OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDKT &PL 10 KNTT năm 2022-2023

21/10/2022 911.51 KB 643 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221021/722661599200_20221021_091125.pdf?r=4019
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

GDKT &PL 10 là bộ môn mới thay thế cho môn GDCD 10. Để giúp các em học sinh tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo phục vụ kì thi giữa HK1 dễ dàng hơn với môn học mới này, HOC247 xin gửi đến các em nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDKT &PL 10 KNTT năm 2022-2023. Chúc các em học tốt và đạt được kết quả cao nhé!

 

 
 

1. Lý thuyết

1.1. Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

a. Hoạt động sản xuất

- Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

- Hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.

b. Hoạt động phân phối và trao đổi

- Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, nguyên vật liệu,...) cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng).

- Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt).

- Phân phối - trao đổi đóng vai trò trung gian, là cầu nối sản xuất với tiêu dùng. Phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phủ hợp, đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp. Trao đổi giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.

c. Hoạt động tiêu dùng

- Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu câu sản xuất và sinh hoạt.

- Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, ví như đơn đặt hàng của xã hội đối với sản xuất; Tiêu dùng còn giữ vai trò là căn cứ quan trọng đề xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm. Vì vậy, tiêu dùng tác động mạnh mẽ đối với sản xuất theo hai hướng: thúc đẩy mở rộng sản xuất nếu sản phẩm tiêu thụ được và ngược lại, sản xuất sẽ suy giảm khi sản phẩm khó tiêu thụ.

Trong đời sống xã hội, các hoạt động: sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mỗi quan hệ đó, sản xuất là gốc, có vai trò quyết định, tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất, còn phân phối và trao đổi là cầu nối sản xuất với tiêu dùng, có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng.

1.2. Các thủ thể của nền kinh tế

a. Chủ thể sản xuất

- Chủ thể sản xuất là những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

- Chủ thể sản xuất có vai trò: sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Họ không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, chủ thể sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào để
đạt hiệu quả. Chủ thể sản xuất còn phải có trách nhiệm đối với con người - cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.

b. Chủ thể tiêu dùng

- Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ đề thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất....

- Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đôi với sự phát triển bền vững của xã hội.

c. Chủ thể trung gian

Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường (như: các thương nhân chuyên phân phối hàng hoá, nhà môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, giới thiệu việc làm,...). Họ có vai trò ngày càng quan trọng, là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bán, sản xuất - tiêu dùng,... giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn.

d. Chủ thể nhà nước

Là chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế:

- Tạo môi trường pháp lí thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế.

- Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo mục tiêu; xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, kết cấu hạ tầng xã hội, phát triển và kinh doanh những dịch vụ công cộng như bảo đảm an ninh, quốc phòng, tài chính, tín dụng, năng lượng,
giao thông, viễn thông....; khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,...

- Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.3. Thị trường

a. Khái niệm thị trường

Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá.

Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

Các yếu tố cấu thành thị trường gồm: người mua - người bán, hàng hoá - tiền tệ, quan hệ mua - bán, giá cả - giá trị, cung - cầu hàng hoá,...

b. Các thị trường

- Theo đối tượng giao dịch, mua bán, có thị trường các loại hàng hoá và dịch vụ như: thị trường lúa gạo. thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản...

- Theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch, có thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ,...

- Theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch, có thị trường trong nước và thị trường quốc tế,...

c. Các chức năng cơ bản của thị trường

Thị trường có 3 chức năng chủ yếu:

- Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí đề sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào.

- Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung - cầu về các loại hàng hoá...

- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế: Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.

1.4. Cơ chế thị trường

a. Cơ chế thị trường

* Khái niệm cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thẻ kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế..

* Ưu điểm của cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường có một số ưu điểm cơ bản:

- Kích thích tính năng động. sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

- Phân bố lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.

- Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

* Nhược điểm của cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường tồn tại một số nhược điểm vốn có sau:

- Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.

- Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.

- Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.

Nhà nước cần tăng cường quản li vĩ mô nền kinh tế dễ khắc phục, hạn chế nhược điểm của cơ chế thị trường.

b. Giá cả thị trường

* Khái niệm giá cả thị trường

- Giá cả hàng hoá là số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chỉ phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.

- Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.

* Chức năng của giá cả thị trường

- Chức năng thông tin:

+ Những thông tin về giá cả thị trưởng cho người sản xuất biết được tình hình sản xuất trong các ngành, biết được tuonngw quan cung - cầu, biết được sự khan hiếm đối với các loại hàng hóa. Nhờ đó mà những doanh nghiệp biết được sự khan hiếm của các loại hàng hóa. Nhờ đó mà những doanh nghiệp có liên quan đưa ra những quyết định thích hợp. Như vậy, những thông tin về giá cả giúp cho việc điều chỉnh lượng sản xuất và quy mô sản xuất, từ đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu xã hội. 

- Chức năng phân bố nguồn lực:

+ Sự biến động của giá cả dẫn đến sự biến động về cung - cầu sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến sự biến đổi trong phân bố các nguồn lực kinh tế. Những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nới giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, do đó lợi nhuận cao. Tức là nguồn lực ứ đọng chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất, cân đối tổng cung và tổng cầu.

1.5. Ngân sách nhà nước 

a.  Ngân sách nhà nước là gì?

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thắm quyền quyết định đề bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015).

b. Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Đặc điểm của ngân sách nhà nước:

- Ngân sách nhà nước mang tính pháp lí cao. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiễn hành trên cơ sở Luật Ngân sách nhà nước.

- Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước.

- Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.

- Ngân sách nhà nước được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng để chi dùng cho những mục đích đã có trong kế hoạch.

- Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

c. Vai trò của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước có vai trò:

- Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Định hướng phát triển sản xuất vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.

- Là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phái.

- Là công cụ điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.

- Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh... và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.

- Là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.

d. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc pháp luật ngân sách

Công dân có quyền:

- Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

- Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng vẻ tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

Công dân có nghĩa vụ:

- Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.

- Nộp các khoản vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

1.6. Thuế

a. Thuế là gì?

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

b. Vai trò của thuế

Thuế có các vai trò:

- Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.

- Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường. Qua thuế, Nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.

- Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.

c. Một số loại thuế phổ biến

- Thuế trực thu là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Thuế trực thu có:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thuế thu nhập cá nhân.

- Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Thuế gián thu có:

+ Thuế giá trị gia tăng

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

+ Thuế bảo vệ môi trường

d. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện đóng thuế

- Công dân có nghĩa vụ khai và nộp thuế đầy đủ, trung thực, đúng thời hạn.

- Công dân được hưởng lợi ích từ thuế qua các hàng hoá, dịch vụ công cộng do Nhà nước cung cập.

- Những thông tin về thuế có trong Luật Quản lí thuế năm 2019 và các luật, nghị định về thuế có liên quan.

2. Bài tập

2.1. Trắc nghiệm

Câu 1. Khách hàng L trước khi mua trang sức, sẽ lên mạng tham khảo các shop bán trang sức cùng loại. Tiếp theo đó là đọc qua phản hồi của người khác, cuối cùng mới ra shop chọn mua sản phẩm ưng ý nhất. Trường hợp này, khách hàng L đang thực hiện hoạt động kinh tế nào sau đây?

A. Tiêu dùng.

B. Phân phối.

C. Sản xuất.

D. Trao đổi.

Câu 2. Vợ chồng anh F và chị G mới ở quê lên thành phố làm việc nên muốn tìm mua một căn nhà chung cư. Khi đi xem tòa nhà T, chị G thấy chung cư không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy; nhiều căn hộ chung cư bị cơi nới, rào chắn, không có lối thoát hiểm. Nhận thấy tòa nhà xuống cấp và không an toàn nên chị G đã thuyết phục chồng mình là anh F nên đi tìm chỗ khác nhưng anh F kiên quyết mua lại căn chung cư cũ này vì giá rẻ, hợp túi tiền. Chủ tòa nhà là anh H cũng đồng tình với anh F và hứa sẽ sửa hệ thống chữa cháy. Trong trường hợp trên, chủ thể nào dưới đây đúng khi tham gia vào thị trường?

A. Chị G.

B. Anh F.

C. Anh H và anh F.

D. Anh F và chị G.

Câu 3. Để thu được nhiều lợi nhuận, chị Q đã thu mua một số mặt hàng không rõ nguồn gốc giá rẻ để về bán. Trường hợp này chị Q đã

A. vận dụng tốt cơ chế thị trường.

B. vận dụng chưa tốt cơ chế thị trường.

C. sử dụng sai quy luật buôn bán.

D. bắt kịp đúng xu thế thị trường.

Câu 4. Chị N là lãnh đạo cơ quan chức năng. Chị N đã cấu kết với ông T kế toán hủy bỏ chứng từ kế toán làm giảm số thuế phải nộp để chiếm năm mươi triệu đồng. Ông Z biết được đã đe dọa ép chị N đưa mình một nửa số tiền nếu không sẽ tố cáo chị N và ông T. Phát hiện sự việc, ông T đã tung tin bịa đặt ông Z và chị K có quan hệ tình cảm khiến uy tín và danh dự của ông Z và chị K bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp trên, những ai sau đây vi phạm pháp luật về Thuế?

A. Chị N và ông T.

B. Chị N và ông Z.

C. Ông Z và chị K.

D. Ông Z và ông T.

Câu 5. Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán

A. vật phẩm.

B. sản phẩm nông nghiệp.

C. hàng hoá.

D. lương thực.

Câu 6. Giá cả của hàng hóa là thước đo của

A. giá trị hàng hóa.

B. giá trị sử dụng hàng hóa.

C. nhu cầu người tiêu dùng.

D. mức cầu trên thị trường.

Câu 7. Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán được gọi là

A. giá cả.

B. giá trị.

C. giá cả thị trường.

D. giá cả dự tính.

Câu 8. Chủ thể nào sau đây có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?

A. Nhà nước.

B. Chính phủ.

C. Quốc hội.

D. Tòa án.

Câu 9. Ngân sách Nhà nước được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của cơ quan quyền lực nào?

A. Quốc hội.

B. Nhà nước.

C. Chính phủ.

D. Hội đồng nhân dân.

Câu 10. Nhà nước thu thuế thu nhập đặc biệt nhằm mục đích nào sau đây?

A. Điều tiết việc sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

B. Kích thích sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu.

C.  Làm gián đoạn quá trình sản xuất hàng hóa đặc biệt.

D. Làm gián đoạn quá trình sử dụng dịch vụ đặc biệt.

Câu 11. Các hoạt động kinh tế có mối quan hệ như thế nào với nhau?

A. Thống nhất, tác động qua lại với nhau.

B. Mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau.

C. Tách rời, không liên quan tới nhau.

D. Rời rạc, bài xích lẫn nhau.

Câu 12. Trong quá trình tiêu dùng, khi sản phẩm tiêu thụ được sẽ thúc đẩy

A. mở rộng sản xuất.

B. thu hẹp sản xuất.

C. sản xuất giữ vững.

D. phân phối giảm.

Câu 13. Chủ thể nào sau đây có trách nhiệm phải tuân thủ pháp luật, cung cấp những hàng hoá, không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Nhà nước.

D. Chủ thể kinh doanh.

Câu 14. Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế là nội dung thể hiện chức năng nào của thị trường?

A. Chức năng thừa nhận.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều khiển.

D. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

Câu 15. Phương án nào sau đây không thuộc ưu điểm của cơ chế thị trường?

A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.

B. Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

C. Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.

D. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất.

Câu 16. Nếu thực hiện tốt cơ chế thị trường sẽ mang lại tác động nào sau đây đối với các doanh nghiệp?

A. Đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường.

B. Duy trì được hoạt động kinh doanh ở mức trung bình.

C. Tụt lùi và thua lỗ trên thương trường.

D. Trình độ cạnh tranh luôn duy trì ở mức trung bình.

Câu 17. Ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào trong việc Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế quốc dân và giải quyết các vấn đề xã hội?

A. Công cụ hữu ích.

B. Công cụ lao động.

C. Cơ sở nền tảng.

D. Mục tiêu, động lực.

Câu 18. Những mặt hàng nào cần phải nộp thuế bảo vệ môi trường?

A. Mặt hàng gây tác động xấu đến môi trường.

B. Mặt hàng có giá trị cao.

C. Mặt hàng góp phần bảo vệ môi trường.

D. Mặt hàng được nhập khẩu từ nước ngoài.

Câu 19. Chủ thể có mức thu nhập từ bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

A. Lớn hơn hoặc bằng 3 triệu/ tháng.

B. Lớn hơn hoặc bằng 4 triệu/ tháng.

C. Lớn hơn hoặc bằng 5 triệu/ tháng.

D. Lớn hơn hoặc bằng 6 triệu/ tháng.

Câu 20. Chủ thể nào dưới đây đang tiến hành hoạt động sản xuất?

A. Anh M mang gà ra chợ để bán.

B. Chị P đang cấy lúa.

C. Chị Q đi chợ mua thực phẩm.

D. K đang nấu cơm giúp bố mẹ.

Câu 21. Nền kinh tế là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của

A. nhiều quốc gia.

B. một dân tộc.

C. một quốc gia.

D. toàn bộ các quốc gia.

Câu 22. Trong các hoạt động kinh tế cơ bản không bao gồm hoạt động nào sau đây?

A. Sản xuất.

B. Phân phối – trao đổi.

C. Tiêu dùng.

D. Chính trị.

Câu 23. Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế được gọi là

A. chủ thể của nền kinh tế.

B. người kinh doanh.

C. chủ thể sản xuất.

D. người tiêu dùng.

Câu 24. Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là

A. thị trường.

B. doanh nghiệp.

C. bất động sản.

D. kinh tế.

2.2. Tự luận

Câu 1. Em hãy nêu ưu và nhược điểm của cơ chế thị trường đến đời sống,  kinh tế và xã hội? Lấy ví dụ?

Câu 2. Em hãy nêu đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước?

Câu 3. Có ý kiến cho rằng: “Hạn chế sản xuất là vấn đề cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.” Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 4. Do nhu cầu du lịch ngày càng cao, anh P đã đầu tư mở rộng, nâng cao dịch vụ chuỗi nhà hàng, khách sạn của mình gần những khu du lịch nhằm phục vụ khách du lịch khi đến đây.

Em đồng tình hay không đồng tình với cách làm của anh P? Vì sao?

-(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDKT & PL 10 KNTT năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF