Để đạt được kết quả thật cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới, mời các em học sinh lớp 7 cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Nhân Tông được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với cấu trúc gồm đề và đáp án chi tiết nhằm giúp các em đối chiếu kết quả để có kế hoạch ôn tập tốt hơn.
TRƯỜNG THCS TRẦN NHÂN TÔNG |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2022 - 2023 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
1. Đề số 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
ĐƯA CON ĐI HỌC
Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc
Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu?
Hương lúa tỏa bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước
Thu 1964
Tế Hanh
(In trong Khúc ca mới, NXB Văn học,)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A.Tự do
B.Lục bát
C.Năm chữ
D.Bốn chữ
Câu 2. Từ “đường” trong bài thơ trên và từ “đường” trong cụm từ “Ngọt như đường” thuộc loại từ nào?
A.Từ đồng âm
B.Từ đồng nghĩa
C.Từ trái nghĩa
D.Từ đa nghĩa
Câu 3. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?
A.Gieo vần lưng
B.Gieo vần chân
C.Gieo vần linh hoạt
D.Vần lưng kết hợp vần chân
Câu 4. Cụm từ “nhìn quanh bỡ ngỡ” là cụm từ gì?
A.Cụm danh từ
B. Cụm động từ
C. Cụm tính từ
D. Cụm chủ vị
Câu 5. Em hiểu như thế nào là “bỡ ngỡ” trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”?
A.Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen
B.Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi việc
C.Có cảm giác sợ sệt trước những điều mới lạ
D.Cảm thấy lo lắng không yên tâm về một vấn đề gì đó
Câu 6. Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ “Lúa đang thì ngậm sữa” là gì?
A.Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người
B.Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn
C.Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm
D.Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ
Câu 7. Theo em, hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào?
A.Nắng mùa thu
B.Hương lúa mùa thu
C.Gió mùa thu
D.Sương trên cỏ bên đường
Câu 8. Chủ đề của bài thơ là gì ?
A.Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con
B.Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha
C.Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước
D.Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha
Câu 9. Theo em người cha muốn nói điều gì với con qua hai câu thơ sau?
“Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước”.
Câu 10. Qua bài thơ em cảm nhận được những tình cảm nào?
Phần 2: VIẾT (4,0 điểm)
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng. Em hãy đề xuất những giải pháp nhằm làm cho môi trường quanh ta trở nên xanh – sạch – đẹp.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: C
Câu 5: A
Câu 6: A
Câu 7: D
Câu 8: A
Câu 9:
- Cha muốn nói:
- Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp. (0,5 điểm)
- Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con. (0,5 điểm)
Câu 10 (1 điểm): Học sinh nêu được những tình cảm mà mình cảm nhận được từ bài thơ.
Phần 2: Viết
- Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. (0,25 điểm)
- Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân.
- HS trình bày ý kiến của mình về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang trầm trọng, theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: (3 điểm)
--(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
2. Đề số 2
Phần I: ĐỌC - HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mùa xuân ơi hãy về
(Nguyễn Lãm Thắng)
Mùa xuân ơi hãy về! Mang thêm nhiều nắng ấm Cho khắp nẻo làng quê Nở bừng nhiều hoa thắm
Cho con ong làm mật Cho con én tung trời Cho dòng sông trong vắt Êm đềm con thuyền trôi |
Cho em thêm tuổi mới Được nhiều lộc đầu năm Thêm áo quần mới nữa Cùng anh đi hội xuân
Cho chim non vỗ cánh Ríu rít khung trời thơ Xua mùa đông giá lạnh Mùa xuân ơi hãy về! |
(Theo https://www.thivien.net/)
Câu 1 (0.5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Biểu cảm
D. Miêu tả
Câu 2 (0.5 điểm): Trong các câu thơ sau, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ, so sánh
B. So sánh, liệt kê
C. Nhân hóa, ẩn dụ
D. Miêu tả
Câu 3 (0.5 điểm): Từ nào trong câu thơ Thêm áo quần mới nữa là phó từ?
A. Thêm
B. Quần áo
C. Mới
D. Nữa
Câu 4 (0.5 điểm): Dòng nào sau đây nêu chính xác các vần được gieo trong khổ thơ đầu?
“Mùa xuân ơi hãy về!
Mang thêm nhiều nắng ấm
Cho khắp nẻo làng quê
Nở bừng nhiều hoa thắm”.
A. Mùa – mang, nắng – thắm
B. Về – quê, ấm – thắm
C. Hãy – mang, làng – hoa
D. Hãy – thêm, khắp – nhiều
Câu 5 (0.5 điểm): Những hình ảnh nào trong bài thơ nào khắc họa sinh động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khi đón nhận mùa xuân về?
A. Nắng ấm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh
B. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, chim non vỗ cánh, em thêm tuổi mới
C. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, en tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh, khung trời mơ
D. Hoa thắm, ong làm mệt, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh
Câu 6 (0.5 điểm): Ở khổ thơ thứ ba của bài thơ, khi mùa xuân về, nhân vật “em” những niềm vui gì?
A. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân
B. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, sum họp bên gia đình
C. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi chơi Tết cùng gia đình
D. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đến thăm ông bà
Câu 7 (1 điểm): Câu thơ “Mùa xuân ơi hãy về” được dùng để mở đầu và kết thúc bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 8 (1 điểm): Em hãy viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày cảm nhận về tình cảm của nhân vật “em” trong bài thơ đối với mùa xuân?
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)
Em đã được học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: D
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7:
- Làm cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo sự hài hòa, cân đối
- Điệp cấu trúc câu nhấn mạnh chủ đề của bài thơ: mong muốn mùa xuân về mang lại sức sống, đem lại nhiều điều thú vị cho thiên nhiên, cho con người
Câu 8:
- Mong muốn mùa xuân về trên quê hương mình để chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, dạt dào sức sống của vạn vật
- Yêu thích mùa xuân, cảm thấy hạnh phúc khi mùa xuân về đem lại nhiều niềm vui cho “em” như: thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân…
- “Em” là người yêu thiên nhiên, biết trân trọng những khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên, vạn vật; trân trọng giá trị của cuộc sống…
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN
a. Mở bài
Giới thiệu lí do muốn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử: Lưỡng quốc Trạng Nguyên vang danh của nước Việt – Mạc Đĩnh Chi
b. Thân bài
- Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra sự việc:
+ Mạc Đĩnh Chi, tên tự là Tiết Phu, hiệu là Tích Am là một quan đại thần và nhà ngoại giao nổi tiếng triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, ông thi đỗ trạng nguyên
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào: Lưỡng quốc Trạng Nguyên vang danh của nước Việt – Mạc Đĩnh Chi
- Trình bày diễn biến của sự việc được kể:
+ Sự việc bắt đầu:
Từ một cậu bé nghèo không có tiền để đọc sách thế nhưng cậu đã không hề cam chịu số phận của mình mà đã vượt lên mọi hoàn cảnh để có thể bước vào con đường học tập, đỗ đạt làm quan cao.
+ Sự việc diễn biến:
Sự việc 1: Mạc Đĩnh Chi cũng đọc sách và nghiền ngẫm ý nghĩa trong từng con chữ kể cả lúc vai gánh củi đi bán. Không có sách đọc thì cậu mượn thầy mượn bạn.
Mạc Đĩnh Chi cố gắng đọc nhiều cuốn sách hay, nhất là những tấm gương đạo đức xưa
Sự việc 2: Khi đi thi, bài thi của Mạc Đĩnh Chi xuất sắc nhất. Tuy nhiên, do tướng mạo của cậu xấu xí nên nhà vua không muốn cho đứng đầu, thế là cậu làm một bài thơ mô tả một người có đức hạnh cao quý mà chưa ai nghĩ ra. Nhà vua rất nể phục, nên phong cho Mạc Đĩnh Chi làm trạng nguyên. Về sau cậu được làm quan cho cả ba đời vua.
+ Sự việc kết thúc:
Khi làm quan thì nổi tiếng trung thực và thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước. Đến lúc về hưu, ông vẫn ra ngồi nơi quán lá uống bát nước vối, chuyện trò thân mật và chia sẻ những điều hay lẽ phải với dân làng. Ông sống thanh bạch, giản dị như những người dân quê.
- Nêu được ý nghĩa của các sự việc: Cuộc sống của ông giản dị, thân thiện với mọi người nên luôn được mọi người yêu mến.
- Suy nghĩ và ấn tượng của em về những nhân vật và sự việc được kể:
Biết về con người Mạc Đĩnh Chi em càng kính phục một bậc cao nhân luôn có lối sống trung thực, thanh liêm cứu giúp dân, được mọi người kính trọng, tín nhiệm
c. Kết bài
--(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
3. Đề số 3
Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
NGỌC TRAI VÀ NGHỊCH CẢNH
“Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp. (…)”
(Theo Bùi Xuân Lộc – Trích Lớn lên trong trái tim của mẹ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh)
Câu 1: Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 2: Có bao nhiêu số từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. 1 số từ
B. 2 số từ
C. 3 số từ
D. 4 số từ
Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai” là:
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. Điệp ngữ
Câu 4: Trong câu văn: “Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp”, tác giả sử dụng bao nhiêu phó từ?
A. 1 phó từ
B. 2 phó từ
C. 3 phó từ
D. 4 phó từ
Câu 5: Hình ảnh “viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp” tượng trưng cho điều gì?
A. Là kết quả của những tháng ngày con trai tiết ra chất dẻo
B. Là món quà của cuộc hành trình vượt qua khó khăn của con trai
C. Là thành quả cuối cùng, là thành công con người đạt được từ những khó khăn
D. Là viên ngọc trai tuyệt đẹp, có giá trị đối với con trai
Câu 6: Thông điệp có giá trị nhất mà tác giả của đoạn trích trên gửi đến chúng ta?
A. Phải biết đương đầu với thử thách dù cho phải trả giá đắt để đạt được những điều mình mong muốn trong cuộc sống
B. Phải biết đối mặt, tìm cách khắc phục khó khăn; luôn nỗ lực, phấn đấu vượt qua chông gai, thử thách của cuộc sốn để giành chiến thắng dẫu phải trải qua đớn đau
C. Phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm, học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin
D. Phải biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn để tồn tại, dù hoàn cảnh có khắc nghiệt làm cho bạn đớn đau thì cũng không buông xuôi, bỏ cuộc
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Trình bày ý nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: “hạt cát” và “chất dẻo”
Câu 2 (1 điểm): Qua đoạn trích trên, em hãy rút ra cho bản thân mình một bài học (khoảng 5 – 7 dòng)
Câu 3 (5 điểm): Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: C
PHẦN 2:
Câu 1:
- Hạt cát: Những nghịch cảnh, khó khăn, rủi ro mà con người có thể gặp trong cuộc sống
- Chất dẻo: Cách ứng phó, khắc phục để vượt qua những rủi ro, trở ngại
Câu 2:
- Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính, dự định của con người. Vì vậy, mỗi người phải đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sức mạnh để vượt qua (như con trai cũng đã cố gắng nỗ lực, không tống được hạt cát ra ngoài thì nó đối phó bằng cách tiết ra chất dẻo bọc quanh hạt cát)
- Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn
- Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đầu hàng, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời, để cuộc sống có ý nghĩa
Câu 3:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Hữu Thỉnh là nhà thơ đi nhiều, viết nhiều, nổi tiếng với nhiều bài thơ đặc sắc về con người cùng cuộc sống ở nông thôn, về người lính...
+ Bài thơ Sang thu (1977) viết về những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
b. Thân bài:
* Luận điểm 1: Cảm nhận của nhà thơ về tín hiệu sang thu.
- Cảm nhận tín hiệu thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế
+ Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se
+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm
+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về
+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu
+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se
+ Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng
* Luận điểm 2: Cảm nhận những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang
- Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa
- Hình ảnh dòng sống trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu
- Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi
→ Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời
* Luận điểm 3: Tâm tư, suy ngẫm của tác giả về mùa thu của đời người
- Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn
- Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi
+ Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa
+ Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ” - trạng thái của con người
+ Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái
- Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, hấp dẫn
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ.
- Ngôn ngữ thơ ca trong sáng, giản dị mà hàm súc.
c. Kết bài:
--(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
4. Đề số 4
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu chuyện bó đũa
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, cả gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì thưởng cho túi tiền
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
A. Thuyết minh
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 2: Văn bản trên gồm mấy nhân vật?
A. Có 2 nhân vật
B. Có 3 nhân vật
C. Có 4 nhân vật
D. Có 5 nhân vật
Câu 3: Phó từ “vẫn” trong câu văn: “Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm”, có tác dụng gì?
A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
B. Chỉ quan hệ thời gian
C. Chỉ mức độ
D. Chỉ sự phủ định
Câu 4: Lúc nhỏ, những người con sống thế nào?
A. Anh em hay gây gổ nhau
B. Anh em thường nói xấu, ganh ghét nhau
C. Anh em sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau
D. Anh em so bì, đố kị nhau
Câu 5: Người cha gọi các con lại để làm gì?
A. Trò chuyện vui vẻ cùng các con
B. Chia tài sản cho các con
C. Căn dặn các con cần phải chăm chỉ làm việc
D. Bảo họ rằng nếu ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền
Câu 6: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
A. Tại vì họ chưa dùng hết sức mạnh của mình để bẻ
B. Tại vì họ cầm cả bó đũa người cha đưa để bẻ
C. Tại bó đũa làm bằng kim loại nên không ai bẻ gãy được
D. Tại vì không ai muốn bẻ gẫy bó đũa cả
Câu 7: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa ngầm so sánh với gì?
A. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với một người con trong câu chuyện
B. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con; cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con
C. Một chiếc đãu được ngầm so sánh với bốn người con; cả bó đũa ngầm so sánh với một người con
D. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con trong câu chuyện
Câu 8: Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì?
A. Các con không cần phải quan tâm, tương trợ lẫn nhau, mỗi người phải tự thân vận động xây dựng cuộc sống của mình
B. Các con phải cùng tập hợp nhau lại, đồng lòng chung sức thì mới bẻ gẫy được cả bó đũa
C. Các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; có đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh
D. Các con không so đo, tính toán thiệt hơn số tài sản cha để lại cho mỗi người
Câu 9: “Câu chuyện bó đũa” khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống?
Câu 10: Viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Viết bài văn kể lại câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết em đã rút ra bài học gì từ câu chuyện ấy, từ đó em vận dụng vào cuộc sống như thế nào?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: D
Câu 6: B
Câu 7: B
Câu 8: C
Câu 9:
- Câu chuyện đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đối với cuộc sống của con người. Mỗi chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia với nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh phi thường, cùng nhau giải quyết tốt những vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
- Trong cuộc sống, cần xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa người với người, tạo nên một xã hội đoàn kết, giàu tình nhân ái,…
- Trong cuộc sống, nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô độc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy.
Câu 10:
- Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trự, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.
- Mỗi chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích nay mai đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
a. Mở bài:
- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)
- Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
b. Thân bài:
*Ếch khi ở trong giếng
- Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quang chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ
- Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung còn mình là một vị chúa tể.
→ Thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang
*Ếch khi ra khỏi giếng
- Môi trường sống thay đổi sau một trận mưa lớn: rộng lớn, nhiều thứ mới lạ
- Thái độ của ếch: nhâng nháo, không thèm để ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp
- Kết quả: ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp
→ Chủ quan, kiêu ngạo nên phải trả giá quá đắt
*Bài học rút ra
- Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết. Khi sống lâu ở môi trường ấy, không mở rộng hiểu biết sẽ trở nên nông cạn.
- Sự kiêu ngạo, chủ quan sẽ phải trả giá.
- Phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết, tầm nhìn.
- Khi thay đổi môi trường sống cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi.
c. Kết bài:
--(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
5. Đề số 5
Phần I: ĐỌC - HIỂU (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ
Có một học trò hỏi thầy mình rằng:
- Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?
Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:
- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.
Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:
- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:
- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:
- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.
Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:
- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là:
A. Giá trị cuộc sống
B. Lòng biết ơn
C. Đức tính trung thực
D. Lòng hiếu thảo
Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?
A. Người học trò
B. Người kể chuyện
C. Hòn đá
D. Người thầy
Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán?
A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá.
B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán.
C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống.
D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài.
Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận?
A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí
B. Than thở, xem xét, háo hức
C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận
D. Xấu xí, than thở, háo hức
Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là:
A. Hòn đá
B. Người học trò
C. Người thầy
D. Chủ tiệm đồ cổ
Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi?
A. Trạng ngữ
B. Cụm danh từ
C. Cụm động từ
D. Cụm tính từ
Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò.
B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống.
C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống.
D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá.
Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4 điểm)
Viết đoạn văn kể lại một truyện ngụ ngôn mà em đã đọc hoặc đã học
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5: D
Câu 6: A
Câu 7: C
Câu 8: B
Câu 9:
Một số thông điệp:
- Mỗi người có một cách “định giá” khác nhau về thành công hay hạnh phúc. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người và làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình. Chỉ có bạn mới quyết đinh được cuộc sống của bạn.
- Hãy trân trọng những gì mình đang có bởi cuộc sống tốt đẹp hay không là do cách bạn suy nghĩ và cảm nhận.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Nhân Tông. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2022-2023
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Vĩnh Yên
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024523 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024172 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024247 - Xem thêm