OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Chuyên đề Tình hình phát triển kinh tế Công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ môn Địa Lý 9 năm 2021

13/05/2021 1.33 MB 269 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210513/94015165644_20210513_140032.pdf?r=1860
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chuyên đề Tình hình phát triển kinh tế Công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ môn Địa Lý 9 năm 2021 là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập môn, góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

 

 
 

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

 

1. LÝ THUYẾT

* Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi:

   + Vị trí địa lí thuận lợi.

   + Lao động dồi dào có tay nghề cao.

   + Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có chính sách tốt.

- Khó khăn:

   + Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất.

   + Môi trường ô nhiễm.

* Tình hình phát triển:

- Trước 1975: phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ.

- Hiện nay:

   + Nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

   + Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dấu khí, điện tử, công nghệ cao.

- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

   + TP.Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.

   + Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Dựa vào hình 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ.

Giải

Nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ:

- Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam lãnh thổ.

- Ba trung tâm công nghiệp lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

+  Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng nhất.

+ Biên Hòa và Vũng Tàu là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu ngành khá đa dạng, Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

+ Các trung tâm công nghiệp còn lại có quy mô vừa hoặc nhỏ, quan trọng nhất là Thủ Dầu Một.

Câu 2: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất?

Giải

Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ từ sau khi đất nước thống nhất:

- Trước khi đất nước thống nhất:

+ Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm. Sản xuất phụ thuộc nước ngoài.

+ Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

- Từ sau khi đất nước thống nhất:

+ Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng (59,3% năm 2002), hiện nay chiếm hơn 1/2 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng và cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Đã hình thành và phát triển nhanh nhiều ngành công nghiệp hiện đại như:hóa dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hóa dược....

+ Phân bố công nghiệp ngày càng hợp lí hơn. Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. 

TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

Thủ Dầu Một (Bình Dương) là trung tâm công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đây.

+ Khó khăn: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và chất lượng môi trường bị suy giảm.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%)

Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là:

A. Nông, lâm, ngư nghiệp

B. Dich vụ

C. Công nghiệp xây dựng

D. Khai thác dầu khí

Đáp án: C.

Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là công nghiệp – xây dựng (59,3%), dịch vụ (34,5%), Nông – lâm – ngư nghiệp (6,2%).

Câu 2: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:

A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ.

B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.

C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí.

D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Đáp án: D.

Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là dầu khí, điện tử và công nghệ cao

Câu 3: Năm 2002, GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đạt 289 500 tỉ đồng, chiếm bao nhiêu % GDP của cả nước? (biết rằng năm 2002, GDP của cả nước là 534 375 tỉ đồng).

A. 54,17%.

B. 184,58%.

C. 541,7%.

D. 5,41%.

Đáp án: A.

Cách tính tỉ lệ:

%GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm = (GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm × 100)/ GDP của cả nước

Câu 4: Vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là:

A. Nghèo tài nguyên

B. Dân đông

C. Thu nhập thấp

D. Ô nhiễm môi trường

Đáp án: D.

Một vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là môi trường đang bị suy giảm nghiêm trọng. Vấn đề môi nhiễm môi trường (nước, không khí, đất,…) đang rất trầm trọng do phát triển công nghiệp, dân số tăng nhanh.

Câu 5: Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở:

A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.

B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

C. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

D. Biên Hòa, Vũng Tàu, Bình Dương.

Đáp án: B.

Ngành công nghiệp tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Tình hình phát triển kinh tế Công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ môn Địa Lý 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF