OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Phú Cường

24/10/2022 1.01 MB 3137 lượt xem 8 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221024/157330294230_20221024_100946.pdf?r=1570
ADMICRO/
Banner-Video

Để đạt được kết quả thật cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới, mời các em học sinh lớp 7 cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Phú Cường được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với cấu trúc gồm đề và đáp án chi tiết nhằm giúp các em đối chiếu kết quả để có kế hoạch ôn tập tốt hơn.

 

 
 

TRƯỜNG THCS PHÚ CƯỜNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: NGỮ VĂN 7

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi số 1

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MÈO ĂN CHAY

Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.

Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa.

Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao.

Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng.Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.

Câu 1 (1 điểm): Xác định ngôi kể và thể loại của văn bản trên.

Câu 2 (1 điểm): Tìm và xác định loại phó từ được sử dụng trong câu sau:

“Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.”

Câu 3 (1 điểm): Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa” trong câu văn: “Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.” nói về điều gì?

Câu 4 (1 điểm): Nêu bài học rút ra từ câu chuyện trên.

Câu 5 (1 điểm): Em có đồng tình với việc làm của con mèo già không? Vì sao?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu 1.

- Ngôi kể: ngôi thứ ba.

- Thể loại: ngụ ngôn.

Câu 2.

- Phó từ: một.

- Loại phó từ: chỉ số lượng.

Câu 3.

- Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa”: Làm ra vẻ có nhân, có nghĩa, nhưng thực ra chỉ là giả dối, giả vờ tỏ ra tử tế.

Câu 4.

- HS rút ra bài học phù hợp.

- Bài học: Câu chuyện phê phán những kẻ oai quyền giả nhân giả nghĩa, trong lòng thì mưu mô ác độc. Bởi vậy, trong cuộc sống, những con người cólời ngon ngọt chưa hẳn là tốt đẹp, nhưng lời nói thật lòng khó nghe lại có thể không phải là xấu.

Câu 5.

- HS nêu được ý kiến đồng tình / không đồng tình và lí giải hợp lí (phù hợp với chuẩn mực đạo đức).

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục 3 phần.

Mở bài:

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

Thân bài:

- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện.

+ Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện.

+ Dấu tích liên quan.

- Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.

+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,…); kết hợp kể chuyện với miêu tả.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử.

Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

* Biểu điểm chung:

- Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văntự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ.

- Điểm 3,4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văntự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn phân tích, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 1: Các trường hợp còn lại.

2. Đề thi số 2

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

ĐƯA CON ĐI HỌC

Tế Hanh

Sáng nay mùa thu sang

Cha đưa con đi học

Sương đọng cỏ bên đường

Nắng lên ngời hạt ngọc

Lúa đang thì ngậm sữa

Xanh mướt cao ngập đầu

Con nhìn quanh bỡ ngỡ

Sao chẳng thấy trường đâu?

Hương lúa tỏa bao la

Như hương thơm đất nước

Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước

Thu 1964

(In trong Khúc ca mới, NXB Văn học,)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

C. Lục bát

B. Năm chữ

D. Bốn chữ

Câu 2. Từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường" thuộc loại từ nào?

A. Từ đồng âm

C. Từ đồng nghĩa

B. Từ trái nghĩa

D. Từ đa nghĩa

Câu 3. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

A. Gieo vần lưng

C. Gieo vần chân

B. Gieo vần linh hoạt

D. Vần lưng kết hợp vần chân

Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" là cụm từ gì?

A. Cụm danh từ

C. Cụm động từ

B. Cụm tính từ

D. Cụm chủ vị

Câu 5. Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”?

A. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen

C. Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi việc

B. Có cảm giác sợ sệt trước những điều mới lạ

D. Cảm thấy lo lắng không yên tâm về một vấn đề gì đó

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa" là gì?

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người

C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn

B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm

D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ

Câu 7. Theo em, hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào?

A. Nắng mùa thu

C. Hương lúa mùa thu

B. Gió mùa thu

D. Sương trên cỏ bên đường

Câu 8. Chủ đề của bài thơ là gì ?

A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con

C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha

B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước

D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha

Câu 9. Theo em người cha muốn nói điều gì với con qua hai câu thơ sau?

Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.

Câu 10. Qua bài thơ em cảm nhận được những tình cảm nào?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng. Em hãy đề xuất những giải pháp nhằm làm cho môi trường quanh ta trở nên xanh - sạch - đẹp.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.B

Câu 2.A

Câu 3.C

Câu 4.C

Câu 5.A

Câu 6.A

Câu 7.D

Câu 8.A

Câu 9. Cha muốn nói:

- Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp.

- Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau – ngọn xanh rờn

Mẹ - đầu bạc trắng

 

Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ gần với đất!

 

Ngày con còn bé

Cau mẹ bổ tư(1)

Giờ cau bổ tám(2)

Mẹ còn ngại to!

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

 

Ngẩng hỏi giời vậy

- Sao mẹ ta già?

Không một lời đáp

Mây bay về xa.

(“Mẹ”, Đỗ Trung Lai)

*Chú thích (1), (2) Bổ tư, bổ tám: bổ quả cau làm bốn miếng, tám miếng.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

A. Năm chữ

B. Tám chữ

C. Lục bát

D. Bốn chữ

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3. Khổ thơ thứ nhất có sử dụng

A. Vần lưng: “Lưng-mẹ”

B. Vần lưng: “Cau-đầu”

C. Vần chân: “thẳng-trắng”

D. Vần chân: “Cau-Cau”

Câu 4. Nhịp trong câu thơ thứ ba là

A. 2/2

B. 2/1/1

C. 1/3

D. 3/1

Câu 5. Trong bài thơ có hai phó từ giống nhau lặp lại. Đúng hay sai?

A. Đúng                      B. Sai

Câu 6. Phó từ “vẫn” trong câu thơ Cau thì vẫn thẳng

A. bổ sung ý nghĩa về sự phủ định

B. bổ sung ý nghĩa về mức độ

C. bổ sung ý nghĩa về kết quả

D. bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự

Câu 7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: vẫn, đã

Lưng mẹ ……còng rồi.

Câu 8. Bài thơ trên khuyên chúng ta điều gì?

A. Biết yêu quý cây cau.

B. Biết quan tâm, chăm sóc, yêu thương mẹ.

C. Biết cố gắng học tập.

D. Biết tự chăm sóc bản thân.

Câu 9. Qua bài thơ, em cảm nhận gì về tình cảm của người con dành cho mẹ?

Câu 10. Từ việc đọc hiểu bài thơ, em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi của người thân?

II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu (Không được kể lại ngữ liệu đã có trong sách Ngữ văn 7, Bộ sách Chân trời sáng tạo).

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1.D

Câu 2.A

Câu 3.C

Câu 4.C

Câu 5.A

Câu 6.D

Câu 7.đã

Câu 8.B

Câu 9. Tình cảm của người con dành cho mẹ: dõi theo từng ngày sự gia nua của mẹ; cảm thấy xót đau khi mẹ ngày một già yếu đi.

Câu 10.

Cảm xúc khi nhận ra những thay đổi của người thân:

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?

Trần Đăng Khoa

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do.
B. Thơ lục bát.
C. Thơ bốn chữ.
D. Thơ năm chữ.

Câu 2. Khổ thơ thứ 3 trong bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

A. Gieo vần lưng.
B. Gieo vần chân.
C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân.
C. Gieo vần linh hoạt.

Câu 3. Ở khổ thơ thứ nhất, trăng được so sánh với hình ảnh nào?

A. Quả chín.
B. Mắt cá.
C. Quả bóng.
D. Cánh rừng xa.

Câu 4. Em hiểu từ “lửng lơ” Trong câu thơ : « Lửng lơ treo trước nhà » có nghĩa là gì ?

A. Ở trạng thái nửa vời, không xác định rõ.
B. chuyển động nhẹ lưng chừng, không bám vào đâu.
C. Nửa chừng, không tới, không lui.
D. Chần chừ, không dứt khoát, không dám hành động.

Câu 5. Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật (quả chín, mắt cá, quả bóng…) cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?

A. Bà nội.
B. Người mẹ.
C. Cô giáo.
D. Trẻ thơ.

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Trăng bay như quả bóng” là gì ?

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.
B. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.
C. Làm cho hình ảnh thơ sinh động, gần gũi, gợi hình, gợi cảm.
D. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

Câu 7. Điệp ngữ “Trăng ơi… từ đâu đến?” có tác dụng gì ?

A. Nhấn mạnh câu hỏi của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
B. Nhấn mạnh hình ảnh trăng xuất hiện suốt đêm mà nhà thơ không biết từ đâu.
C. Nhấn mạnh nỗi băn khoăn của nhân vật trữ tình về hình ảnh trăng.
D. Nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật trữ tình trước hình ảnh trăng.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” là gì ?

A. Nhân vật trữ tình yêu trăng theo cách độc đáo.
B. Trăng ở quê hương của nhân vật trữ tình là đẹp nhất.
C. Yêu mến trăng, từ đó bộc lộ niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình.
D. Ánh trăng ở quê hương nhân vật trữ tình đặc biệt, không giống ở nơi khác.

Câu 9. Hãy nêu cảm nhận của em về ý nghĩa 2 câu thơ : “Trăng ơi có nơi nào. Sáng hơn đất nước em…”

Câu 10. Từ cảm xúc với trăng trong thơ của Trần Đăng Khoa, em hãy nêu tình cảm, cảm xúc của em với vầng trăng quê hương mình ?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật)…và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),…hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng.

Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích. (Lưu ý :Không viết về những nhân vật trong văn bản SGK đã học.)

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Câu 1: D

Câu 2: B

Câu 3: A

Câu 4: B

Câu 5: D

Câu 6: C

Câu 7: D

Câu 8: B

Câu 9:

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Qua hình ảnh trăng, nhân vật tin rằng trăng trên đất nước mình là đẹp nhất. Nhân vật trữ tình tự hào về hình ảnh ánh trăng sáng lung linh cùng những cảnh vật tuyệt đẹp, những con người bình dị, gần gũi của đất nước mình.

- HS nêu được 1 ý tương tự như trên.

- HS không trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 10:

HS nêu được những tình cảm riêng của mình với vầng trăng quê hương mà mình cảm nhận được sau khi học xong bài thơ.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

I. ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm)

Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Chiều sông Thương

Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương

Nước vẫn nước đôi dòng
Chiều vẫn chiều lưỡi hái
Những gì sông muốn nói
Cánh buồm đang hát lên

Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hả
Lúa cúi mình giấu quả
Ruộng bời con gió xanh

Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sáng

Cho sắc mặt mùa màng
Đất quê mình thịnh vượng
Những gì ta gửi gắm
Sắp vàng hoe bốn bên

Hạt phù sa rất quen
Sao mà như cổ tích
Mấy cô coi máy nước
Mắt dài như dao cau

Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai

Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông.

(Hữu Thỉnh - trong Từ chiến hào đến thành phố, NXB văn học, Hà Nội, 1991)

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? (Nhận biết)

A.Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ sáu chữ
D. Thơ bảy chữ

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau: (Nhận biết)

“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sáng”

A.So sánh
B.Nhân hóa
C.Ẩn dụ
D. Hoán dụ

Câu 3. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu phó từ?(Nhận biết)

“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sáng”

A.1
B.2
C. 3
D. 4

Câu 4. Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả qua những màu sắc nào? (Nhận biết)

A. Tím, xanh, vàng, nâu
C. Xanh, tím, đen, trắng
B. Đỏ, xanh, vàng, nâu
D. Trắng, vàng, nâu, tím

Câu 5. Bài thơ nói về mùa nào trong năm? (Nhận biết)

A. Xuân
B. Thu
C. Hạ
D. Đông

Câu 6. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau: (Thông hiểu)

“Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai”

A. Bồi hồi, xao xuyến
B. Đau đớn, xót xa
C. Nhớ nhung, tiếc nuối
D. Vui mừng, phấn khởi

Câu 7. Giọng điệu chính của bài thơ trên được thể hiện như thế nào? (Thông hiểu)

A.Sôi nổi, hào hứng
B.Nhẹ nhàng, trong sáng
C.Trang trọng, thành kính
D. Thiết tha, xúc động

Câu 8. Em hiểu từ “dùng dằng” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì? (Thông hiểu)

“Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương”

A. Ung dung, thoải mái
B. Rụt rè, ngập ngừng
C. Chậm chạp, thong thả
D. Lưỡng lự, không quyết đoán

Câu 9. Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ trên (viết không quá 5 dòng). (Vận dụng)

Câu 10. Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy viết một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. (Vận dụng cao)

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.B

Câu 2.B

Câu 3.B

Câu 4.A

Câu 5.B

Câu 6.A

Câu 7.D

Câu 8.D

Câu 9. HS có thể trình bày được những suy nghĩ, nhận thức riêng, song cần xoáy quanh các ý trọng tâm sau:

- Bức tranh đẹp về quê hương

- Cảm xúc yêu quý, tự hào, hãnh diện của nhà thơ về con sông quê hương mình.

- Cảm xúc của HS: yêu quê hương đất nước mình.

Câu 10. HS nêu hành động cụ thể để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. Có thể diễn đạt bằng nhiều cách:

- Chăm chỉ học tập và lao động, phấn đấu thành con ngoan trò giỏi.

- Kế thừa và tiếp nối những truyền thống quý báu của dân tộc khi trở thành chủ nhân của đất nước.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Phú Cường. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF