Để chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 7 KNTT năm 2023-2024 do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em không những hoàn thiện kiến thức Công nghệ 7 KNTT mà còn củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm Công nghệ 7 cũng như trình bày các câu hỏi tự luận. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng. Chúc các em học tốt nhé!
1. Tóm tắt lí thuyết
1.1. Giới thiệu về trồng trọt
a. Vai trò
Trồng trọt có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống của con người, cung cấp cho con người các sản phẩm thiết yếu như gạo, ngô, các loại rau, củ, quả,... Bên cạnh đó, trồng trọt còn có vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều ngành nghề quan trọng khác như chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu.
b. Triển vọng
- Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt trong năm. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích của nước ta là đất trong với địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biển,...
- Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt; nhà nước ta rất quan tầm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trong trọt khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt.
c. Phương thức trồng trọt
- Trồng trọt ngoài tự nhiên
- Trồng trọt trong nhà có mái che
- Phương thức trồng trọt kết hợp
d. Ngành nghề trong trồng trọt
- Kĩ sư trồng trọt.
- Kĩ sư bảo vệ thực vật.
- Kĩ sư chọn giống cây trồng.
1.2. Quy trình trồng trọt
a. Làm đất, trồng cây
- Làm đất trồng cây là công đoạn đầu tiên trong quy trình trồng trọt. Mỗi loại cây trồng khác nhau thì kĩ thuật làm đất cũng khác nhau. Nhìn chung, Kĩ thuật làm đất trồng cây gồm một số công việc chính như: Cày đất, bừa, đập đất, lên luống.
- Bón phân thúc.
b. Gieo trồng và chăm sóc cây trồng
Gieo trồng: Có hai hình thức gieo trồng chính là gieo bằng hạt và trồng bằng cây con. Ngoài ra, có thể trồng bằng củ, bằng đoạn thân....
Chăm sóc cây trồng
- Tỉa, dặm cây
- Làm cỏ, vun xới
- Tưới nước
- Tiêu nước
- Bón phân thúc
Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
- Nguyên tắc phòng trừ:
+ Phòng là chính.
+ Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
- Các biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh.
+ Biện pháp thủ công.
+ Biện pháp hoá học.
+ Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật.
c. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
Một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt phổ biến là
- Hái rau, đỗ, nhãn, chôm chôm
- Nhổ: Su hào, sản (khoai mì), lạc (đậu phộng)....
- Đào: Khoai tây, khoai lang....
- Cắt: Lúa, hoa, bắp cải,...
Ngoài ra, người ta còn dùng máy để thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
2. Trắc nghiệm tự luyện
Câu 1: Loại cây trồng nào sau đây thường được trồng trong nhà có mái che?
A. Cây lúa
B. Cây ngô
C. Cây bưởi
D. Cây lan Hồ Điệp
Câu 2: Nhiệm vụ không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt là
A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu
B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người
C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường
D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà
Câu 3: Vai trò của trồng trọt là
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
C. Cung cấp nông sản cho sản xuất
D. Tất cả các ý trên
Câu 4: Đâu là triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam?
A. Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực.
B. Áp dụng phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
C. Nông dân sáng tạo, ham học hỏi giúp nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây lương thực?
A. Cà phê
B. Su hào, cải bắp, cà chua
C. Ngô, khoai lang, khoai tây
D. Bông, cao su, sơn
Câu 6: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không phải là lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam?
A. Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
B. Việt Nam có diện tích chủ yếu là đồng bằng nên rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt.
C. Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.
D. Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.
Câu 7: Đất trồng gồm mấy thành phần chính:
A. Hai thành phần
B. Ba thành phần
C. Năm thành phần
D. Nhiều thành phần
Câu 8: Thành phần lỏng của đất có vai trò
A. Giúp cho cây trồng đứng vững
B. Hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ
C. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
Câu 9: Làm đất có công việc chính nào sau đây?
A. Cày đất
B. Bừa/dập đất
C. Lên luống
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Bón phân lót cho cây trồng có ỹ nghĩa gì?
A. Ức chế cỏ dại
B. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì ra hoa
C. Chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây
D. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì đậu quả
Câu 11: Cày đất có vai trò gì trong trồng trọt?
A. Làm tăng bề dày lớp đất trồng
B. Làm cho đất tơi xốp và thoáng khí
C. Chôn vùi cỏ dại
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 12: Thành phần chất rắn của đất trồng có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
B. Cung cấp nước cho cây trồng
C. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng
D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng
Câu 13: Nên tưới nước cho cây trồng vào thời gian nào trong ngày?
A. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa
B. Buổi trưa hoặc buổi chiều muộn
C. Vào bất kì thời gian nào trong ngày
D. Buổi sáng sớm hoặc chiều muộn
Câu 14: Khi nào cần dặm cây?
A. Cây trồng bị thiếu ánh sáng
B. Cây mọc quá dày
C. Cây mọc quá thưa
D. Cây trồng bị thừa dinh dưỡng
Câu 15: Mô tả nào sau đây là của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại thủ công?
A. Thay giống cũ bằng giống mới có khả năng kháng sâu, bệnh hại.
B. Vệ sinh đồng ruộng
C. Sử dụng các vi sinh vật có lợi (ong mắt đỏ, bọ rùa, …) để tiêu diệt sâu hại
D. Dùng bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại
Câu 16: Bón phân thúc cho cây trồng có vai trò nào sau đây?
A. Bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
B. Ngăn ngừa sự phát triển của sâu bệnh hại cây trồng.
C. Ngăn ngừa sự phát triển của cỏ dại.
D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Câu 17: Khi trồng cây con, để giúp cây đứng vững cần phải:
A. Bón phân cho cây ngay sau khi trồng
B. Vun gốc ngay sau khi trồng
C. Đào hố thật sâu
D. Trồng cây với mật độ thật dày
Câu 18: Khi gieo trồng cần đảm bảo yêu cầu về:
A. Thời vụ
B. Mật độ
C. Khoảng cách và độ nông sâu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 19: Lạc (đậu phộng), sắn (khoai mì) thường thu hoạch bằng phương pháp
A. Tuốt
B. Nhổ
C. Cắt
D. Chặt
Câu 20: Yêu cầu khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt là:
A. Đúng lúc
B. Nhanh, gọn
C. Cẩn thận
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21: Máy gặt được sử dụng để thu hoạch sản phẩm nào sau đây?
A. Cà phê
B. Chè
C. Lúa
D. Lạc
Câu 22: Lựa chọn phương pháp bảo quản căn cứ vào:
A. Đặc điểm của loại sản phẩm trồng trọt
B. Yêu cầu của bảo quản
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 23: Hãy tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau
A. Thu hoạch lúa khi còn xanh sẽ làm giảm năng suất và chất lượng gạo.
B. Nên thu hoạch su hào sàng già càng tốt
C. Thu hoạch các loại quả khi chưa đủ độ chín sẽ làm giảm chất lượng quả
D. Quả chín nếu không thu hoạch kịp thời quả sẽ bị thối và rụng
Câu 24: Đâu không phải phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt phổ biến
A. Hái
B. Cắt
C. Xúc
D. Đào
Câu 25: Tiêu chuẩn chọn cành giâm là:
A. cành non, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
B. cành già, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
C. cành bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
D. cành non hoặc bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
Câu 26: Nhân giống vô tính áp dụng với cây trồng nào?
A. Cây ăn quả
B. Cây hoa
C. Cây cảnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 27: Các cây con được tạo ra bằng hình thức nhân giống vô tính có đặc điểm nào sau đây?
A. mang các đặc điểm tốt hơn cây mẹ
B. mang các đặc điểm giống với cây mẹ
C. mang các đặc điểm không tốt bằng cây mẹ
D. mang một nửa đặc điểm của bố và một nửa đặc điểm của mẹ
Câu 28: Nhân giống bằng phương pháp giâm cành tiến hành theo mấy bước?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 7
Câu 29: Hình ảnh dưới đây mô tả phương pháp nhân giống vô tính nào?
A. Giâm cành
B. Ghép
C. Chiết
D. Nuôi cấy mô
Câu 30: Trong hình thức nhân giống vô tính, cây con có thể được hình thành từ những bộ phận nào của cơ thể mẹ?
A. Rễ, cành, lá, hoa
B. Thân, lá, hoa, quả
C. Lá, thân, cành, rễ
D. Thân, cành, quả, hạt
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 7 KNTT năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 7 KNTT năm 2023-2024
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 KNTT năm 2023-2024
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023958 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)