OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Con người và môi trường môn Sinh học 9

06/08/2021 1.21 MB 537 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210806/231535033883_20210806_135711.pdf?r=2563
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Con người và môi trường môn Sinh học 9. Được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

 

 
 

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN

 

 

Câu 1: Chọn một hoặc một số nội dung ở cột bên phải (kí hiệu bằng a, b, c…) ứng với mỗi hoạt động của con người ở cột bên trái (kí hiệu 1, 2, 3…) gây ra sự phá hủy môi trường tự nhiên ở bảng 53.1 dưới đây và ghi vào cột “Ghi kết quả”

Trả lời:

Bảng 53.1. Những hoạt động của con người tác động đến môi trường

Hoạt động của con người

Ghi kết quả

Hậu quả phá hủy môi trường tự nhiên

1. Hái lượm

 

a) Mất nhiều loài sinh vật

2. Săn bắt động vật hoang dã

2 - a

b) Mất nơi ở của sinh vật

3. Đốt rừng lấy đất trồng trọt

3 – b, c, d, e

c) Xói mòn và thoái hóa đất

4. Chăn thả gia súc

4 - d

d) Ô nhiễm môi trườn

5. Khai thác khoáng sản

5 – b, d,

e) Cháy rừng

6. Phát triển nhiều khu dân cư

6 – a, b, d, h

g) Hạn hán

7. Chiến tranh

7 – a, d

h) Mất cân bằng sinh thái

 

Câu 2: Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo em, đó là những hậu quả gì?

Trả lời:

Hậu quả của chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng: mất đi nhiều loài sinh vật, thay đổi khí hậu, lũ lụt, xói mòn đất, ô nhiễm môi trường,…

 

Câu 3: Hãy nêu những biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên khác (ngoài SGK) mà em biết.

Trả lời:

Các biện pháp bảo vệ môi trường:

- Tuyên truyền vận động để mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường

- Không xả rác bừa bãi, phân loại rác trước khi vứt bỏ

- Xử phạt nghiêm minh các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường.

 

Câu 4: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu, làm mất ……………………., làm suy giảm các ……………….., gây mất ………………… Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là ………………………. từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu như ………… và ……………, ô nhiễm môi trường, hạn hán, …………….., …………….

Trả lời:

Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu, làm mất các loài sinh vật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, gây mất cân bằng sinh thái. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu như xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt, lũ quét…

 

Câu 5: Chọn câu sai trong số các câu sau đây:

A, Con người đã và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

B, Mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình.

C, Bảo vệ môi trường là vấn đề có tính toàn cầu

D, Bảo vệ môi trường là mối quan tâm chỉ của những nước đang phát triển.

Trả lời:

Chọn đáp án D. Bảo vệ môi trường là mối quan tâm chỉ của những nước đang phát triển.

Giải thích: bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi quốc gia.

 

Câu 6: Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người.

Trả lời:

Do các hoạt động sản xuất phục vụ cuộc sống (chăn thả gia súc, săn bắn, trồng trọt, khai thác tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp hóa,…) , con người dần phá hủy các thảm thực vật trong tự nhiên, gây nên sự suy thoái môi trường.

 

Câu 7: Hoàn thành nội dung trong bảng 53.2.

Trả lời:

Bảng 53.2. Bảng ghi những việc làm xấu ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và biện pháp khắc phục

Tên việc làm

Tác hại

Cần làm gì để khắc phục

Đốt rừng

Xói mòn đất, ô nhiễm môi trường, mất đi nhiều loài sinh vật,…

Nghiêm cấm đốt rừng, tiến hành trông cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

Xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường

Ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh,…

Xử phạt nghiêm minh, đầu tư hệ thống làm sạch nước thải trước khi xả ra môi trường.

Khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi

Mất cân bằng sinh thái

Sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí

 

 

Câu 8: Săn bắt động vật hoang dã đã gây nên những hậu quả nào sau đây? (chọn phương án trả lời đúng)

A, Mất nhiều loài sinh vật

B, Xói mòn và thoái hóa đất

C, Hạn hán

D, Mất nơi ở của sinh vật.

Trả lời:

Chọn đáp án A. Mất nhiều loài sinh vật

 

 

Câu 9: Quan sát các hình 54.1 SGK và điền tiếp vào bảng 54.1

Trả lời:

Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Hoạt động

Nhiên liệu bị đốt cháy

1. Giao thông vận tải

- Ô tô

- Xe máy

- Tàu hỏa, tàu thủy

- Xăng dầu

- Xăng đầu

- Xăng dầu, than đá

2. Sản xuất công nghiệp:

- Vận hành máy móc, thiết bị sản xuất

- Vận hành máy móc, thiết bị khai thác

- …

- Than đá

- Dầu mỏ, khí đốt

- …

3. Sinh hoạt

- Nấu ăn

- Sưởi ấm

- gỗ, củi

- khí gas

4. Hoạt động khác

- Đốt rừng làm nương rẫy

- ……..

- cây gỗ

-………..

 

 

Câu 10: Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí.

Trả lời:

Các hoạt động tại gia đình và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí: đun nấu bằng gas, củi, bếp than; sử dụng các phương tiện giao thông: xe máy, ô tô, công nông, xe tải, xe khách; đốt rơm rạ; …

 

Câu 11: Quan sát hình 54.2 SGK, hãy cho biết:

a) Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?

b) Mô tả con đường phát tán các loại hóa chất đó.

Trả lời:

a) Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở môi trường đất, trong mạch nước ngầm, trong sông, suối, ao hồ và trong đại dương.

b) Con đường phát tán các loại hóa chất: Các chất độc hại tích lũy trong đất, ngấm vào mạch nước ngầm, tích lũy trong các môi trường nước,… sau đó chúng bốc hơi vào không khí và gây ô nhiễm đất, nước, không khí.

 

Câu 12: Điền nội dung thích hợp vào bảng 54.2 những chất thải rắn gây ô nhiễm mà em thường gặp quanh nơi ở hoặc trên đường tới trường.

Trả lời:

Bảng 54.2. Các chất thải rắn gây ô nhiễm

Tên chất thải

Chất thải từ hoạt động

- Giấy vụn

- Túi nilon

- Chai lọ các loại

- Đồ ăn thừa

- Phụ phẩm, phế phẩm sản xuất: bã mía, rơm rạ, đồ cao su, tro xỉ,…

- Đất đá, vôi, cát

- Bông băng, kim tiêm

- Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp

- Sinh hoạt

- Sinh hoạt,

- Sinh hoạt

- Sản xuất công nghiệp

- Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp

- Y tế

 

 

Câu 13: Quan sát các hình 54.5 và hình 54.6 SGK, hãy nêu nguyên nhân của một số bệnh ở người do sinh vật gây ra dựa theo các mẫu câu hỏi như sau:

a) Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả lị?

b) Nguyên nhân của bệnh giun sán?

c) Cách phòng tránh bệnh sốt rét?

Trả lời:

a) Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả lị: môi trường ô nhiễm, vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh.

b) Nguyên nhân của bệnh giun sán: Môi trường ô nhiễm, con người vệ sinh không sạch sẽ khi ăn uống, sinh hoạt.

c) Cách phòng tránh bệnh sốt rét: phun thuốc diệt muỗi theo định kì, sử dụng màn khi ngủ, giữ vệ sinh môi trường, không để ao tù nước đọng, …

 

Câu 14: Hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Chất khí độc hại làm ô nhiễm không khí, thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, các chất phóng xạ, chất thải lỏng rắn chưa xử lí, các tác nhân sinh học,…

 

Câu 15: Điền nội dung phù hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Ô nhiễm môi trường chủ yếu do ……………………… và một số hoạt động tự nhiên như ………………, …………….

Quá trình đốt cháy nhiên liệu củi, than, dầu mỏ, khí đốt… trong công nghiệp, giao thông vận tải và đun nấu … đã thải vào không khí ……………………….. cho đời sống của con người và các sinh vật.

Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm… dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động ……………. và ảnh hưởng tới …………………….

Trả lời:

Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người và một số hoạt động tự nhiên như núi lửa, lũ lụt.

Quá trình đốt cháy nhiên liệu củi, than, dầu mỏ, khí đốt… trong công nghiệp, giao thông vận tải và đun nấu … đã thải vào không khí các chất khí độc hại cho đời sống của con người và các sinh vật.

Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm… dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi cho toàn hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Con người và môi trường môn Sinh học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE
OFF