OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Lương Tấn Thịnh

19/10/2023 1.11 MB 104 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231019/985334002528_20231019_134221.pdf?r=703
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Lương Tấn Thịnh do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em hoàn thiện kỹ năng làm các dạng về quy luật di truyền, nhiễn sắc thể, ADN, ARN, ..... Đồng thời củng cố các kiến thức đã học. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kì thi giữa Học kì 1 sắp tới nhé!

 

 
 

TRƯỜNG THCS LƯƠNG TẤN THỊNH

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC: 2023 - 2024

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian làm bài : 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong thí nghiệm của Menđen, khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng t­ương phản thì

A. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

B. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 2 trội : 1 lặn.

C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

D. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn.

Câu 2: Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 thân xám, cánh dài với ruồi cái thân đen, cánh cụt trong thí nghiệm của Moocgan được gọi là lai phân tích?

A. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình lặn tương ứng.

B. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình trội khác trong kiểu gen.

C. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình lặn cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình trội.

D. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình lặn với cá thể mang kiểu hình lặn khác trong kiểu gen.

Câu 3: Thể đột biến ở người nào sau đây là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n – 1?

A. Đao.

B. Tớcnơ.

C. Câm điếc bẩm sinh.

D. Bạch tạng.

Câu 4: Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu của Menđen là

A. Sinh sản và phát triển mạnh, mang nhiều tính trạng dễ theo dõi.

B. Thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, số lượng con lai nhiều dễ phân tích số liệu.

C. Dễ trồng, phân biệt rõ về các tính trạng tương phản, hoa lưỡng tính tự thụ phấn khá nghiêm ngặt.

D. Dễ trồng, mang nhiều tính trạng khác nhau, kiểu hình đời F2  phân li rõ theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

Câu 5: Bệnh mù màu đỏ và lục do 1 gen lặn a kiểm soát. Gen trội A quy định khả năng nhìn màu bình thường. Cặp gen này nằm trên NST giới tính. NST Y không mang gen này. Người nữ bình thường có kiểu gen là

A. XAXhoặc XaX.

B. XAXa hoặc XaXa.

C. XaXa hoặc XAXa hoặc XAXA.

D. XAXA hoặc XAXa.

Câu 6: Một mạch khuôn của một đoạn gen có cấu trúc như sau:

– A – T – X – G – X – A – T – A – X –

Phân tử mARN được tạo từ đoạn mạch trên có trình tự các đơn phân là

A. – U – A – G – X – G – U – A – U – G – 

B. – T – A – G – X – G –  T – A – T – G – 

C. – A – T – X – G – X – A – T – A – X – 

D. – T – A – G – X – G – T – A – T – G –

Câu 7: Trong thí nghiệm của Menđen, khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản phân li độc lập thì ở F2 kiểu hình mang 2 tính trội có tỉ lệ là

A. 56,25%.

B. 18,75%. 

C. 50%.

D. 6,25%.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về gen là không đúng? 

A. Gen nằm trên nhiễm sắc thể.

B. Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền.

C. Mỗi tế bào thường có nhiều gen.

D. Số lượng gen trong tế bào thường ít hơn số lượng NST.

Câu 9: Ở đậu Hà Lan (2n = 14). Số NST ở kì sau của nguyên phân là

A. 7.

B. 14.

C. 28.

D. 56.

Câu 10: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin? 

A. Cấu trúc bậc 1.

B. Cấu trúc bậc 2.

C. Cấu trúc bậc 3.

D. Cấu trúc bậc 4.

Câu 11: Sinh đôi cùng trứng là hiện tượng

A. hai trứng cùng được thụ tinh một lúc.

B. một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.

C. hai trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.

D. một trứng được thụ tinh với một tinh trùng, nhưng khi lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, hai tế bào con tách rời nhau.

Câu 12: Tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có chứa

A. 3 nhiễm sắc tính X.

B. 3 nhiễm sắc thể 21.

C. 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y.

D. 2 cặp nhiễm sắc thể X.

Câu 13: Công nghệ gen là

A. ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

B. ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp.

C. ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen.

D. ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen.

Câu 14: Nguồn nguyên liệu trong chọn giống là

A. thường biến.

B. đột biến gen.

C. đột biến NST.

D. đột biến gen và đột biến NST.

Câu 15: Nguyên nhân gây ra thường biến là 

A. ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường.  

B. sự biến đổi trong kiểu gen của cá thể.

C. cơ thể phản ứng quá mức với môi trường.

D. cơ thể bị thoái hóa.

Câu 16: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta thường áp dụng phương pháp nào sau đây?

A. Vi nhân giống.

B. Gây đột biến dòng tế bào xôma.

C. Sinh sản hữu tính.

D. Gây đột biến gen.

Câu 17: Phương pháp nào sau đây không được dùng để nghiên cứu di truyền người?

A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.

B. Phương pháp tế bào học.

C. Phương pháp lai phân tích.

D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 18: Ở người, gen A quy định da bình thường, gen a quy định bệnh bạch tạng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố có kiểu gen AA, mẹ có kiểu gen dị hợp Aa thì khả năng các con bị bệnh bạch tạng là

A. 25%. 

B. 50%. 

C. 75%. 

D. 0%.

II. Tự luận

Câu 1: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây. 

Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả điều gì?

Câu 2: Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nuclêôtit loại G của gen là 600. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601. Hãy cho biết gen đã xảy ra dạng đột biến nào? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen).

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1 - C

2 - A

3 - B

4 - C

5 - D

6 - A

7 - A

8 - D

9 - B

10 - A

11 - D

12 - B

13 - A

14 - D

15 - A

16 - A

17 - C

18 - D

II. Tự luận

Câu 1:

Quan sát hình ta thấy, các NST kép đang phân li về 2 cực của tế bào → Tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I.

Câu 2:

- Xác định số liên kết hiđrô của gen ban đầu:

Gen ban đầu có:  

→ Số liên kết hiđrô của gen ban đầu:  

- Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601 → So với gen ban đầu, số liên kết hiđrô của gen tăng lên 1 → Dạng đột biến xuất hiện là: thay thế 1 cặp A – T bằng một cặp G – X.

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN SINH HỌC 9 NĂM 2023-2024 TRƯỜNG THCS LƯƠNG TẤN THỊNH - ĐỀ 02

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên ADN là

A. axit amin.

B. glucôzơ.

C. nuclêôtit.           

D. ribôzơ.

Câu 2: Trong cấu trúc không gian của prôtêin có mấy loại cấu trúc khác nhau?

A. 3 cấu trúc.

B. 4 cấu trúc. 

C. 5 cấu trúc.

D. 6 cấu trúc.

Câu 3: Thường biến thuộc nhóm biến dị nào sau đây?

A. Đột biến gen.

B. Đột biến cấu trúc NST.

C. Đột biến số lượng NST.

D. Biến dị làm thay đổi kiểu hình không ảnh hưởng đến kiểu gen.

Câu 4: Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn?

A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.

B. Phương pháp nghiên cứu tế bào.

C. Phương pháp nghiên cứu tế bào kết hợp với nghiên cứu trẻ đồng sinh.

D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 5: Số lượng trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo ra trẻ sinh đôi khác trứng là

A. 1 trứng và 1 tinh trùng.

B. 1 trứng và 2 tinh trùng.

C. 2 trứng và 1 tinh trùng.

D. 2 trứng và 2 tinh trùng.

Câu 6: Cây cà độc dược lưỡng bội có bộ NST 2n = 24. Dạng dị bội thể (2n – 1) của chúng có số lượng NST là

A. 23 NST.

B. 24 NST. 

C. 25 NST.

D. 26 NST.

Câu 7: Ở bí, quả tròn là tính tạng trội (B) và quả bầu dục là tính trạng lặn (b). Nếu cho lai quả bí tròn (Bb) với quả bí bầu dục (bb) thì kết quả F1 sẽ là

A. 25% BB : 50% Bb : 25% bb.                

B. 100% BB.

C. 50% Bb : 50% bb.                                

D. 100% Bb.

B. Tự luận

---(Để xem tiếp nội dung đề câu hỏi tự luận đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

A. Trắc nghiệm

1 - C

2 - B

3 - D

4 - A

5 - D

6 - A

7 - C

B. Tự luận

---(Để xem tiếp nội dung đáp án câu hỏi tự luận đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN SINH HỌC 9 NĂM 2023-2024 TRƯỜNG THCS LƯƠNG TẤN THỊNH - ĐỀ 03

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc một loại prôtêin được gọi là 

A. nhiễm sắc thể.        

B. crômatit.

C. mạch của ADN.    

D. gen cấu trúc.

Câu 2: Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về

A. số lượng, trạng thái, cấu trúc.               

B. số lượng, hình dạng, cấu trúc.

C. số lượng, hình dạng, trạng thái.            

D. hình dạng, trạng thái, cấu trúc.

Câu 3: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là

A. axit amin.

B. nuclêôxôm.        

C. nuclêôtit.

D. ribônuclêôtit. 

Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là

A. từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n).

B. từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con.

C. là hình thức sinh sản của tế bào.

D. trải qua kì trung gian và giảm phân.

Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là

A. chuyển đoạn NST 21.

B. mất đoạn NST 21.

C. đảo đoạn NST 21.

D. lặp đoạn NST 21.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

I. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường.

II. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

III. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

IV. Bố mẹ truyền đạt cho con các alen chứ không truyền cho con tính trạng có sẵn.

A. I, II, III.

B. I, III, IV.

C. II, III, IV.

D. III, IV.

Câu 7: Phát biểu nào đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng? 

A. Luôn giống nhau về giới tính.               

B. Luôn khác nhau về giới tính.

C. Có thể giống hoặc khác nhau về giới tính.                           

D. Ngoại hình luôn giống nhau.

Câu 8: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: AAAXAATGGGGA. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là

A. AAAGTTAXXGGT.

B. GTTGAAAXXXXT. 

C. GGXXAATGGGGA.

D. TTTGTTAXXXXT.

B. Tự luận

---(Để xem tiếp nội dung đề câu hỏi tự luận đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

A. Trắc nghiệm

1 - D

2 - B

3 - A

4 - A

5 - B

6 - C

7 - C

8 - D

B. Tự luận

---(Còn tiếp)---

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Lương Tấn Thịnh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF