OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 KNTT có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Trần Phú

02/11/2022 1.02 MB 699 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221102/229265715333_20221102_111521.pdf?r=495
ADMICRO/
Banner-Video

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 KNTT có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Trần Phú là một tài liệu hữu ích được biên soạn bởi HOC247 giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!

 

 
 

 

TRƯỜNG THCS

TRẦN PHÚ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KNTT

NĂM HỌC 2022-2023

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm: (5 diểm)

Câu 1: Cho các bước thực hiện kĩ năng đo sau:

(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(2) Nhận xét độ chính xác của kết quả đo, căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.

(3) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp.

(4) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

Trong thứ tự các bước thực hiện phép đo, thứ tự nào đúng? 

A. 3 -1 - 2 - 4 

B. 1 - 4 - 2 – 3

C. 1 - 3 - 2 – 4

D.  4 -3 - 2 -1

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng tự nhiên thông thường trên trái đất?

A. Hạn hán.

B. Mưa dông kèm theo sấm sét.

C. Công nhân đốt rác.

D. Lũ lụt.

Câu 3: Phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên gồm các nội dung:

1. Đưa ra các dự đoán khoa học để giải quyết các vấn đề.

2. Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.

3. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

4. Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.

5. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

Thứ tự đúng của phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên là:

A. 1 - 2 -3 -4 -5.

B. 5 - 1 - 4 - 2 - 3.

C. 1 - 3 - 5 - 2 -4

D. 5 - 4 -3 - 2 -1

Câu 4: Trong các đồng hồ sau đồng hồ nào là đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng cổng quang?

A. Đồng hồ nước.

B. Đồng hồ đo thời gian hiện số.

C. Đồng hồ cát.

D. Đồng hồ điện tử.

Câu 5: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do nhờ có loại hạt nào?

A. Electron                           

B. Proton.                             

C. Nơtron.                            

D. Hạt nhân

II. Tự luận: (5 điểm)

Câu 21. (1,0 điểm): Xác định hoá trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau: CaO; CH4

Câu 22 (2,0 điểm): 

Tìm CTHH của hợp chất X có thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố gồm: 52,17% cacbon, 13,05% hidro và 34,78 % oxi. Biết phân tử khối của X là 46. 

Câu 23 (1 điểm): 

a) Nguyên tố hoá học là gì?

b) Gọi tên các nguyên tố có kí hiệu hoá học sau: O, N

Câu 24 (1 điểm): Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử của A.

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

B

B

A

C

B

A

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

B

A

D

C

B

B

A

A

II. Tự luận

Câu 21

Ca: II

C: IV

Câu 22

CTHH chung của X là CxHyOz (x, y, z  N*)

Theo đề bài ta có

\(\begin{array}{l}
\frac{{{m_C}}}{{{\rm{52,17\% }}}}{\rm{\;:\;}}\frac{{{m_H}}}{{{\rm{13,05\% }}}}{\rm{\;:\;}}\frac{{{m_O}}}{{{\rm{34,78\% }}}} = \frac{{PTK}}{{100}}\\
 =  > \frac{{12x}}{{{\rm{52,17\% }}}}{\rm{\;:\;}}\frac{y}{{{\rm{13,05\% }}}}{\rm{\;:\;}}\frac{{16z}}{{{\rm{34,78\% }}}} = \frac{{46}}{{100}}\\
 =  > \left\{ \begin{array}{l}
x = 2\\
y = 6\\
z = 1
\end{array} \right.
\end{array}\)

Vậy CTHH của X là C2H6O.

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa

trên kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.                           

B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo.                                               

D. Kĩ năng đo.

Câu 2: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt;                             

B. Kĩ năng quan sát;

C. Kĩ năng dự báo;                                                

D. Kĩ năng đo đạc.

Câu 3: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước?

A. 4                                     

B. 5                          

C. 6                                      

D. 7

Câu 4: Để đo chính xác độ dày của một quyển sách giáo khoa, người ta dùng

A. cân đồng hồ.                                                       

B. thước đo độ chia nhỏ nhất là 1mm.

C. nhiệt kế thuỷ ngân.                                             

D. ước lượng bằng mắt thường.

Câu 5: Cho các bước sau:

(1) Đề xuất vấn đề               

(2) Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề

(3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán                       

(4) Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận

(5) Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả thí nghiệm

Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?

A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5).             

B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5).

C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4).             

D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17 (1,0 điểm):

a. Vì sao mỗi nguyên tử trung hoà về điện?

b. Vẽ sơ đồ của nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 9.

Câu 18 (1,0 điểm): Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm nào?

Câu 19 1,0 điểm): Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố Magnesium nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? 

b) Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là gì?

Câu 20 (1,0 điểm): Mật ong rất tốt cho sức khoẻ, trong mật ong có nhiều glucose. Phân tử glucose gồm 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử O. 

a. Hãy cho biết glucose là đơn chất hay hợp chất và giải thích?

b. Viết công thức hoá học của glucose và tính khối lượng phân tử glucose.

Câu 21 (1,0 điểm): Cho sơ đồ cấu tạo của nguyên tử hydrogen (H) như hình bên dưới.

Hãy biểu diễn sự hình thành liên kết hoá trị trong phân tử H2

Câu 22 (1,0 điểm): Một oxide có công thức XOn, trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Biết khối lượng phân tử của oxide bằng 64 amu. Xác định công thức hoá học của oxide trên.

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

D

A

B

B

A

C

B

D

9

10

11

12

13

14

15

16

A

C

B

C

D

A

C

B

 

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 17

a. Vì số p =số e, bên cạnh đó nguyên tử được cấu tạo bởi vỏ (các e) mang điện tích âm và hạt nhân (các p) mang điện tích dương và nơtron không mang điện tích.

b. Sơ đồ của nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 8. 

Câu 18

Nguyên tắc sắp xếp:

- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. 

- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. 

- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.

Trong bảng tuần hoàn nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm).

Câu 1: Khối lượng phân tử sulfur dioxide (SO2) là?

A. 32 amu                 

B. 48 amu                 

C. 64 amu                 

D. 80 amu

 Câu 2: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm công thức hóa học của các hợp chất?

A. Na2CO3, NaOH, Cu.                              

B. NH3, NaCl, H2

C. NaCl, H2O, H2.                                       

D. HCl, NaCl, O2

Câu 3: Hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử hydrogen bởi?

A. Liên kết cộng hóa trị                              

C. Liên kết hidro

B. Liên kết ion                                             

D. Liên kết ion và liên kết CHT.

Câu 4: Liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử là liên kết nào?

A. Liên kết hydrogen.                                 

B. Liên kết kim loại.

C. Liên kết ion.                                            

D. Liên kết cộng hóa trị.

Câu 5: Fe có hóa trị III trong công thức nào?

A. FeO                       

B. Fe2O3                    

C. FeSO4                   

D. FeCl2.

II. Tự luận (6,0 điểm).

Câu 17 (1,5 điểm). Trình bày phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Câu 18 (1,5 điểm). 

a. Viết tên và kí hiệu của nguyên tố hóa học, hoàn thành bảng sau

STT

Tên nguyên tố hóa học

Kí hiệu hóa học

STT

Tên nguyên tố hóa học

Kí hiệu hóa học

1

 

H

6

chlorine

 

2

 

Ar

7

magnesium

 

3

 

F

8

potassium

 

4

 

Li

9

phosphorus

 

5

 

Si

10

oxygen

 

b. Mô tả cấu tạo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học: ô, nhóm, chu kì

Câu 19 (1,0 điểm). 

Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:

a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium?

b) Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Câu 20 (1,0 điểm). Em tính khối lượng của chất theo đơn vị amu: Cl2, H2O, FeO, Al. Hợp chất NaCl thuộc loại liên kết hóa học nào?

 Câu 21 (1,0 điểm). Copper (II) sulfate có trong thành phần của một số thuốc diệt nấm, trừ sâu và diệt cỏ cho cây trồng. Copper (II) sulfate được tạo thành từ Cu, S và O và có khối lượng phân tử là 160 amu. Phần trăm khối lượng của các nguyên tố Cu, S và O trong copper (II) sulfate lần lượt là: 40%, 20% và 40%. Hãy xác định công thức hoá học của copper (II) sulfate.

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

C

B

A

D

B

D

B

C

9

10

11

12

13

14

15

16

A

C

A

C

B

B

A

B

II. Tự luận (6,0 điểm )

Câu 17

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm 5 bước

- Đề xuất vấn đề cùng tìm hiểu

- Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề

- Lập kế hoạch kiểm tra dự án

- Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự án

- Viết báo cáo, thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Câu 18

a.

1. hydrogen

6. Be

2. argon

7. Mg

3. fluorine

8. Al

4. lithium

9. P

5. silicon

10. O

b.  Cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học

- Ô nguyên tố: cho biết kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử.

- Chu kì: cho biết số lớp electron, xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần đi từ trái sang phải. gồm 7 chu kì.

- Nhóm: Gồm 8 nhóm A, 8 nhóm B, cho biết số electron lớp ngoài cùng

4. ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Khẳng định nào dưới đây là không đúng?

A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. 

B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.

C. Dự báo là dự đoán kĩ năng điều gì xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, .... về các sự vật, hiện tượng.

D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Câu 2: "Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng" đó là kĩ năng nào? 

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.     

B. Kĩ năng liên kết tri thức. 

C. Kĩ năng dự báo.                                      

D. Kĩ năng đo.

Câu 3. Hạt nhân nguyên tử tạo thành từ các hạt

A. hạt nhân và vỏ electron.                        

B. proton và neutron.

C. proton và electron                                  

D. neutron và electron.

Câu 4. Một nguyên tử có 11 proton, 12 neutron. Khối lượng nguyên tử sấp xỉ bằng

A. 11 amu.                

B. 12 amu.                

C. 22 amu.                

D. 23 amu. 

Câu 5. Có 3 nguyên tử A (8 proton), B (9 proton), C (8 proton). Vậy có tất cả bao nhiêu nguyên tố hóa học?

A. 4                            

B. 3                            

C. 2                            

D. 1

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 17 (1 điểm) Làm thế nào để đo độ dày của 1 tờ giấy trong sách khoa học tự nhiên 7 bằng một thước đo có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm? 

Câu 18 (1 điểm) Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết các nguyên tố Na, C, Mg, Zn, Pb, Si, N, O. Đâu là nguyên tố kim loại, phi kim? 

Câu 19 (2 điểm) Nguyên tố X (Z = 17) là nguyên tố có trong thành phần của muối ăn. Hãy cho biết tên nguyên tố X?  X có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

Câu 20( (2 điểm) Xác định thành phần phần trăm của các nguyên tố trong các hợp chất CH4

(Biết khối lượng nguyên tử của C = 12; O = 16).

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

B

C

B

D

C

B

A

B

9

10

11

12

13

14

15

16

C

A

C

A

C

D

C

B

II. Tự luận

Câu 17

- Dựa vào số trang tính số tờ giấy trong sách

- Tính độ dày của 1 tờ giấy bằng cách lấy độ dày của sách chia cho tổng số tờ

- Ép chặt các tờ giấy bên trong sách (không chứa 2 tờ bìa ngoài) và dùng thước đo có ĐCNN 1 mm để đo độ dày

Câu 18

Các nguyên tố kim loại: Mg, Na, Zn, Pb

Các nguyên tố phi kim: C, Si, N, O

5. ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm (6,0 điểm)

Câu 1: Nguyên tử ở trạng thái trung hòa về điện khi:

A. Số điện tích dương lớn hơn số điện tích âm.  

B. Số điện tích dương bé hơn số điện tích âm.

C. Số điện tích dương gấp đôi số điện tích âm.   

D. Số điện tích dương bằng số điện tích âm.

Câu 2: Kí hiệu hóa học được biễu diễn như thế nào?

A. Biểu diễn bằng 2 chữ cái in hoa.

B. Biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái thường.

C. Biểu diễn bằng 1 chữ cái in hoa.

D. Biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái (chữ đầu in hoa, chữ sau viết thường).

Câu 3: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Tăng dần điện tích hạt nhân.    

B. Tăng dần số hạt electron.

C. Tăng dần theo khối lượng nguyên tử.  

D. Tăng dần theo số lớp electron.

Câu 4: Kí hiệu các nguyên tố nào sau đây được viết đúng?

A. NA, K, BR.          

B. Bar, MG, aG.       

C. Cu, Zn, Au.          

D. Oh, So3, Cll.

Câu 5: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là hợp chất?

A. NaCl, C6H12O6, H2O.     

B. Mg, Ba, O.

C. NaCl, O, Fe2O3.  

D. H, F, H2O.

II. Tự luận (4,0 đ)

Câu 16: (1,0 điểm) Hãy cho biết thông tin có trong ô nguyên tố sau: 

Câu 17: (1,0 điểm) Tìm hóa trị của Mg trong phân tử MgCl2.

Câu 18: (1,0 điểm) Lập công thức hóa học (theo hóa trị) của các nguyên tố sau: Na và O. 

Câu 19: (1,0 điểm) Tìm tốc độ chuyển động của bạn Mai, biết Mai đi trên quãng đường 10km trong thời gian 0,5 giờ.

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm

1D

2D

3A

4C

5A

6C

7B

8C

9B

10B

11C

12A

13A

14A

15B

         
II. Tự luận

Câu 16: Ô nguyên tố cho ta biết:

Số hiệu nguyên tử: 6

Kí hiệu hóa học: C

Tên nguyên tố: Carbon

Khối lượng nguyên tử: 12

Câu 17:

Gọi hóa trị của Mg là a

Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có:  1.a = 2.I

=> a = II

Vậy Mg hóa trị II

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 KNTT có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Trần Phú. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF