Dưới đây là tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 CD năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Hòa Hưng được HOC247 biên soạn và tổng hợp với cấu trúc đề và đáp án chi tiết, nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả và có kế hoạch ôn tập hợp lí. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới!
TRƯỜNG THCS HÒA HƯNG |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 CÁNH DIỀU (Thời gian làm bài: 90 phút) |
1. Đề thi số 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng
Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chồi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.
Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…
(Trích Mưa, Nguyễn Diệu, Thư viện thơ, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ “Mưa” thuộc thể thơ gì? (Biết)
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Lục bát
D. Tự do
Câu 2. Em hãy cho biết khổ thơ thứ hai được ngắt nhịp như thế nào? (Biết)
A. Nhịp 1/1/2
B. Nhịp 2/1/1
C. Nhịp 2/2
D. Nhịp 1/2/1
Câu 3. Đối tượng nào được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ? (Biết)
A. Cánh hoa
B. Hạt mưa
C. Chồi biếc
D. Chiếc lá
Câu 4. Theo em biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất? (Biết)
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ “Mưa”? (Hiểu)
A. Tình yêu thiên nhiên
B. Tình yêu đất nước
C. Tình yêu quê hương
D. Tình yêu gia đình
Câu 6. Theo em đáp án nào đúng nhất về tình cảm của tác giả đối với mưa? (Hiểu)
A. Yêu quý, trân trọng
B. Hờ hững, lạnh lùng
C. Nhớ mong, chờ đợi
D. Bình thản, yêu mến
Câu 7. Em hãy nêu 2 lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất.
Câu 8. Từ những lợi ích của mưa, em hãy nêu ít nhất 2 biện pháp để bảo vệ môi trường trong sạch.(Vận dụng)
II. VIẾT (6,0 điểm)
Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. (Vận dụng cao)
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1.A
Câu 2.C
Câu 3.B
Câu 4.D
Câu 5.A
Câu 6.A
Câu 7.
HS trả lời hợp lý 2lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Lợi ích của mưa: cung cấp nước để phục vụ đời sống của con người và động thực vật; làm cho không khí sạch và trong lành hơn
Câu 8.
Biện pháp bảo vệ môi trường: không xả rác bừa bãi, trồng cây, không xả xác động vật xuống ao hồ
II. VIẾT (6,0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: HS chọn được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm
HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:
- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.
- Nêu lí do hay hoàn cảnh, người viết thu thập tư liệu liên quan.
- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.
- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện lịch sử.
- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.
2. Đề thi số 2
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
MÁ LA
Tính má tôi rất hay la. Đặc biệt khi đi đâu về, má thấy nhà cửa chưa quét, quần áo chưa mang phơi, chén trong thau còn chất nguyên si, thể nào má cũng vừa làm vừa la sang sảng cả xóm đều nghe. Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la.
Đến lúc tụi tôi, ba đứa con của má, lần lượt lên Sài Gòn đi học, đi làm, chỉ còn má với ba ở nhà. Về thăm nhà, má không bắt chúng tôi làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ từ đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ. Kỳ lạ hơn nữa, má còn chẳng la rầy chúng tôi vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm.
Một buổi sáng, tôi về thăm nhà. Má đã đi tập thể dục rồi đi chợ chưa về, chỉ còn ba ở nhà lui cui quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân, rửa chén, giặt đồ, làm xong trước khi má đi chợ về. Tôi hỏi: “Ủa, ba sợ má la hay sao mà phải làm?”. Tay ba vẫn cầm cái chổi quét sàn sạt, đáp: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”.
Câu 1 (1 điểm): Xác định chủ đề và thể loại của văn bản trên.
Câu 2 (1điểm): Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây:
“Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la”
Câu 3 (1 điểm): Từ câu trả lời của người ba: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”, em hiểu được gì về người ba và tình cảm gia đình?
Câu 4 (2 điểm): Nêu cảm nhận của em về người má “hay la” trong văn bản.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Trong đại dịch Covid 19 vừa qua, có biết bao tấm gương các chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch. Em hãy kể về một sự việc về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1.
- Chủ đề: tình cảm gia đình.
- Thể loại: truyện ngắn
Câu 2.
- Các từ ngữ địa phương trong câu văn:
+ Má: mẹ
+ Tụi tôi: chúng tôi
+ Ráng: cố gắng
+ La: mắng
Câu 3.
- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Người ba là là người hiểu chuyện, biết quan tâm, lo lắng cho gia đình, thể hiện qua lời nói với con mình về chuyện san sẻ công việc với người má. Qua đó, ta cũng thấy được tình cảm gia đình thật thiêng liêng và là sợi dây gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
3. Đề thi số 3
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...
Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân...Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trỉa nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (1điểm): Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm là như thế nào?
Câu 3 (1 điểm): Tìm phó từ trong câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.
Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi.
Câu 4 (0,5 điểm): Dự đoán kết quả của hai hạt mầm trong câu chuyện trên.
Câu 5 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một hoạt động hay trò chơi mà em biết.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 2.
- Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm:
+ Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hướng tới những điều cao đẹp, dũng cảm đương đầu với thử thách.
+ Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi.
Câu 3.
- Phó từ :
+ những, đi kèm với danh từ bông hoa, chỉ số lượng.
+ có thể, đi kèm với động từ nở, bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng.
+ được, bổ sung ý nghĩa về kết quả.
+ cũng, bổ sung ý nghĩ về mặt tiếp diễn.
+ sẽ, đi kèm với động từ vặt, bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian.
---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
4. Đề thi số 4
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xén bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành, bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”
Câu 1 (1 điểm): Xác định chủ đề và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (1điểm): Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ - vị trong mỗi cụm danh từ đó.
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét.
Câu 3 (1 điểm): “Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”. Em hiểu gì về người cha qua câu nói trên của ông với đứa con?
Câu 4 (2 điểm): Những bức thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ truyện trên.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người thân trong gia đình – người mà em có thể chia sẻ mọi nỗi niềm, người tiếp thêm cho em niềm tin, vững bước trong cuộc sống.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1:
- Chủ đề: gia đình.
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
Câu 2:
- Trạng ngữ là cụm danh từ: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó.
- DTTT: tôi.
- Thành tố phụ là cụm C – V:
Khi tôi // lên 8 hay 9 tuổi gì đó.
CV
Câu 3:
- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý:
Những lời người cha nói với con đó là những lời dạy bảo con nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhắc nhở con trai hãy trân trọng những việc không hoàn hảo mà người khác dành cho mình. Hãy sống thật bao dung để cuộc đời được thanh thản.
=> Có thể thấy đây là người cha dịu dàng, ấm áp, biết yêu thương, trân trọng những điều bình dị, chưa hoàn hảo trong cuộc sống mà người khác dành cho mình.
Câu 4:
- Thông điệp của câu chuyện: hãy biết yêu thương, trân trọng những điều người khác dành cho mình dù nó chưa hoàn hảo; biết chấp nhận sai sót của người khác vì cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu; hãy yêu quý những người cư xử tốt với mình và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.
---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
5. Đề thi số 5
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Dạ khúc cho vần trăng
Trăng non ngoài cửa sổ Mảnh mai như lá lúa Thổi nhẹ thôi là bay Con ơi ngủ cho say Để trăng thành chiếc lược Chải nhẹ lên mái tóc Để trăng thành lưỡi cày Rạch bầu trời khuya nay |
Trăng thấp thoáng cành cây Tìm con ngoài cửa sổ Cửa nhà mình bé quá Trăng lặn trước mọi nhà Vai mẹ thành võng đưa Theo con vào giấc ngủ Trăng thành con thuyền nhỏ Đến bến bờ tình yêu… (Duy Thông) |
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ song thất lục bát
D. Thơ lục bát
Câu 2: Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” được ngắt nhịp theo cách nào?
A. Nhịp 1/2/2 và 2/3
B. Nhịp 1/4 và 2/2/1
C. Nhịp 2/3 và 3/2
D. Nhịp 3/2 và 1/4
Câu 3: Các vần “ay” trong các tiếng “bay-say” ở những dòng thơ sau sử dụng kiểu gieo vần nào?
“Mảnh mai như lá lúa
Thổi nhẹ thôi là bay
Con ơi ngủ cho say
Để trăng thành chiếc lược”
A. Vần chân
B. Vần lưng
C. Vần cách
D. Vần hỗn hợp
Câu 7: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Trăng thấp thoáng cành cây
Tìm con ngoài cửa sổ
Cửa nhà mình bé quá
Trăng lặn trước mọi nhà”
Câu 8: Viết đoạn văn từ 5 -7 dòng trình bày cảm nhận của em về cái hay của nội dung hoặc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Dạ khúc vầng trăng”.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử mà em yêu thích.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1.B
Câu 2.C
Câu 3.A
Câu 4.B
Câu 5.D
Câu 6.A
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
1. Mở bài
Giới thiệu lí do muốn kể lại nhân vật lịch sử đó cho mọi người cùng nghe.
2. Thân bài
- Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử được kể
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị và bài học thiết thực được gợi ra từ sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử vừa kể.
---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 CD năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Hòa Hưng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Cần Thạnh
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Quang Trung
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024523 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024172 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024247 - Xem thêm