OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Chi Lăng

11/05/2021 2.31 MB 210 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210511/557645934661_20210511_095834.pdf?r=5350
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu với các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Chi Lăng nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!

 

 
 

TRƯỜNG THPT CHI LĂNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Vật dao động tắt dần có:

       A. biên độ luôn giảm dần theo thời gian.

       B. động năng luôn giảm dần theo thời gian.

       C. li độ luôn giảm dần theo thời gian.

       D. tốc độ luôn giảm dần theo thời gian.

Câu 2: Xét dao động điều hòa của con lắc đơn tại một điểm trên mặt đất. Khi con lắc đơn đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

       A. độ lớn li độ tăng.

       B. tốc độ giảm.

       C. độ lớn lực phục hồi giảm.

       D. thế năng tăng.

Câu 3: Hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là \({x_1} = {A_1}\cos \left( {\omega t} \right)\) cm và \({x_2} =  - {A_2}\cos \left( {\omega t} \right)\)cm. Phát biểu nào sau đây là đúng?

       A.  Hai dao động ngược pha

       B. hai dao động vuông pha.

       C. Hai dao động cùng pha.

       D. Hai dao động lệch pha nhau một góc 0,25π.          

Câu 4: Một chất điểm có khối lượng m, dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc ω. Cơ năng dao động của chất điểm là:

       A.\(\dfrac{1}{4}m{\omega ^2}{A^2}\).

       B.\(m{\omega ^2}{A^2}\).

       C..\(\dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)..

       D.\(\dfrac{1}{3}m{\omega ^2}{A^2}\).

Câu 5: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là \({x_1} = {A_1}\cos \left( {\omega t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\)cm và \({x_2} = {A_2}\cos \left( {\omega t - \dfrac{\pi }{6}} \right)\)cm. Biên độ dao động của vật là :

A. \(\sqrt {A_1^2 + A_2^2} \).      

B. \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right|\).

C. A1 + A2.            

D. \(\dfrac{{{A_1} + {A_2}}}{2}\).

Câu 6: Tốc độ lan truyền sóng trong một môi trường phụ thuộc vào:

       A. chu kì sóng.

       B. bản chất của môi trường.                                        

       C. bước sóng.

       D. tần số sóng.

Câu 7: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(10πt + 0,5π) (t tính bằng s). Tần số dao động của vật là:

       A. 10 Hz.                           B. 10π Hz.

       C. 5π Hz.                           D. 5 Hz.

Câu 8: Một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số góc dao động của con lắc là

A.\(2\pi \sqrt {\dfrac{g}{l}} \).                        

B.\(2\pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} \).

C. \(\sqrt {\dfrac{g}{l}} \).                             

D. \(\sqrt {\dfrac{l}{g}} \).

Câu 9: Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A. Quãng đường mà chất điểm đi được trong một chu kì là

       A. 3 A.                               B. 4 A.

       C. A.                                  D. 2 A.

Câu 10: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k, vật nặng có khối lượng m. Độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là:

A. \(\dfrac{m}{k}\).          

B. \(\sqrt {\dfrac{{mg}}{k}} \).

C. \(\sqrt {\dfrac{m}{k}} \).       

D. \(\dfrac{{mg}}{k}\).

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

C

A

C

A

6

7

8

9

10

B

D

C

B

D

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Cho các nhận định về tính chất, ứng dụng của tia tử ngoại như sau

(1) Dùng để chữa bệnh còi xương.

(2) Dùng để chiếu, chụp điện.

(3) Bị nước, thủy tinh hấp thụ rất mạnh.

(4) Dùng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.

(5) Có khả năng biến điệu như sóng điện từ cao tần.

Số nhận định đúng là

A. 1                                    B. 4

C. 3                                    D. 2

Câu 2: Hai điện tích thử q1, q2 (q1 = 2q2) theo thứ tự đặt vào 2 điểm A và B trong điện trường. Độ lớn lực điện trường tác dụng lên q1 và q2 lần lượt là F1, và F2 (với F1 = 5F2). Độ lớn cường độ điện trường tại A và B là E1 và E2. Khi đó

A. E2 = 0,2E1.                    

B. E2 = 2E1.

C. E2 = 2,5E1.                    

D. E2 = 0,4E1.

Câu 3: Sóng ngang là sóng

A. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

B. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

C. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.

D. luôn lan truyền theo phương nằm ngang.

Câu 4: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ chứa một phần tử là điện trở hoặc tụ điện hoặc cuộn dây. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch cùng pha với điện áp ở hai đầu mạch thì đoạn mạch đó chứa

A. cuộn dây thuần cảm .

B. điện trở.

C. tụ điện .

D. cuộn dây không thuần cảm.

Câu 5: Dòng điện chạy qua đoạn mạch có biểu thức \(i = 6\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\,A\).  Giá trị cực đại của dòng điện này bằng

A. 3 A.                               B. 6 A.

C. 2 A.                               D. \(3\sqrt 2 A\)

Câu 6: Cho mạch dao động điện từ lí tưởng. Biểu thức điện tích của một bản tụ điện là \(q = {q_0}\cos \left( {\omega t - \dfrac{\pi }{6}} \right)\).  Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là

A. \(i = \dfrac{{{q_0}}}{\omega }\cos \left( {\omega t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\)

B. \(i = \dfrac{{{q_0}}}{\omega }\cos \left( {\omega t - \dfrac{\pi }{6}} \right)\)

C. \(i = {q_0}\cos \left( {\omega t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\)

D. \(i = {q_0}\cos \left( {\omega t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\)

Câu 7: Từ thông qua một vòng dây dẫn có biểu thức \(\Phi  = {\Phi _0}\cos \left( {\omega t - \dfrac{\pi }{6}} \right)\)  khi đó biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là \(e = {\Phi _0}\omega \cos \left( {\omega t + \varphi  - \dfrac{\pi }{{12}}} \right)\).  Giá trị của φ là

A. \(\dfrac{\pi }{3}\,rad\)

B. \( - \dfrac{\pi }{{12}}\,rad\)

C. \( - \dfrac{{7\pi }}{{12}}\,rad\)

D. \(\dfrac{{5\pi }}{{12}}\,rad\)

Câu 8: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần 2R điện áp u = U0cosωt V . Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là

A. \(P = \dfrac{{U_0^2}}{{4R}}\)                          

B. \(P = \dfrac{{U_0^2}}{R}\)

C. \(P = \dfrac{{U_0^2}}{{2R}}\)                          

D. \(P = RU_0^2\)

Câu 9: Chiếu xiên một tia sáng đơn sắc từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn, khi góc tới nhỏ hơn góc giới hạn thì

A. tia sáng luôn truyền thẳng.

B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới

C. xảy ra phản xạ toàn phần.

D. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.

Câu 10: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 20 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Cho dòng điện chạy qua đoạn dây có cường độ 1 A, thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn 4.10- 2 N. Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là

A. 0,2 T.                            

B. 2.10-3 T.

C. 0,8 T.                            

D. 0,4 T.

ĐÁP ÁN

1-D

2-D

3-A

4-B

5-B

6-C

7-C

8-A

9-B

10-A

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trên một sợi dây đang có sóng dừng. Hai điểm trên sợi dây cách nhau π/3 thì độ lệch pha có thể là

     A. 0,5π.                         B. π.

     C. 2π/3.                         D. π/3.

Câu 2: Khi ghép sát một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm đồng trục với một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm ta có được thấu kính tương đương với tiêu cự là

     A. –15 cm.                    B. 15 cm.

     C. 50 cm.                      D. 20 cm.

Câu 3: Một con lắc đơn có chiều dài 1 m dao động với α0 = 30tại nơi có g = 9,8 m/s2. Vận tốc của con lắc khi qua vị trí cân bằng có giá trị là

     A. 3,14 m/s.                  B. 1,62 m/s.

     C. 2,15 m/s.                  D. 2,16 m/s.

Câu 4: Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch là:

     A. \(I = \dfrac{{{U_{AB}} + E}}{{{R_{AB}}}}\)

     B. \(I = \dfrac{U}{R}\)

     C. \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)

     D. \(I = \dfrac{U}{{R + r}}\)

Câu 5: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

     A. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

     B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

     C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

     D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha

Câu 6: Một tụ điện có điện dung 2000 pF mắc vào hai cực của nguồn điện hiệu điện thế 5000 V. Điện tích của tụ điện có giá trị là

     A. 40 μC.                      B. 20 μC.

     C. 30 μC.                      D. 10 μC.

Câu 7: Dao động duy trì là dao động tắt dần mà ta đã

     A. tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật.

     B. cung cấp thêm năng lượng để bù lại sự tiêu hao vì ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của vật.

     C. kích thích lại dao động khi dao động bị tắt dần.

     D. làm mất lực cản môi trường đối với vật chuyển động.

Câu 8: Một sóng ngang được mô tả bởi phương trình \(u = {u_0}\sin 2\pi \left( {ft - \dfrac{x}{\lambda }} \right)\,cm\). Vận tốc dao động cực đại của phần tử môi trường lớn gấp 4 lần vận tốc truyền sóng khi

     A. \(\lambda  = 2{u_0}\pi \)

     B. \(\lambda  = \dfrac{{{u_0}}}{4}\pi \)

     C. \(\lambda  = {u_0}\pi \)

     D. \(\lambda  = \dfrac{{{u_0}}}{2}\pi \)

Câu 9: Một quan sát viên đứng ở bờ biển nhận thấy rằng: khoảng cách giữa 5 ngọn sóng liên tiếp là 12 m. Bước sóng là:

     A. 4 m.                          B. 2 m.

     C. 3 m.                          D. 1,2 m.

Câu 10: Sóng dừng xảy ra trên dây AB = 20 cm với đầu B cố định, bước sóng bằng 8 cm. Trên dây có:

     A. 5 bụng, 5 nút.

     B. 6 bụng, 5 nút.

     C. 6 bụng, 6 nút.

     D. 5 bụng, 6 nút.

ĐÁP ÁN

1-B

2-A

3-B

4-C

5-A

6-D

7-B

8-D

9-C

10-D

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kì dao động riêng của con lác này là:

A. \(2\pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} \)

B. \(\dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{l}{g}} \)

C. \(\dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{l}} \)

D. \(2\pi \sqrt {\dfrac{g}{l}} \)

Câu 2: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau có biên độ lần lượt là A1 và A2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là:

A. \(\sqrt {{A_1}^2 + {A_2}^2} \)

B. \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)

C. \(\sqrt {{A_1}^2 - {A_2}^2} \)

D. A1 + A2

Câu 3: Đặt điện tích điểm Q trong chân không, điểm M cách Q một đoạn r. Biểu thức xác định cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại M là:

A. \(k\dfrac{{\left| Q \right|}}{r}\)                             

B. \(k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\)

C. \(\dfrac{{\left| Q \right|}}{{kr}}\)                                

D. \(k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{2r}}\)

Câu 4: Một con lắc lò xo gồm: lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ khối lượng m. Tác dụng lên vật ngoại lực \(F = 20\cos (10\pi t)\) (N) (t tính bằng s) dọc theo trục lò xo thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Giá trị của m là:

A. 0,4 kg                               

B. 1 kg

C. 250 g                                

D. 100 g

Câu 5 : Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Tần số của dao động là:

A. \(\dfrac{5}{\pi }H{\rm{z}}\)                                 

B. 2 Hz

C. 2,5 Hz                               

D. \(\dfrac{{2,5}}{\pi }H{\rm{z}}\)

Câu 6: Ở một nơi trên Trái Đất, hai con lắc đơn có cùng khối lượng đang dao động điều hòa. Gọi l1, s01, a1 và l2, s02, a2 lần lượt là chiều dài, biên độ, gia tốc dao động điều hòa cực đại theo phương tiếp tuyến của con lắc đơn thứ nhất và con lắc đơn thứ hai. Biết 3l2 =2l1, 2s02 =3s01. Tỉ số \(\dfrac{{{a_2}}}{{{a_1}}}\) bằng:

A. \(\dfrac{9}{4}\)                 

B. \(\dfrac{2}{3}\)

C. \(\dfrac{4}{9}\)                 

D. \(\dfrac{3}{2}\)

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây có thể dùng đồng thời cả hai loại dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi?

A. Mạ điện, đúc điện

B. Thắp sáng đèn dây tóc       

C. Nạp điện cho acquy

D. Tinh chế kim loại bằng điện phân

Câu 8: Gọi O là quang tâm của mắt, Cc là điểm cực cận của mắt, Cv là điểm cực viễn của mắt. Khoảng nhìn rõ vật của mắt là khoảng nào?

A. Khoảng từ O đến Cc

B. Khoảng từ O đến Cv

C. Khoảng từ Cc đến Cv

D. Khoảng từ Cv đến vô cực

Câu 9 : Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây cho hợp lí?

A. Chuyển động các hành tinh                                         

B. Một con vi khuẩn rất nhỏ

C. Cả một bức tranh phong cảnh lớn

D. Các bộ phận trên cơ thể con ruồi

Câu 10 : Cho dòng điện có cường độ I chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại những điểm cách dây dẫn một khoảng r có độ lớn là:

A. \({2.10^{ - 7}}\dfrac{I}{r}\)                      

B. \({2.10^7}\dfrac{I}{r}\)

C. \({2.10^{ - 7}}\dfrac{r}{I}\)                      

D. \({2.10^7}\dfrac{r}{I}\)

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.B

4.D

5.C

6.A

7.B

8.C

9.D

10.A

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là sai

   A. Hằng số điện môi của chất rắn luôn lớn hơn hằng số điện môi của chất lỏng.

   B. Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do.

   C. Vật nhiễm điện âm là do vật có tổng số electron nhiều hơn tổng số prôton.

   D. Công của lực điện trường tĩnh không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi.

Câu 2: Quy ước chiều dòng điện là

   A. chiều dịch chuyển của các electron. 

   B. chiều dịch chuyển của các ion.

   C. chiều dịch chuyển của các ion âm.

   D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương.

Câu 3: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây

   A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron.

   B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và ion âm.

   C. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion.

   D. Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của electron và lỗ trống.

Câu 4: Phương của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường

   A. trùng với phương của vectơ cảm ứng từ.

   B. trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt.

   C. vuông góc với mặt phẳng hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.

   D. nằm trong mặt phẳng tạo bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.

Câu 5: Cho dòng điện cường độ 1A chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại những điểm cách dây 10cm có độ lớn bằng  

   A. 2.10-6 T                    

B. 2.10-5 T

  C. 5.10-6 T                    

D. 0,5.10-6 T  

Câu 6: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ thuận với
A. diện tích của mạch

B. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch
C. độ lớn từ thông gửi qua mạch

D. điện trở của mạch

Câu 7: Trên vành của một kính lúp có ghi 10X, độ tụ của kính lúp này bằng

A. 10 dp.                   

B. 2,5 dp.

C. 25 dp.                      

D. 40 dp.

Câu 8: Gọi f1, f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính hiển vi, Đ là khoảng cực cận của người quan sát, δ là độ dài quang học của kính hiển vi. Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức  

Câu 9: Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?

   A. Trong một chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.

   B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

   C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

   D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

Câu 10: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình \(x = 6\cos (\pi t + \dfrac{\pi }{4})\) (x tính bằng cm, t tính bằng s) thì  

   A. chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng dài 6 cm.

   B. chu kì dao động là 0,5 s.                                         

   C. vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng là 12 cm/s.

   D. Thời điểm t = 0, chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục Ox.     

ĐÁP ÁN

1.A

2.D

3.C

4.C

5.A

6.B

7.D

8.C

9.A

10.D

 

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Chi Lăng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF