OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Tân Bình

28/10/2021 932.64 KB 897 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211028/702146322880_20211028_110902.pdf?r=1937
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Tân Bình. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Lịch Sử. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 7

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

1. Quê hương của phong trào văn hóa Phục Hưng là nước nào?

A. Nước Pháp                                              

B. Nước Bỉ

C. Nước Ý                                                   

D. Nước Anh

2. Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước nào?

A. Việt Nam     

B. Thái Lan      

C. Phi-lip-pin       

D. Xin-ga-po

3. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

A. Nông dân tự do                                          

B. Nông nô

C. Nô lệ                                                          

D. Lãnh chúa phong kiến

4. Để dẹp “Loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với:

A. Sứ quân Trần Lãm                               

B. Sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp

C. Sứ quân Ngô Nhật Khánh                    

D. Sứ quân Nguyễn Siêu

5. Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là:

A. Bắc Bình Vương                              

B. Bình Đinh Vương

C. Vạn Thắng Vương                           

D. Bố Cái Đại Vương 

6. Nguyên nhân nào dưới đây đã giúp Đinh Bộ Lĩnh thống nhất dược đất nước?

A. Sự ủng hộ của nhân dân             

B. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh

C. Sự liên kết của các sứ quân         

D. Tất cả các ý trên

7. Trong hoàn cảnh lịch sử nào Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế?

A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàn mất

B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta

C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi

D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn

8. Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054, Quốc hiệu nước ta là gì?

A. Đại Việt    

B. Đại Cồ Việt       

C. Đại Nam      

D. Việt Nam

9. Vào thời gian nào quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta? 

A. Cuối năm 1076                                           

B. Cuối năm 1075

C. Đầu năm 1077                                            

D. Đầu năm 1076

10. Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng vào thời nào?

A. Thời Tiền Lê                                              

B. Thời Trần

C. Thời Hậu Lê                                               

D. Thời Lý

11. Văn Miếu được xây dựng vào năm nào?

A. Năm 1060          

B. Năm 1070        

C. Năm 1075          

D. Năm 1080 

12. Nhà Trần huy động nhân dân cả nước đắp đê dọc hai bờ các con sông lớn vào năm nào?

A. Năm 1225       

B. Năm 1252      

C. Năm 1247       

D. Năm 1248

13. Tác phẩm “Binh thư yếu lược” do ai viết?

A. Trần Quang Khải                                          

B. Trần Hưng Đạo

C. Trần Quốc Tuấn                                             

D. Trần Nguyên Đán

14. Người nào đã dâng sớ đòi vua chém đầu 7 tên nịnh thần?  

A. Nguyễn Phi Khanh                               

B. Trần Quốc Tuấn

C. Trần Khánh Dư                                     

D. Chu Văn An

15. Giai cấp tư sản châu Âu được hình thành từ tầng lớp nào dưới đây?

A. Địa chủ giàu có                              

B. Thương nhân giàu có

C. Chủ xưởng, chủ đồn điền               

D. Câu B và C đúng

16. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau:

... góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

A. Sự xuất hiện của thành thị

B. Cuộc phát kiến địa lí

C. Những chuyến đi biển vòng quanh thế giới

D. Tất cả câu trên đúng

17. Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của tôn giáo nào?

A. Hồi giáo     

B. Ki-tô giáo      

C. Phật giáo           

D. Ấn độ giáo

18. Giai đoạn phát triển của xã hội phong kiến châu Âu vào khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ XI-XIII                    

B. Từ thế kỉ XI-XIV

C. Từ thế kỉ XI-XV                     

D. Từ thế kỉ XI-XVI

19. “Loạn 12 sứ quân” diễn ra trong thời điểm lịch sử nào?

A. Cuối thời Ngô                         

B. Đầu thời Ngô

C. Cuối thời Đinh                        

D. Đầu thời Đinh

20. Cơ cấu hành chính dưới thời nhà Lý được sắp xếp theo thứ tự nào?

A. Lộ - Huyện – Hương, xã                  

B. Lộ - Phủ - Châu – Hương, xã

C. Lộ - Phủ - Châu, xã                          

D. Lộ - Phủ - Huyện – Hương, xã

21. Nguyên tắc mà nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững trong khi duy trì mối giao bang với các nước láng giềng là:

A. Hòa hảo, thân thiện                          

B. Đoàn kết, tránh xung đột

C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ    

D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa

22. Để giải quyết những khó khăn của mình giữa thế kỉ XI, nhà Tống đã làm gì?

A. Đánh hai nước Liêu-Hạ                  

B. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ

C. Đánh Đại Việt để giải quyết khó khăn trong nước  

D. Tất cả các biện pháp trên

24. Thời đại Lý – Trần kéo dài trong khoảng thời gian

A. Từ năm 1005 đến năm 1400         

B. Từ cuối năm 1009 đến năm 1400

C. Từ năm 1010 đến năm 1400        

D. Từ năm 1010 đến năm 1401

25. Thời Lý tồn tại trong khoảng thời gian

A. Từ năm 1005 đến năm 1224              

B. Từ năm 1005 đến năm 1225

C. Từ cuối năm 1009 đến năm 1225      

D. Từ năm 1009 đến đầu năm 1226

26. Thời Trần kéo dài trong khoảng thời gian

A. 1225 – 1400    

B. 1226 – 1400    

C. 1225 – 1399    

D. 1226 – 1399

27. Quân Mông – Nguyên xâm lược Đại Việt vào các năm:

A. 1257,1285,1286                     

B. 1258,1285,1287 – 1288

C. 1258,1287,1288                     

D. 1258,1285 – 1286, 1287 – 1288

28. Các trận đánh quyết định sự thất bại của quân Mông – Nguyên trên đất nước ta là:

A. Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Tây Kết

B. Vân Đồn, Bạch Đằng, Chi Lăng

C. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử - Tây Kết – Chương Dương, Bạch Đằng

D. Ngọc Hồi – Đống Đa, Tây kết, Bạch Đằng

29. Thiên tài quân sự nổi danh nhất thế kỉ XIII của nước ta là:

A. Trần Thủ Độ                                   

B. Phạm Ngũ Lão 

C. Trần Quang Khải                            

D. Trần Quốc Tuấn

30. Ruộng đất trong cả nước thời Lý trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu của:

A. Nhà nước    

B. Làng xã     

C. Quý tộc        

D. Địa chủ

Đề số 2

1. Hằng năm, người nông dân cày ruộng công phải nộp thuế cho (thời Lý) :

A. Tướng lĩnh quân đội   

B. Quý tộc    

C. Địa chủ     

D. Nhà vua

2. Các vua Lý lấy một số ruộng đất công để

A. Cho quân lính cày cấy

B. Làm nơi thờ phụng, tế lễ, xây dựng các đền chùa

C. Phong cho những người có công, làm đồn điền để cho các tù binh cày cấy

D. Bán cho phú nông

3. Hằng năm, các vua Lý thường về các địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích

A. Khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp

B. Quản lí việc sản xuất nông nghiệp

C. Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang

D. Để nâng cao uy tín của nhà vua, triều đình

4. Để mở rộng diện tích ruộng đất, nhà Trần đã thực hiện biện pháp:

A. Chiêu tập dân nghèo khai hoang

B. Bắt dân binh đi khai hoang

C. Vương hầu, quý tộc nhà Trần trực tiếp đi khai khẩn đất đai

D. Huy động lực lượng quân đội đi khai hoang

5. Dưới thời Trần, nguồn thu nhập chính của nhà nước từ loại ruộng đất nào?

A. Ruộng đất công làng xã

B. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu

C. Ruộng đất của nhà chùa

D. Ruộng đất tư hữu của địa chủ

6. Tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Trần:

A. Không phát triển

B. Phát triển chậm

C. Chỉ phát triển trong bộ phận thủ công nghiệp Nhà nước

D. Rất phát triển cả thủ công nghiệp nhân dân và thủ công nghiệp Nhà nước

7. Quê hương của Lý Công Uẩn ở:

A. Thuận Thành (Bắc Ninh)

B. Quế Võ (Bắc Ninh)

C. Từ Sơn (Bắc Ninh)

D. Đông Anh (Hà Nội)

8. Người đổi tên thành Đại La thành Thăng Long là

A. Lý Bí   

B. Lê Long Việt   

C. Lý Công Uẩn   

D. Lý Nhân Tông

9. Phong trào văn hóa Phục Hưng không chỉ có vai trò tích cực phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là:

A. Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại

B. Cuộc cách mạng văn hóa

C. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản

D. Cuộc cách mạng tư sản

10. Công cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần có ý nghĩa gì?

A. Chấm dứt thời kì chiến tranh, loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc

B. Tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính thiết lập triều đại nhà Tần

C. Tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc

D. Câu A và C đúng

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào?

A. 7-2-1418

B. 7-3-1418

C. 2-7-1418

D. 3-7-1418 

Câu 2: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?  

A. Lê Ngân

B. Lê Lai

C. Trần Nguyên Hãn

D. Lê Sát 

Câu 3: Hội thề nào thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?  

 A. Đông Quan

B. Bình Than

C. Lũng Nhai

D. Như Nguyệt

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?  

A. Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân  

B. Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn  

C. Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo 

D. Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu 

Câu 5: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn? 

A. Bí mật liên lạc với các hoà kiệt, xây dựng lực lượng 

B. Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn 

C. Lê Lợi đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ 

D. Nhân dân căm thù quân đô hộ 

Câu 6: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Nhân Tông

C. Lê Thái Tông

D. Lê Thánh Tông 

Câu 7: Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử nào?

A. Đại Việt sử kí

B. Đại Việt sử kí toàn thư 

C.Sử kí tục biên

D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục 

Câu 8: Nghĩa quân Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào? 

A. Mùa xuân 1771

B. Mùa xuân 1772 

C. Mùa xuân 1773

D. Mùa xuân 1774 

Câu 9: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào? 

A. 1786

B. 1787

C. 1788

D. 1789  

Câu 10: Tại Sao Nguyễn Nhạc phải tạm hoà với quân Trịnh? 

A. Mục đích khởi nghĩa Tây Sơn là chống chính quyền họ Nguyễn 

B. Nguyễn Nhạc hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn

C. Bảo toàn lực lượng

D. Quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

I. Trắc nghiệm 

Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-mantràn xuống xâm chiếm? 

A.Cuối thế kỉ VI

B. Cuối thế kỉ V

C.Đầu thế kỉ V

D. Đầu thế kỉ IV

Câu 2: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội? A.Nô lệ 

B.Nông dân 

C.Nô lệ và nông dân 

D.Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh 

Câu 3:Trong lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính là

A.nông nô

B. thợ thủ công

C.nông dân

D. thương nhân

Câu 4: Bốn phát minh quan trong mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là

A.Giấy, kĩ thuật in, la bàn, dệt. 

B. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng. 

C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. 

D. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, đại bác. 

Câu 5: Một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Đường là

A.Tư Mã Thiên, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần. 

B. La Quán Trung, Thi Lại Am, Tào Tuyết Cần. 

C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị. 

D. Đỗ Phủ, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần. 

Câu 6: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng từ rất sớm, phổ biến nhất là

A.chữ Hán

B. chữ Phạn

C. chữ Ả Rập

D. chữ Hin-đu

Câu 7: Loạn 12 sứ quân diễn ra vào thời điểm

A.cuối thời nhà Ngô

B. cuối thời nhà Đinh

C. đầu thời nhà Đinh

D. Đầu thời nhà Tiền Lê

Câu 8: Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là 

A.Đại Ngu.

B. Đại Cồ Việt.

C. Đại Việt .

D. Đại Nam.

Câu 9: Nhà Lý ban hành bộ luật 

A.Hình luật

B. Hình thư

C. Hình văn

D. Hoàng triều luật lệ

Câu 10: Quân đội nhà Lý gồm 

A.Cấm quân

B. Quân địa phương

C. Quân thường trực

D. Cấm Quân và quân địa phương

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Tân Bình. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF