OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Nguyễn Nghiêm

04/11/2021 514.56 KB 774 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211104/704092844784_20211104_135122.pdf?r=7722
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Nguyễn Nghiêm sẽ​​ giúp các em dễ dàng ôn tập lại kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Hi vọng đây  là tài liệu hữu ích cho các em.

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN NGHIÊM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 7

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian: 45 phút)

 

Đề 1

Câu 1:

Tổ chức quân đội của nhà Trần như thế nào? Phương sách xây dựng quân đội thời Trần có gì giống và khác nhau so với thời Lý?

Câu 2:

Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế? Tác dụng của nó đối với sự phát triển của đất nước dưới thời Trần?

Câu 3:

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Tổ chức quân đội của nhà Trần:

-Quân đội gồm có cấm quân và quân ở các lộ, ở làng xã có hương binh. Ngoài ra còn có quân của các vương hầu.

-Quân đội được tuyển theo chính sách: “ngụ binh ư nông; quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.

-Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.

-Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc.

*Phương sách xây dựng quân đội thời Trần giống và khác nhau so với thời Lý là:

-Giống nhau: Cùng thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

-Khác nhau:

+Quân đội thời Trần chia thành hai loại: Cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua.Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở làng xã. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.

+Quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.

+Quân đội thời Lý chỉ được phân chia thành hai loại: cấm quân và quân địa phương.

Câu 2: Nhà Trần phục hồi và phát triển kinh tế:

- Về nông nghiệp: Đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp; nông dân được nhà nước quan tâm nên tích cực cày cấy.

- Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng.

- Thương nghiệp: Nhà nước có nhiều chính sách phát triển nội thương và ngoại thương như lập chợ ở các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống . . .)

* Tác dụng: Kinh tế được nhanh chóng phục hồi và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố quốc phòng an ninh đất nước; nhân dân thêm tin tưởng vào nhà Trần.

Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.

*Nguyên nhân thắng lợi:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước . . .

- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

-Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần.

* Ý nghĩa:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.

- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

*Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước:

+Giống:Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

+Khác: Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn.

- Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc.

Đề 2

I. Trắc nghiệm (5 đ ): khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là:

A. Cri- xtôp Cô –lôm- bô

B. Ma- gien -lăng

C. Va –xcô đờ Ga- ma

D. Đi- a- xơ

Câu 2. Nước ta thời Đinh -Tiền Lê có tên là:

A. Văn Lang

B. Đại Việt

C. Âu Lạc

D. Đại Cồ việt

Câu 3. Bộ luật “Hình Thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều:

A. Ngô

B. Đinh

C. Lý

D. Tiền Lê

Câu 4. Quân đội thời Lý có đặc điểm là:

A. Gồm 2 bộ phận, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có quân bộ và quân thuỷ.

B. Có hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.

C. Có 4 binh chủng, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”

D. Chọn thanh niên khoẻ mạnh từ 18 tuổi

Câu 5. Xã hội phong kiến Phương Đông có các giai cấp cơ bản là:

A. Lãnh chúa và nông nô

B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh

C. Địa chủ và nông nô

D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh.

Câu 6. Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều :

A. Nhà Tần

B. Nhà Hán

C. Nhà Đường

D. Nhà Nguyên

Câu 7. Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành:

A. Hà Nội

B. Phú Xuân

C. Thăng Long

D. Đông Quan

Câu 8. Người sản xuất chính trong lãnh địa là:

A. Nô lệ

B. Nông nô

C. Nông dân tá điền

D. Địa chủ

Câu 9: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-đa?

A. Ấn Độ giáo

B. Phật giáo

C. Hồi giáo

D. Thiên chúa giáo.

Câu 10. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì :

A. Đây là nơi hội tụ quan yếu của bốn phương

B. Đây là một vùng đất rộng và bằng phẳng

C. Muôn vật nơi đây đều hết sức tươi tốt, phồn vinh

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 11. Xã hội phong kiến Phương Tây hình thành vào:

A. Thế kỷ III TCN

B. Thế kỷ V TCN

C. Thế kỷ V

D. Thế kỉ III

Câu 12. Năm 1007 Lý thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách:

A. Chớp lấy thời cơ tiêu diệt toàn bộ quân Tống.

B. Đánh quân Tống đến sát biên giới.

C. Tạm ngưng chiến để quân Tống rút về nước.

D. Chủ động giảng hoà, quân Tống rút về nước.

Câu 13: Ghép các mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với các sự kiện ở cột B

A

B

1. Năm 1009

2. Năm 1042

3. Năm 968

4. Năm 979

a. Lê Hoàn lên ngôi vua

b. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua

c. Lý Công Uẩn lên ngôi vua nhà Lý thành lập

d. Ban hành luật hình thư

II. Tự luận 

Câu 1: Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?

Câu 2: Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm 

Bảng trả lời trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

B

D

C

A

B

A

C

B

B

D

C

D

Câu 13

1 ghép với c; 2 ghép với d; 3 ghép với b; 4 ghép với a

II. Tự luận 

Câu 1: Học sinh trình bày các ý cơ bản sau

Diễn biến

Chờ mãi không thấy quân thủy tới, quân Tống nhiều lần vượt sông, đánh 

Thất bại chán nản, bị động 

Đêm cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt chỉ huy đại quân đánh bất ngờ… 

+ Kết quả:

Quân Tống thua to… 

Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà Quân Tống rút về nước 

+ Ý nghĩa: Trình bày đủ 2 ý nghĩa 

Câu 2

- Nông nghiệp: Chia ruộng đất cho nông dân cày, mở rộng khai hoang, nạo vét kênh ngòi

- Thủ công nghiệp: Lập xưởng thủ công nhà nước: Đúc tiền, rèn vũ khí… phục vụ vua quan; thủ công cổ truyền phát triển

- Thương nghiệp: Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng que được hình thành; buôn bán với nước ngoài.

Đề 3

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

1. Quê hương của phong trào văn hóa Phục Hưng là nước:

A. Pháp

B. Ý

C. Đức

D. Thụy Sĩ

2. Vào khoảng thời gian nào chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành?

A. Thế kỷ I TCN

B. Thế kỷ III TCN

C. Thế kỷ II TCN

D. Thế kỷ IV TCN

3. Tên kinh thành Thăng Long gắn với đời vua nào?

A. Lý Nhân Tông

B. Lý Thánh Tông

C. Lý Thái Tổ

D. Lý Thái Tông

4. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị Vua kiệt xuất, Ông là ai?

A. A-cơ-ba

B. A-sô-ca

C. Sa-mu-đra-Gúp-ta

D. Mi-hi-ra-cu-la

Câu 2 (1 điểm). Qua những mốc lịch sử sau, hãy ghi những biến cố xảy ra trong lịch sử nước ta?

Năm 939:..............................................................................

Năm 968:.............................................................................

Năm 981:.............................................................................

Năm 1054:...........................................................................

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa Phục Hưng? Nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục Hưng?

Câu 2 (2 điểm). Nêu cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1076)?

Câu 3 (2 điểm). Trong các nhân vật lịch sử mà em đã được học ở lớp 7, em ấn tượng nhất với nhân vật lịch sử nào? Hãy giải thích lý do vì sao em lựa chọn nhân vật ấy?

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề 4

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Câu 1. Công cụ lao động bằng sắt đã xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời

A. Xuân Thu – Chiến Quốc.                  

B. Thời Tam Quốc.

C. Thời Tần.                                          

D. Thời Hán.

Câu 2. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường có tên gọi là

A. Chế độ công điền.                            

B. Chế độ quân điền.

C. Chế độ tịch điền.                                

D. Chế độ lĩnh canh.

Câu 3. Thời Hán đã

A. Thi hành chính sách cai trị hà khắc.        

B. Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc.

C. Mở rộng khoa thi chọn nhân tài.              

D. Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân.

Câu 4. Những nước nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí?

A. Mĩ, Anh.                                                    

B. Anh, Pháp.

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.                      

D. Pháp, Đức.

Câu 5. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang đến sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Quý tộc, thương nhân.                           

B. Nông nô, tăng lữ.

C. Công nhân, quý tộc.                               

D. Tăng lữ, quý tộc.

Câu 6. Văn hóa Phục hưng nghĩa là gì?

A. Nền văn hóa phục vụ cho giai cấp tư sản.

B. Nền văn hóa phục vụ cho các tầng lớp trên.

C. Nền văn hóa bị chi phối bởi Giáo hội.

D. Phục hồi lại văn hóa Hi Lạp và Rô-ma.

Câu 7. Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo?

A. Can-vanh.           

B. Lu-thơ.           

C. Mikenlăngiơ.           

D. Sếch-xpia.

Câu 8. Cây lương thực chính và chủ yếu của cư dân các quốc gia Đông Nam Á là

A. Cây lúa mì.                                

B. Cây ăn củ và quả. 

C. Cây ngô.                                    

D. Cây lúa nước .

Câu 9. Quốc gia có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ - trung đại là

A. Thái Lan.            

B. Cam-pu-chia.            

C. Việt Nam.            

D. Lào.

Câu 10. Giai cấp nào là giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến ở phương Tây?

A. Nông dân.          

B. Lãnh chúa.            

C. Địa chủ.            

D. Quý tộc.

Câu 11. So với các nước phương Tây, xã hội phong kiến phương Đông ra đời tương đối sớm nhưng lại phát triển rất

A. nhanh chóng.          

B. chậm chạp.          

C. rực rỡ.          

D. hoàn chỉnh.

Câu 12. Tôn giáo nào là nền tảng tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị ở nhiều quốc gia Đông Nam Á?

A. Nho giáo.          

B. Ki-tô giáo.          

C. Phật giáo.          

D. Hồi giáo.

Câu 13.  Ai là người đã có công dẹp “Loạn 12 sứ quân”?                               

A. Ngô Quyền.           

B. Lê Hoàn.           

C. Lí Công Uẩn.           

D. Đinh Bộ Lĩnh.

Câu 14. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Đất nước thái bình.

B. Nội bộ triều đình rối loạn, chia nhiều phe cánh.

C. Nhà Tống (Trung Quốc) đang lăm le xâm phạm bờ cõi.

D. Đất nước trong thời gian bị phương Bắc đô hộ.

Câu 15. Công lao lớn nhất của các triều đại phong kiến thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đối với dân tộc là

A. Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.

B. Phát triển kinh tế nông nghiệp.

C. Củng cố và giữ vững nền độc lập dân tộc.

D. Ổn định xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề 5

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là

A. lãnh chúa và nông dân tự do.                      

B. chủ nô và nô lệ.

C. địa chủ và nông dân.                                   

D. lãnh chúa và nông nô.

Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thời trung đại đã đưa tới nhiều hệ quả tích cực, ngoại trừ việc

A. khẳng định trái đất hình cầu, tìm ra những vùng đất mới.

B. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.

C. làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

D. thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các châu lục.

Câu 3: Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là

A. Italia.                

B. Pháp.                

C. Anh.                 

D. Tây Ban Nha.

Câu 4: Ai là người đầu tiên khởi xướng Nho học?

A. Mặc Tử.                 

B. Trang Tử.                 

C. Mạnh Tử.                 

D. Khổng Tử.

Câu 5: Công trình kiến trúc nào của nhân dân Ấn Độ được coi là biểu tượng của tình yêu bất diệt và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1983?

A. Chùa hang A-gian-ta.

B. Lăng A-cơ-ba.

C. Lâu đài Thành Đỏ.

D. Lăng Taj Mahan.

Câu 6: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu ca dao dưới đây?

“Đố ai trên Bạch Đằng giang

Phá quân Nam Hán giữ an quê nhà?”

A. Lê Hoàn.

B. Ngô Quyền.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Khánh Dư.

Câu 7: Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước Đại Việt được ban hành dưới thời

A. Lý.                  

B. Trần.                  

C. Hồ.                  

D. Lê sơ.

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân xâm lược Đại Việt của nhà Tống vào năm 1076?

A. Đại Việt tập kích cứ điểm Ung Châu, Khâm Châu của nhà Tống.

B. Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.

C. Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liêu, Hạ phải kiêng nể.

D. Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): So sánh chế độ phong kiến ở phương Đông và phương Tây trên các phương diện: quá trình hình thành và phát triển; chính trị; kinh tế; xã hội.

Câu 2 (3,0 điểm): Phát biểu ý kiến của em về nhận định: “Chủ động là tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075 – 1077)”.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Nguyễn Nghiêm​. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF