OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Cát Bà

11/05/2021 1.1 MB 230 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210511/757415056332_20210511_165215.pdf?r=9544
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn luyện kiến thức và kĩ năng giải bài tập chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới, HOC247 xin gửi đến Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Cát Bà. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THPT CÁT BÀ

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

THỜI GIAN 50 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Công cuộc đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam lần đầu tiên được thông qua tại

A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12-1976).

B. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (03-1982).

C. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986).

D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1986-1991).

Câu 2: Nội dung đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là

A. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị.

B. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.

C. thay đổi toàn bộ mục tiêu chiến lược.

D. đổi mới lần lượt trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, …

Câu 3: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới của Đảng năm 1986?

A. Kinh tế.                      B. Chính trị.                            C. Văn hóa.                     D. Xã hội.

Câu 4: Ba chương trình kinh tế lớn được đề ra trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) ở Việt Nam là:

A. lương thực – thực phẩm – hàng may mặc – hàng xuất khẩu.

B. lương thực – thực phẩm – hàng may mặc.

C. lương thực – thực phẩm – hàng tiêu dùng.

D. lương thực, thực phẩm – hàng tiêu dùng – hàng xuất khẩu.

Câu 5: Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là

A. đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

C. bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả hơn.

Câu 6: Mục tiêu của đường lối đổi mới được đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) là

A. khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa Việt Nam vượt qua khủng hoảng.

B. đưa Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

C. đưa Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.

D. đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp mới (NIC).

Câu 7: Trong những kết quả quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước, kết quả nào quan trọng nhất?

A. Thực hiện thành công Ba chương trình kinh tế .

B. Kiềm chế được một bước đà lạm phát.

C. Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

D. Bộ máy Nhà nước các cấp ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại.

Câu 8: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về chính trị ?

A. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

B. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền dân chủ nhân dân.

C. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.

D. Xây dựng Nhà nước dân quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu 9: Nội dung nào không phải là chủ trương của Đảng trong đường lối về kinh tế (năm 1986)?

A. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều nghành nghề.

B. Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu.

C. Hình thành cơ chế thị trường.

D. Hạn chế mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.

Câu 10: Cho dữ liệu sau: Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải thay đổi …, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải …, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

Chọn các dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống.

A. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội … toàn diện và đồng bộ.

B. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội … đồng bộ về kinh tế.

C. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội … toàn diện về kinh tế.

D. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội … toàn diện về chính trị.

Câu 11: Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là nhờ vào

A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.                   

B. truyền thống yêu nước của dân tộc.

C. sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.                                

D. tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.

Câu 12: Nguyên nhân quyết định Đảng ta đề ra đường lối đổi mới năm 1986 là do

A. cuộc khủng hoảng ở Liên Xô ngày càng trầm trọng.

B. Việt Nam lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.

C. tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.

D. thành công của cuộc cải cách ở Trung Quốc.

Câu 13: Trọng tâm của đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (12-1986) là

A. hòa bình, hữu nghị, hợp tác.                       

B. mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN.   

D. mở rộng quan hệ với Mỹ.

Câu 14: Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao vào thời gian nào ?

A. Tháng 5/1995.                                            B. Tháng 6/1995.

C. Tháng 7/1995.                                            D. Tháng 8/1995.

Câu 15: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào thời gian nào ?

A. Tháng 7/1995.                                           B. Tháng 10/1995.

C. Tháng 7/1996.                                           D. Tháng 10/1996.

Câu 16. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông

nghiệp và công nghiệp nhẹ.

B. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước.

Câu 16. Điền những từ thích hợp vào câu sau đây: Đổi mới không phải là thay

đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là …………………..

A. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

B. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.

C. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.

D. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.

Câu 17. Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới, thành tựu nào quan trọng nhất?

A. Thực hiện được Ba chương trình kinh tế.                           

B. Phát triển kinh tế đối ngoại.

C. Kiềm chế được lạm phát.                 

D. Từng bước đưa đất nướớc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội.

Câu 18. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội trong điều kiện như thế nào?

A. Đất nước đã hòa hình.                           

B. Miền Nam đã hoàn toàn giải phỏng.

C. Đất nước độc lập, thống nhất.               

D. Miền Bắc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 19. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12-1976) có những quyết định quan trọng. Điều nào sau đây chưa phải là quyết định của Đại hội lần này?

A. Đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng cộng sản Việt Naam.

B. Đề ra đường lối xây dựng CNXH trong cả nước.

C. Quyết định phương hướng, nhiệm vu, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980).

D. Thực hiện đường lối đổi mới đất nước.

Câu 20. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) là gì?

A. Khôi phục và phát triển kinh tế.                             

B. Cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.

C. Vừa xây dựng đất nước, vừa cải tạo XHCN.        

D. Xây dựng nền văn hóa mới.

Câu 21. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm (1975 - 1980) là gì?

A. Xây dựng một bước cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH.

B. Cải tạo XHCN trong các vùng mới giải phóng ở miền Nam.

C. Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.

D. A, C đúng.

Câu 22. Nền kinh tế của ta sau 5 năm vẫn còn mất cân đối, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đó là những hạn chế của thời kì nào?

A. Thực hiện kế hoạch 5 nnăm lần 1 (1960 - 1965).

B. Thời kì khôi phục kinh tế miền Bắc (1968 - 1973).

C. Thực hiện kế hoạch 5 nnăm (1976 - 1980).

D. Thực hiện kế hoạch 5 nnăm (1981 - 1985).

Câu 23. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3 - 1982) có những quyết định quan trọng. Điều nào sau đây chưa phải là quyết định của Đại hội này?

A. Cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.

B. Tiếp tục đường lối xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước.

C. Thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta phải trải qua nhiều chặng.

D. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1981 -1985).

Câu 24. Điểm nào chưa phải là thành tựu chủ yếu của kế hoạch nhà nước (1981-1985)?

A. Sản xuất lương thực tăng bình quân từ 13,4 triệu tấn trong thời kì 1976 – 1980 lên đến 17 triệu tấn.

B. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm là 6,4% so với 0,4% trong thời kì 1976 - 1980.

C. Đã ổn định tình hình kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

D. Hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn.

Câu 25. Tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì 1980 - 1985 được biểu hiện ở nhiều mặt. Điểm nào không đúng với thực tế nói trên?

A. Vấn đề lương thực chưa được giải quyết.

B. Đời sống nhân dân còn khó khăn, chưa ổn định.

C. Hàng tiêu dùng còn khan hiếm.

D. Văn hóa - giáo dục chưa được coi trọng.

Câu 26. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội trong những năm 1980 - 1985?

A. Do hậu quả chiến tranh                               

B. Do sai lầm, khuyết điểm trong việc lãnh đạo, quản lý.

C. Do chính sách cấm vận của Mĩ.           

D. Do quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không bình thường.

Câu 27. Nguyên nhân của những khó khăn yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) là gì?

A. Do nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

B. Do chính sách cấm vận của Mĩ đã làm cản trở quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước.

C. Sự không chế, phá hoại của các lực lượng thù địch.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 28. Mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1981 - 1985) đề ra là “Về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân” đã thực hiện được.Đúng hay sai.

A. Đúng.                                          

B. Sai.

Câu 29. Từ sau 30-4-1975, để bảo vệ an toàn lãnh thổ của Tổ quốc, Việt Nam phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng nào?

A. Quân xâm lược Mĩ.                                                                    

B. Tập đoàn Pôn Pốt (Cam-pu-chia).

C. Cuộc tiến công biên giới phía Bắc của quân Trung Quốc.       

D. Câu B và C đúng.

Câu 30. Hoàn cảnh nào đưa đến việc Đảng ta phải thực hiện đường lối đổi mới.

A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.

B. Do những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

C. Những thay đổi của tình hình thế giới, nhất là trước sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 31. Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì Đại hội nào của Đảng?

A. Đại hội IV; Đại hội V; Đại hội VI.                                        B. Đại hội V; Đại hội VI; Đại hội VII.

C. Đại hội VI; Đại hội VII; Đại hội VIII.                                    D. Đại hội VII; Đại hội VIII; Đại hội IX.

Câu 32. Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thế nào là đúng?

A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

B. Đổi mới không phải thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

C. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

D. B và C đúng.

Câu 33. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

B. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Câu 34. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà phải làm gì?

A. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

B. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.

C. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.

D. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.

Câu 35. Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới, thành tựu nào quan trọng nhất?

A. Thực hiện được 3 chương trình kinh tế.                                      

B. Phát triển kinh tế đối ngoại.

C. Kiềm chế được lạm phát.                   

D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Câu 36. Mục tiêu của 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986-1990): lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong Đại hội nào ?

A. Đại hội Đảng IV.            

B. Đại hội Đảng V.

C. Đại hội Đảng VI.            

D. Đại hội Đảng VII.

Câu 37. Trong số 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986 – 1990), chương trình nào phải được đưa lên hàng đầu?

A. Lương thực, thực phẩm.                    

B. Hàng xuất khẩu.

C. Hàng tiêu dùng.                                 

D. Câu A và B đúng.

Câu 38. Hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động nhằm mục đích gì là chủ yếu nhất?

A. Để tiện lợi cho việc sản xuất.                                          

B. Để giải phóng sức lao động ở nông thôn.

C. Để dễ dàng loại bỏ một số hiện tượng tiêu cực.              

D. Để khuyến khích sản xuất ở nông thôn.

Câu 39. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp  làm cho kinh tế - xã hội Việt Nam đã

A. tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản.

B. tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam có sự  phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luông tư tưởng giai cấp tư sản.

D. tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 40. Nguyến Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lên nin để

A. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào công nhân trong nước.

B. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào công nhân quốc tế.

C.truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào yêu nước tiến bộ tư sản.

D. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta ngày 29 – 3 – 1973 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng miền Nam?

A. Hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.

B. Quân Mĩ không còn tham chiến ở miền Nam.

C. Chính quyền Sài Gòn không còn nhận được sự viện trợ từ Mĩ.

D. Là cơ hội để giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 2: Sau khi quân Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã có hành động như thế nào ở miền Nam?

A. Không còn thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”.

B. Chấp nhận đầu hàng lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam.

C. Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.

D. Tiếp tục nhận viện trợ từ Mĩ.

Câu 3: Kẻ thù của cách mạng miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 tháng 7 năm 1973 là

A. chính quyền Sài Gòn và Ngô Đình Diệm.          

B. chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và bọn phảm động.

C. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.      

D. chính quyền phản động miền Nam và Mĩ.

Câu 4: Con đường cách mạng của miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 là

A. đấu tranh ôn hòa.                                                                    B. cách mạng bạo lực.

C. cách mạng vũ trang.                                                                D. đấu tranh ngoại giao.

Câu 5: Chiến thắng trong chiến dịch Đường 14 – Phước Long đã mở ra khả năng

A. trưởng thành  của quân Sài Gòn.                                            B. thắng lớn của quân ta.

C. trưởng thành của quân đội giải phóng miền Nam.                  D. khả năng chiến đấu của quân Mĩ.

Câu 6: Từ cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ chính trị đề ra chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam trong khoảng thời gian nào?

A. Mùa mưa năm 1974 và 1975.                                                    B. Cuối năm 1975 đầu năm 1976.

C. Vào đầu năm 1975 cuối năm 1977.                                           D. Trong hai năm 1975 và 1976.

Câu 7: Chiến dịch mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

A. chiến dịch Đường 14 – Phước Long.                                        B. chiến dịch Tây Nguyên.

C. chiến dịch Huế - Đà Nẵng.                                                        D. chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 8: Trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên là ở

A. Kon Tum.                                                                                   B. Gia Lai.

C. Buôn Ma Thuật.                                                                         D. Pleiku.

Câu 9: Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn như thế nào sau chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi?

A. Tiến công chiến lực trên khắp cả nước.                        

B. Tiến công chiến lược trên khắp miền Nam.

C. Tổng tiến công chiến lược toàn miền Nam.

D. Mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chia cắt địch từ hai đầu Nam – Bắc.

Câu 10: Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết địch gì sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng?

A. Giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa năm 1975.

B. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975.

C. Giải phóng Sài Gòn sau năm 1975.                            

D. Mở chiến dịch Hồ Chí Minh.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là

A. Mĩ thay chân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam.

B. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.

C. miền Bắc được giải phóng, đi lên CNXH.

D. đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị-xã hội khác nhau.

Câu 2. Mục đích của Đảng khi thực hiện cải cách ruộng đất là

A. củng cố khối liên minh công – nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

B. thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.

C. xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của cả nước.

D. xây dựng đời sống mới cho nhân dân.

Câu 3. Những thắng lợi quân sự nào làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Ấp Bắc, Đồng Xoài, An Lão.                           B. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.

C. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.            D. Vạn Tường, núi Thành, An Lão.

Câu 4. Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là

A. khôi phục kinh tế ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

B. tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.

C. cả nước tập trung kháng chiến chống Mĩ-Ngụy ở  miền Nam.

D. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

Câu 5. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định cách mạng miền Nam

A. có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. có vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

C. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

D. có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến ở miền Nam.

Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là

A. đưa nhân dân lên làm chủ ở nhiều thôn, xã miền Nam.

B. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

C. làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

D. đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam.

Câu 7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là

A. khôi phục kinh tế, hàn gắn viết thương chiến tranh.

B. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. vừ kháng chiến vừa kiến quốc.

D. đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài gòn.

Câu 8. Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là

A. quân đội Sài Gòn.                                                             

B. quân Mĩ và quân đồng minh.

C. quân đội Sài Gòn và quân Đồng minh của Mĩ.

D. quân đội Sài Gòn đảm nhiệm, không có sự chi viện của Mĩ.

Câu 9. Âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam là

A. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

B. chia cắt miền Nam Việt Nam, tiêu diệt chủ nghĩa xã hội miền Bắc.

C. dùng người Việt đánh người Việt.                               

D. để chống lại phong trào cách mạng miền Nam.

Câu 10. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. “Đồng khởi”.                                                             B. Chiến thắng Ấp Bắc.

C. Chiến thắng Vạn Tường.                                          D. Chiến thắng Bình Giã.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Đến cuối tháng 12 năm 1953, ngoài đồng bằng Bắc Bộ, nơi nào trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp?

A. Luông Pha Băng.               B. Điện Biên Phủ.

C. Plâyku.                              D. Xê nô.

Câu 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra bao nhiêu ngày?

A. 55 ngày đêm.                B. 56 ngày đêm.                  C. 60 ngày đêm.                 D. 65 ngày đêm.

Câu 3. Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận

A. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương.

B. Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.

C. Quyền tổ chức tổng tuyển cử tự do.

D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 4. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành?

A. 5 cứ điểm 3 phân khu.                     B. 49 cứ điểm 3 phân khu.

C. 50 cứ điểm 3 phân khu.                   D. 43 cứ điểm 3 phân khu.

Câu 5. Tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công địch ở đâu?

A. Trung Lào.                     B. Thượng Lào.                C. Bắc Việt Nam.              D. Hạ Lào.

Câu 6. Cuối tháng 9-1953, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở Việt Bắc để:

A. bàn kế hoạch quân sự Đông- Xuân 1953-1954.

B. bàn kế hoạch mở chiến dịch đánh địch ở Điện Biên Phủ.

C. bàn kế hoạch đối phó với Mĩ.

D. bàn kế hoạch đối phó với Pháp- Mĩ.

Câu 7. Nơi nào diễn ra trận chiến giằng co và ác liệt nhất trong chiến Điện Biên Phủ?

A. Cứ điểm Him Lam.                                          B. Sân bay Mường Thanh.

C. Đồi A1, C1.                                                     D. Sở chỉ huy Đờ Cat-xtơri.

Câu 8. Đông xuân 1953- 1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở bốn hướng nào?

A. Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh- Nghệ - Tĩnh.

B. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.

C. Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ.

D. Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào, Việt Bắc.

Câu 9. Cuối tháng 9/1953 Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp ở đâu để bàn về kế hoạch quân sự trong Đông-Xuân 1953-1954?

A. Hà Nội.                                                       B. Lai Châu.

C. Hải Phòng.                                                  D. Việt Bắc.

Câu 10. Pháp đề ra kế hoạch quân sự Nava với hi vọng trong vòng bao nhiêu tháng để giành lấy thắng lợi quyết định” kết thúc chiến tranh trong danh dự”?

A. 15 tháng.                         B. 16 tháng.                                C. 17 tháng.            D. 18 tháng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1.  Khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, văn hóa truyền thống của dân tộc đứng trước nguy cơ thách thức gì?

A. Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực với nước ta do có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội.

C. Đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc, hòa nhập dễ hòa tan.

D. Truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam bị mai một.

Câu 2. Sự kiện đánh dấu lien minh chiến đấu Việt-Miên-Lào được củng cố tăng cường trong kháng chiến chống thực dân Pháp là

A. cùng nhau đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược.

B. nhân dân ba nước đã sát cánh bên nhau, quân tình nguyện Việt Nam sang chiến đấu giúp hai nước Lào và Campuchia.

C. Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Lào Itxala và Mặt trận Khơme Ixrắc đã tiến hành Đại hội (3-1951).

D. giành nhiều thắng lợi to lớn, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ tháng 7-1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Câu 3. Những sự kiện lịch sử biến Mĩlatinh trở thành “lục địa bùng cháy” sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là

A. sự thành công của cách mạng Cuba (1-1-1959), nước Cộng hòa Cuba ra đời.

B. từ những năm 1960- 1970, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ phát triển và giành được nhiều thắng lợi: Các quốc đảo vùng Caribe lần lượt giành được độc lập, nhân dân Panama đấu tranh đòi thu hồi chủ quyền kênh đào Panama, buộc Mĩ phải trao trả vào năm 1999.

C. cùng với bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường để thành lập chính phủ tiến bộ và cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực Milatinh.

D. phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước En xanvado, Nicaragoa, Colombia, Venexuena diễn ra liên tục.

Câu 4. Cuộc cách mạng của nhân dân Cuba thắng lợi hoàn toàn được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Cuộc tấn công trại lính Mooncada của 135 thanh niên yêu nước do Phiden Cattoro chỉ huy.

B. Phiden Cattoro cùng 81 chiến sĩ trở về nước, tiến hành chiến tranh du kích và phát động nhân dân đấu tranh vũ trang.

C. Chế độ độc tài Batixta xụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiden Cattoro  đứng đầu.

D. Nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiden Cattoro  đứng đầu.

Câu 5. Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Milatinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với thắng lợi tiêu biểu là

A. sự thành công của cách mạng Cuba (1-1-1959), nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiden Cattoro  đứng đầu.

B. từ những năm 1960- 1970, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ phát

triển và giành được nhiều thắng lợi.

C. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực Milatinh, biến Mĩlatinh trở thành “lục địa bùng cháy”.

D. phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước En xanvado, Nicaragoa, Colombia, Venexuena diễn ra liên tục, chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân chủ được thiết lập.

Câu 6. Tại sao năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”?

A. Vì chủ nghĩa thực dân ở châu Phi sụp đổ hoàn toàn.

B. Vì chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi đã được xóa bỏ.

C. Vì các quốc gia ở châu Phi đã giành được độc lập.       D. Vì có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

Câu 7. Sự kiện đánh dấu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn xụp đổ ở châu Phi cũng như trên toàn thế giới là

A. nửa sau thập kỉ 1950, nhiều nước Bắc và Tây Phi giành được độc lập.

B. năm 1975, các thuộc địa còn lại ở châu Phi đã giành được độc lập.

C. năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Modambic, Ăngôla.

D. sau cuộc bầu cử dân chủ (4-1994), Nenxon Manđela trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Cộng hòa nam Phi.

Câu 8. Trong xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thực hiện biện pháp gì để tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo?

A. Nền công nghiệp đã sản xuất được nhiều loại máy móc sử dụng trong nông nghiệp.

B. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

C. Áp dụng các kĩ thuật canh tác mới trong nông nghiệp.

D. Lai tạo nhiều giống lúa mới cho năng xuất cao.

Câu 9. Tổ chức ASEAN chỉ được củng cố và phát triển từ sau sự kiện

A. Hiệp ước Bali được kí kết và sau khi “vấn đề Campuchia” được giải quyết.

B. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN năm 1995.

C. Năm 1999 Campuchia gia nhập tổ chức ASEAN.

D. Tháng 11-2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm tăng cường xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.

Câu 10. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?

A. Vừa giành được độc lập, đòi hỏi các nước Đông Nam Á phải tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

B. Các nước đế quốc bao vây cấm vận về mọi mặt.

C. Do sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới có ảnh hưởng đến các nước trong khu vực.

D. Các nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế, văn hóa, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác, muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, do sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Cát Bà. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF