OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Chuyên đề Đặc điểm dân cư - xã hội Vùng Đông Nam Bộ môn Địa Lý 9 năm 2021

13/05/2021 1.5 MB 674 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210513/586161037774_20210513_133252.pdf?r=1876
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh lớp 9 cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Chuyên đề Đặc điểm dân cư - xã hội Vùng Đông Nam Bộ môn Địa Lý 9 năm 2021 gồm phần lý thuyết, ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.

 

 
 

ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ - XÃ HỘI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

 

1. LÝ THUYẾT

* Dân cư:

- Số dân: Đông dân: 10,9 triệu người (2002), năm 2016: 16,5 triệu người (18% dân số cả nước). TP.Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước).

- Mật độ dân số khá cao: 434 người/km2 (2002); 700 người/km2 (2016).

- Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

- Lao động: Dồi dào với tay nghề cao; thị trường rộng lớn; có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

* Xã hội:

- Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của vùng đều cao hơn so với cả nước.

- Đời sống dân cư, xã hội khá cao, nhiều khu công nghiệp phát triển, tốc độ đô thị hóa cao.

- Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, là điều kiện để phát triển du lịch: Bến Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Côn Đảo, Rừng Sác, Dinh Thống Nhất, Suối Tiên, Đầm Sen,…

- Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ 

Ví dụ 1: Căn cứ vào bảng 31.3:

Bảng 31.3. Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh

(Đơn vị: nghìn người)

Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.

Giải

Nhận xét

Giai đoạn 1995 – 2002:

- Tổng số dân tăng lên khá nhanh và liên tục (từ 4640 nghìn người lên 5479 nghìn người).

- Số dân thành thị tăng từ 3466,1 nghìn người lên 4623,2 nghìn người. Số dân nông thôn giảm từ 1174,3 nghìn người lên 855,8 nghìn người.

-  Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, từ 74,69 % năm 1995 lên 84,38 % năm 2002

=> TP. Hồ Chí Minh có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh.

Ví dụ 2: Căn cứ vào bảng 31.2, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bô so với cả nước.

Bảng 31.2. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ và cả nước, năm 1999

Tiêu chí

Đơn vị tính

Đông Nam Bộ

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

434

233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

%

1,4

1,4

Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị

%

6,5

7,4

Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn

%

24,8

26,5

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

527,8

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

92,1

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

72,9

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

55,5

23,6

 

 

Giải

Tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước:

- Dân cư:

+ Đông Nam Bộ là vùng đông dân, lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề.

+ Mật độ dân số cao ( 434 người/km2 gấp 1,86 lần cả nước).

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng bằng cả nước (1,4% năm 1999).

+ Tỉ lệ dân thành thị khá lớn (55,5%, gấp 2,35 lần cả nước)

- Xã hội:

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước (6,5% < 7,4% và 24,8% <26,5% năm 1999).

+ Đời sống dân cư khá ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,5 lần cả nước (với 527,8 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).

+ Trình độ dân trí cao, tỉ lệ  người lớn biết chữ cao hơn cả nước (92,1 %> 90,3%).

+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (của vùng là 72,9 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi).

-> Đông Nam Bộ là vùng có trình độ dân cư - xã hội ở mức cao trong cả nước.

3. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ:

A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.

B. Thị trường tiêu nhỏ do đời sống nhân dân ở mức cao.

C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Đáp án: B.

Đặc điểm của vùng Đông Nam Bộ là dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao đây là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn và Đông Nam Bộ cũng là vùng có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999

Tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Nam Bộ đã vượt quá mức:

A. 50 %      

B. 40 %

C. 30 %      

D. 10 %

Đáp án: A.

Tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Nam Bộ đã vượt quá mức 50%. Đông Nam Bộ có tỉ lệ thị dân là 55,5% năm 1999.

Câu 3: Cho bảng số liệu:

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999

Chỉ số phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ thấp hơn trung bình cả nước là:

A. Tỉ lệ người lớn biết chữ

B. Tỉ lệ dân số thành thị

C. Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị

D. Tuổi thọ trung bình

Đáp án: C.

Chỉ số phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ thấp hơn trung bình cả nước là tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn.

Câu 4: Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là:

A. Biên Hòa

B. Thủ Dầu Một

C. TP. Hồ Chí Minh

D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Đáp án: C.

TP. Hồ Chí Minh không chỉ là thành phố có sức thu hút lao động khắp cả nước nhất mà còn thu hút lao động nước ngoài có trình độ cao ở Đông Nam Bộ.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Đặc điểm dân cư - xã hội Vùng Đông Nam Bộ môn Địa Lý 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF