OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

16/04/2022 902.01 KB 635 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220416/854786877002_20220416_170304.pdf?r=6147
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Người Việt Nam đến nay rất quý trọng ơn nghĩa. Học cách biết ơn sẽ giúp con người sống tốt đẹp và trân trọng những giá trị mà bản thân có được. Điều này được răn dạy trong câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Để hiểu rõ về đạo lí này mời các em cùng tham khảo tài liệu văn mẫu Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây dưới đây. Chúc các em học tập thật tốt!

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

2.1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

2.2. Thân bài

- Câu tục ngữ là lời khuyên quý giá cho con người về truyền thống biết ơn.

- Chứng minh trong thực tế lịch sử:

+ Quá khứ: Người ta thường tổ chức cúng kính để cảm ơn trời đất; Mỗi vụ mùa đều cúng thần linh; Thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ...

+ Hiện tại: Các ngày lễ lớn như: thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc; tinh thần ghi nhớ công ơn về các anh hùng liệt sĩ ngã xuống vì dân tộc, các cuộc đền ơn đáp nghĩa…

2.3. Kết bài

Đánh giá về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Gợi ý làm bài

3.1. Bài văn mẫu số 1

Dân tộc Việt Nam rất quý trọng ơn nghĩa. Bởi vậy mà điều đó đã được ông cha ta răn dạy trong câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nhắc nhở con người khi được ăn quả ngọt, cần phải nhớ đến người đã vun trồng và chăm sóc để cây đơm hoa, kết trái. Còn xét về nghĩa bóng, đó là lời răn dạy về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta “trái ngọt”. Câu tục ngữ là nhắc nhở rằng con người sống phải có lòng biết ơn, quý trọng tình nghĩa.

Bài học giá trị của câu tục muốn gửi gắm là hoàn toàn đúng đắn. Điều đó đã được thể hiện từ trong quá khứ đến hiện tại. Từ xa xưa, ông cha ta đã thể hiện lòng biết ơn qua việc thờ cúng tổ tiên, hay tổ chức các lễ hội tưởng nhớ công ơn của những bậc anh hùng có công với đất nước như hội Gióng, hội gò Đống Đa, hội Cổ Loa… Đến ngày hôm nay, lòng biết ơn thể hiện qua các hành động nhỏ bé nhưng rất ý nghĩa. Lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác. Các cuộc viếng thăm những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Những món quà dành cho các bạn bè, đồng nghiệp…

Còn với học sinh, việc thể hiện lòng biết ơn lại đến từ những hành động vô cùng đơn giản: lễ phép với ông bà, giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, chăm chỉ học tập, tích cực rèn luyện.

Khi chúng ta coi trọng ơn nghĩa, thì sẽ biết trân trọng cuộc sống hơn. Lòng biết ơn giúp con người nhận được sự yêu mến, kính trọng của những người xung quanh. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều người có lối sống vô ơn, bội bạc. Họ chỉ chạy theo những giá trị vật chất, gây ra những hành vi sai trái cần phải lên án, phê phán.

Qua chứng minh, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thực giàu giá trị. Con người sống biết ơn sẽ đem đến những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Lòng biết ơn là một điều tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy. Bởi vậy mà ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để gửi gắm lời khuyên đến mỗi người.

Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu. Khi ăn quả ngọt, chúng ta nhớ đến người vun trồng và chăm sóc cây cối phát triển, để cho ra trái ngọt. Con người sống trong cuộc đời cũng vậy, nhận được sự giúp đỡ của người khác hay hưởng thụ thành quả nào đó cần phải nhớ ơn, trân trọng.

Lời khuyên trên là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ không gì tự nhiên có được. Từ xa xưa, ông cha ta đã thể hiện lòng biết ơn thiên thiên khi có được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no qua các lễ hội. Hay như cục thờ cúng tổ tiên, hoặc những người anh hùng có công với đất nước. Đến hôm nay, sự biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động. Các ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 2 để tri ân những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Lời nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo từ người khác. Hoặc thái độ giữ gìn và trân trọng những sản phẩm chúng ta đang được sử dụng. Tất cả hành động đó tuy đơn giản, nhưng lại rất ý nghĩa.

Học cách sống biết ơn sẽ giúp con người biết trân trọng mọi thứ. Từ đó, chúng ta mới có được thành công, hay nhận được sự yêu mến của những người xung quanh. Ngược lại thái độ sống vô ơn, bội bạc cần lên án, và tránh xa. Đặc biệt là đối với học sinh - những chủ nhân của đất nước thì lòng biết ơn là cần thiết.

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rất ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Lời khuyên được gửi gắm qua đó đã giúp mỗi người sống tốt đẹp hơn.

----------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------

ADMICRO
NONE
OFF