ đại đến thời kì trung đại?

A. Văn minh Ai Cập và văn minh Phục hưng.

B. Văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.

C. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.

D. Văn minh Ai Cập và văn minh Ấn Độ.

Câu 18. Trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của xã hội loài người được gọi là

A. văn hóa.

B. văn minh.

C. mông muội.

D. dã man.

Câu 19. Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang thời kì văn minh?

A. Có chữ viết, nhà nước ra đời.

B. Có sự xuất hiện của con người.

C. Công cụ lao động bằng sắt xuất hiện.

D. Xây dựng các công trình kiến trúc.

Câu 20. Văn hoá và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

A. trong tiến trình lịch sử.

B. kể từ khi có chữ viết và nhà nước.

C. trong giai đoạn phát triển thấp của xã hội.

D. kể từ khi con người xuất hiện cho đến hiện nay.

....................

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 10 Cánh diều​ năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF