OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Du

04/11/2021 478.87 KB 669 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211104/551047158109_20211104_134132.pdf?r=4951
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn cung cấp cho các em học sinh có nhiều tài liệu tham khảo và ôn luyện thật tốt, HOC247 đã sưu tầm và tổng hợp tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Du. Hi vọng sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

ĐỀ ÔN THI GIỮA HK1

MÔN: LỊCH SỬ 7

NĂM HỌC : 2021 – 2022

Thời gian: 45 phút

Đề 1

Câu 1.Những nước nào đi tiên phong trong phong trào phát kiến địa lí?

A. Mĩ, Anh. 

B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

C.  Ý, Bồ Đào Nha. 

D. Anh, Pháp.

Câu 2. Lãnh địa phong kiến là gì?

A. Khu đất đai nhỏ của mỗi nông nô.                                  

B. Vùng đất rộng lớn do lãnh chúa cai quản.

C. Vùng đất của người Giec-man.                                       

D. Vùng đất do các chủ nô Rô-ma cai quản.

Câu 3. Trong phong trào Cải cách tôn giáo, giai cấp tư sản chống lại thế lực nào?

A. Giáo hội.                           

B. Tu sĩ.                                 

C. Quý tộc.                           

D. Thương nhân.

Câu 4. Sự suy thoái của xã hội Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh không phản ánh qua biểu hiện nào sau đây?

A. Vua quan đục khoét đục khoét nhân dân.                       

B. Sự suy đồi đạo đức trong xã hội.

C. Nhân dân bị bóc lột, nộp tô, thuế nặng nề.                     

D. Nhân dân bị bắt đi lính, đi phu.

Câu 5. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống đoạn viết dưới đây:

Tháng 1/1077, đại quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta …………. Đánh những trận nhỏ, nhằm cản bước tiến của chúng.

A. Quân đội của Đinh Bộ Lĩnh. 

B. Quân đội nhà Lý.

C. Quân đội cùa Lê Hoàn

D. Quân đội nhà Ngô.

Câu 6. Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất Vương quốc Ma – ga – đa?

A. Ấn Độ giáo                       

B. Phật giáo                           

C. Hồi giáo                            

D. Thiên chúa giáo

Câu 7. Ý nào sau đây lí giải không đúng nguyên nhân Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

A.  Những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi.

B. Được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).

C. Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ và còn sử dụng đến ngày nay.

D. Ảnh hưởng sâu rộng tới các nước Đông Nam Á.

Câu 8. Ý nào dưới đây phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của Vương quốc Lan Xang?

A. Giữ quan hệ hòa hiếu với nước láng giềng nhưng cũng kiên quyết chống xâm lược.   

B. Mở rộng lãnh thổ đánh chiếm các nước lân cận.

C. Liên kết với các nước trong khu vực tấn công Thái Lan.                                              

D. Thần phục các nước láng giềng và tạo điều kiện cho Pháp trên đất Lào.

Câu 9. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nét nổi bật của Campuchia từ thế kỉ IX – XV?

A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.

B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp, …).

C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.

D. Không ngừng mở rộng quyền lực, lãnh thổ của vương quốc.

Câu 10. Ở cấp địa phương dưới triều Ngô, người đứng đầu các châu được gọi là

A. Thứ sử

B. Quan lại.                           

C. Quan châu.                       

D. Tiết độ sứ.

Câu 11. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “loạn 12 sứ quân” ở cuối thời Ngô là

A. Sự phân chia quyền lực của anh em Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đã gây ra làn sóng phản đối của các thổ hào địa phương

B. Ngô Xương Văn chết, triều đình hỗn loạn, các cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương nổ ra

C. Ngô Xương Văn chết, Dương Tam Kha lên ngôi vua gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ của các thổ hào địa phương

D. Ngô Xương Ngập giành ngôi vua với Ngô Xương Văn gây ra các cuộc nổi dậy của các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương

Câu 12. Bộ kinh nào dưới đây được coi là “bộ kinh khổng lồ” được viết bằng chữ Phạn?

A. Kinh Vê-đa.

B. Kinh Hin-đu.

C. Kinh Bà La Môn.

D. Kinh Ấn Độ.

Câu 13. Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến vào khoảng thời gian nào?

A. Trước CN đến đầu CN.

B. những thế kỉ đầu CN.       

C.  thế kỉ X đến XV. 

D. Thế kỉ XVII đến XIX.

Câu 14. Để nhằm động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt đã cho người đọc bài thơ thần nào ?

A. Bạch Đằng giang phú

B. Bình Ngô đại cáo

C. Nam quốc sơn hà

D. Bên kia sông Đuống

Câu 15. Trước tình hình nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo:

A. Đánh du kích.     B. Phòng thủ

C. Đánh lâu dài.      D. “Tiến công trước để tự vệ”

Câu 16. Bản chất của chế độ nô lệ kiểu phương Đông, trong đó có Việt Nam thời Lý là

A. Không tồn tại chế độ nô lệ.

B. Chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình.

C. Chế độ nô lệ gia trưởng.

D. Chế độ nô lệ điển hình.

 TỰ LUẬN

Câu 17. Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

Câu 18. Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển?

ĐÁP ÁN

TRẮC NGHIỆM

1. B

2. B

3. A

4. B

5. B

6. B

7. A

8. A

9. C

10. A

11. B

12. A

13. A

14. C

15. D

16. C

Câu 17

Diễn biến:

- Đầu năm 981 quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo đường thủy, bộ tiến đánh nước ta

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến, ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch

- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt hơn khiến chúng không thể kết hợp được với quân thủy nên tổn thất nặng nề buộc phải rút lui về nước

- Tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống

- Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường

Câu 18

Nền nông nghiệp thời Lý phát triển là do cả Nhà nước và nhân dân cùng đẩy mạnh, chăm lo sàn xuất:

- Hằng năm vào mùa xuân, các vua nhà Lý thường về địa phương cày tịch điền.

- Nhà Lý khuyến khích khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, đồng thời cho đắp đê phòng ngập lụt.

- Nhà Lý ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Đề 2

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội châu Âu cổ đại?

A. Những người Giec-man giàu có.

B.  Các chủ nô Rô-ma.

C. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. D. Những người nông dân nhiều ruộng đất.

Câu 2. Tác động lớn nhất của lãnh địa phong kiến đến chính trị châu Âu là gì?

A. Góp phần củng cố quyền lực cho chế độ phong kiến châu Âu.

B. Góp phần thống nhất các vùng đất đã bị người Giéc-man xâm chiếm.

C. Góp phần củng cố chế độ phong kiến phân quyền.         

D. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.

Câu 3. Nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí từ giữa thế kỉ XV là gì?

A. Do nhu cầu phát triển của sản xuất cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới.

B. Do sự phát triển mạnh của các công trường thủ công và công ti thương mại.

C. Do dân số tăng lên quá nhanh, đặt ra nhu cầu phải tìm những vùng đất mới.

D. Do nhu cầu khám phá, du lịch của tầng lớp quý tộc phong kiến châu Âu.

Câu 4. Ông vua kiệt xuất của Vương triều Mô-gôn là ai?

A. Vua A-sô-ca.

B. Vua A-cơ-ba.

C. Vua Hác-sa.

D. Vua Gúp-ta.

Câu 5. Khoảng thời gian nào là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?

A. Từ khoảng sau thế kỉ I đến đầu thế kỉ XV.

B. Từ khoảng thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV.

C.  Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.

D. Từ khoảng thế kỉ IX đến đầu thế kỉ XVIII.

Câu 6. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng lí do Đinh Bộ Lĩnh quyết định bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc?

A. Khẳng định đất nước không lệ thuộc vào Trung Quốc.  

B. Nêu cao truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc.

C. Khẳng định ý chí quyết giữ vững nền độc lập vừa giành lại được sau hơn mười thế kỷ.

D. Muốn duy trì mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.

Câu 7. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nối tiếp sự nghiệp của nhà Đinh là triều đại nào?

A. Nhà Lý. 

B. Nhà Tiền Lê. 

C. Nhà Trần. 

D. Nhà Hậu Lê.

Câu 8. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

A. Thế kỉ XI, kinh tế đã bước đầu phát triển, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

B. Vua Lý không muốn đóng đô ơ Hoa Lư vì nhà Đinh – Tiền Lê đã ở trước đó.

C. Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.

D. Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.

Câu 9. Một trong những hành động của nhà Lý thực hiện trước âm mưu xâm lược của quân Tống là gì?

A. Tăng cường xây dựng các công trình phòng thủ kiên cố.

B. Cho quân đội luyện tập và canh phòng suốt đêm.

C. Mở trận chiến trên sông Như Nguyệt, giành thắng lợi quyết định.

D. Chủ trương giảng hòa với quân Tống để giữ mối quan hệ.

Câu 10. Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Sông Như Nguyệt là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

B. Gây khó khăn cho quân Tống vì lực lượng chủ yếu là bộ binh.

C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước.

D.  Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long.

Câu 11. Bốn câu thơ sau nói về sự lên ngôi của vị vua nào?

“Công Uẩn công cả quốc gia

Giữ lăng hết thảo, thờ vua hết lòng

Ứng điềm thập bát tử thành

Cho chàng đại thống để dành làm chi”.

(Trích: Thiên Nam ngữ lục)

A. Lý Thái Tông.

B. Lý Thái Tổ.

C. Lý Nhân Tông.

D. Lý Thánh Tông.

Câu 12. Một trong những nguyên nhân khiến nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống là gì?

A. Chính sách đóng cửa của nhà Tống. 

B.  Nhà Tống đang xâm lược nước ta.

C. Sản xuất đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của dân.

D. Không muốn bị lệ thuộc vào nước ngoài.

Câu 13. Nghệ thuật thời Lý có đặc điểm gì nổi bật?

A. Chủ yếu là thành quả của nghệ thuật dân gian.

B. Đa dạng, độc đáo, linh hoạt.

C. Số lượng nghệ nhân tăng nhanh.

D. Nhiều công trình đồ sộ được chú trọng xây dựng.

Câu 14. Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) là

A. Đề do vua trực tiếp chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến. 

B. Đều đánh dấu thắng lợi bằng trận chiến trên sông.

C. Đều đánh bại sự kết hợp quân thủy bộ của địch.

D. Đều chủ động đánh địch trước khi chúng tiến vào.

II. TỰ LUẬN

Câu 15. Trong hệ tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc, quan điểm về "Tam cương" và "Ngũ thường" là gì? Các nhân vật gắn liền với sự phát triển của Nho giáo là ai?

Câu 16. Vì sao nói rằng: người Khơ-me đã sớm tiếp thu và ảnh hưởng nền văn hóa của Ấn Độ?

Câu 17. Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này.

ĐÁP ÁN

TRẮC NGHIỆM

1. C

2. C

3. A

4. B

5. C

6. D

7. B

8. B

9. B

10. C

11. B

12. D

13. B

14. A

 

TỰ LUẬN

Câu 15

- Quan điểm của Nho giáo về quan hệ "Tam cương" là quan hệ giữa vua – tôi, chồng - vợ, cha - con.

- Quan hệ "Ngũ thường" nói về nhân – lễ - nghĩa - trí - tín.

- Khổng Tử muốn lập kỉ cương xã hội thông qua các mối quan hệ trên.

- Các nhân vật gắn với sự phát triển của Nho giáo là: Khổng Tử, Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư.

Câu 16

- Thông qua Vương quốc Phù Nam, người Khơ-me tiếp thu đạo Bà La Môn và đạo Phật, chịu ảnh hưởng của văn học, nghệ thuật, nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ.

- Lúc đầu, người Khơ-me dùng chữ Phạn là chữ viết của người Ấn Độ; Sau đó, trên cơ sở chữ Phạn, đến thế kỉ VII người Khơ-mc mới sáng tạo ra chữ viết riêng của mình: chữ Khơ-me cổ.

 → Những ảnh hưởng đó của văn hóa Ấn Độ đã đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước của người Khơ-me.

Câu 17

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

Đề 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 .Các phường hội, thương hội được lập ra trong các thành thị trung đại châu Âu nhằm mục đích gì?

A. Cạnh tranh công bằng.                                                     

B. Giúp đỡ nhau cùng sản xuất và buôn bán.

C.  Tạo thêm công việc cho nông nô.                                   

D. Thành lập các hội buôn lớn hơn.

Câu 2. Tác động lớn nhất khi người Giéc-man tràn vào xâm chiếm lãnh thổ của đế quốc Rô-ma là gì?

A. Sự thành lập hàng loạt vương quốc mới.

B. Một bộ phận chủ nô và nô lệ Rô-ma bị mất ruộng đất.

C. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.

D. Sự suy tàn của các đế quốc Rô-ma cổ đại.

Câu 3. Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp tư bản?

A. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.

B. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.

C. Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản.

D. Họ có điều kiện việc làm tốt hơn trong các xí nghiệp.

Câu 4. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Tây và phương Đông tương ứng với

A. mâu thuẫn cơ bản trong xã hội.                                       

B. quyền lực của lãnh chúa.  

C.  quyền lực của địa chủ.                                                     

D.  đặc điểm chính trị.

Câu 5. Ai là người giả làm người lái đò chở sứ giả Lý Giác nhà Tống qua sông và là tác giả của bài thơ khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước sau:

“Vận nước như mây quấn,

Trời nam hưởng thái bình.

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh”.

A. Thiền sư Vạn Hạnh.         

B. Thiền sư Đỗ Pháp Thuận. 

C. Thiền sư Khuông Việt.     

D. Thiền sư Phù Trì.

Câu 6. Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hoá để mở đầu cho phương thức đấu tranh chống phong kiến?

A. Lực lượng của giai cấp tư sản không muốn đấu tranh bằng bạo lực với giai cấp phong kiến.

B. Đấu tranh bằng chính trị, kinh tế, quân sự sẽ đem lại nhiều tổn thất cho giai cấp tư sản.

C. Giai cấp tư sản không đủ sức mạnh để đấu tranh chống phong kiến trên lĩnh vực khác. 

D. Những giá trị văn hoá góp phần tác động, tập hợp lực lượng chống lại chế độ phong kiến.

Câu 7. Người có vai trò to lớn trong quá trình đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua là ?

A. Lê Long Việt                    

B. Vạn Hạnh                          

C. Lý Khánh Văn                 

D. Lê Long Đĩnh

Câu 8. Tác phẩm nào sau đây của Trung Quốc không thuộc thể loại tiểu thuyết?

A. Đường thư.                      

B.  Thủy hử.                           

C. Tam quốc diễn nghĩa.       

D. Hồng lâu mộng.

Câu 9. Nguyên nhân sâu xa nào khiến vương quốc Lan Xang suy yếu?

A. Những cuộc tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc.         

B. Người Thái di cư và làm phân tán Lào

C. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát.                      

D.  Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào.

Câu 10. Ý nào sau đây lí giải không đúng nguyên nhân Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

A.  Những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi.

B. Được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).

C. Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ và còn sử dụng đến ngày nay.

D. Ảnh hưởng sâu rộng tới các nước Đông Nam Á.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Đề 4

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Kinh đô của nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu?

A. Hoa Lư

B. Phú Xuân.

C. Cổ Loa.

D. Mê Linh.

Câu 2: Ý nào không phải là nguyên nhân tại sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Hán.

B. Ngô Quyền phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập.

C. Ngô Quyền thiết lập một chính quyền mới hoàn toàn của người Việt.

D. Ngô Quyền có tư thù với họ Khúc.

Câu 3: Bộ máy nhà nước do Ngô Quyền tổ chức là một nhà nước như thế nào?

A. Là một nhà nước đơn giản.

B. Là một nhà nước phức tạp.

C. Là một nhà nước rất quy mô.

D. Là một nhà nước rất hoàn chỉnh.

Câu 4: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì?

A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc.

B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc.

C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình.

D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền.

Câu 5: Quốc hiệu của nước ta dưới thời Đinh Bộ Lĩnh là gì?

A. Đại Việt.

B. Vạn Xuân.

C. Đại Cồ Việt.

D. Đại Ngu.

Câu 6: Những việc làm nào của Đinh Bộ Lĩnh cho thấy tinh thần tự chủ tự cường, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc?

A. Tự xưng “Hoàng đế”, đặt Quốc hiệu, niên hiệu mới, cấm sử dụng niên hiệu là Trung Quốc.

B. Đem quân tấn công các quốc gia láng giềng.

C. Xây dựng thành trì ở khắp nơi để bảo vệ đất nước.

D. Chuẩn bị quân đội tiến đánh biên giới Trung Quốc.

Câu 7: Tại sao Lý Công Uẩn dời độ về Đại La (Thăng Long)?

A. Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương có vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng, muôn vật tươi tốt và phồn thịnh.

B. Vì Đại La đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đại La gần khu vực Cổ Pháp là quê hương Lý Công Uẩn.

D. Đại La là thành trì quân sự khó công dễ thủ, thuận lợi khi xảy ra chiến sự.

Câu 8: Nhà Lý chia nước ra bao nhiêu lộ, phủ?

A. 24 lộ phủ.

B. 22 lộ phủ.

C. 40 lộ phủ.

D. 42 lộ phủ.

Câu 9: Nhà Tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỉ XI như thế nào?

A. Đánh hai nước Liêu – Hạ.

B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu – Hạ.

C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.

D. Tạo quan hệ ngoại giao mềm dẻo với các nước láng giềng.

Câu 10: Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt?

A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.

B. Do sự xúi dục của Cham-pa.

C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu-Hạ ở biên cương.

D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Đề 5

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Vào thời Ngô Quyền, chức thứ sử đứng đầu các châu là:

A. Các tướng lĩnh có công, được Ngô Quyền cử đi cai quản các địa phương.

B. Các quan địa phương.

C. Chức quan do Trung Quốc cử sang.

D. Các quan lại được bổ nhiệm nhờ con đường thi cử.

Câu 2: Dương Tam Kha đã cướp ngôi của họ Ngô trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Tình hình đất nước rối loạn, nguy cơ ngoại xâm.

B. Ngô Quyền mất, con còn trẻ không đủ uy tín và sức mạnh giữ vững chính quyền trung ương. Đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.

C. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình gay gắt, tranh dành quyền lực.

D. Vua mới còn nhỏ, giao quyền chấp chính cho Dương Tam Kha.

Câu 3: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.

B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi.

D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn.

Câu 4: Trong xã hội thời Đinh-Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội?

A. Tầng lớp nông dân.

B. Tầng lớp công nhân.

C. Tầng lớp thợ thủ công.

D. Tầng lớp nông nô.

Câu 5: Triều đình trung ương thời tiền Lê được tổ chức như thế nào?

A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, quan võ.

B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội

C. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có Thái Sư và Đại Sư.

D. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có các con của vua.

Câu 6: Thời kì cai trị của nhà Lý, quan hệ giữa Đại Việt và Cham-pa như thế nào?

A. Xung đột dẫn tới liên tiếp gây chiến tranh.

B. Quan hệ bình thường.

C. Mâu thuẫn xung đột theo thời gian.

D. Hòa hiếu thân thiện.

Câu 7: Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B. Đạo phật được đề cao, nên cấm sát sinh.

C. Trâu bò là động vật quý hiếm.

D. Trâu bò là động vật linh thiêng.

Câu 8: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì?

A. Xúi dục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam, ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước và dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới.

B. Gửi thư yêu cầu vua Đại Việt chầu hoàng đế nhà Tống.

C. Liên minh với Liêu Hạ đánh Đại Việt.

D. Chấn chỉnh quân đội, khẩn trương tấn công Đại Việt.

Câu 9: Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống những năm 1075-1077

A. Lý Công Uẩn.

B. Lý Thường Kiệt.

C. Lý Thánh Tông.

D. Lý Nhân Tông.

Câu 10: Tại sao Lý Công Uẩn dời độ về Đại La (Thăng Long)?

A. Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương có vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng, muôn vật tươi tốt và phồn thịnh.

B. Vì Đại La đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đại La gần khu vực Cổ Pháp là quê hương Lý Công Uẩn.

D. Đại La là thành trì quân sự khó công dễ thủ, thuận lợi khi xảy ra chiến sự.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Du. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF