OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập về Các ngành giun môn Sinh học 7 có đáp án

30/07/2021 1.36 MB 212 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210730/51681682602_20210730_125005.pdf?r=2073
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Bài tập về Các ngành giun môn Sinh học 7 có đáp án giúp các em học sinh lớp 7 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài tập, được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

BÀI TẬP VỀ CÁC NGÀNH GIUN MÔN SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1: Sán lá gan là giun dẹp thích nghi với đời sống kí sinh:

Trả lời:

- Hình dạng: dẹp, đối xứng hai bên

- Cấu tạo: mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển. Hầu có cơ khỏe giúp hút chất dinh dưỡng.

- Di chuyển: chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh.

 

Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

Trả lời:

Sán lá gan dùng 2 giác bám bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hoá vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Sán lá gan chưa có hậu môn.

 

Câu 3: Chọn trong cụm từ: bình thường, tiêu giảm, phát triển… để điền vào bảng 1 sao cho thích hợp

Trả lời:

Bảng 1. Đặc điểm cấu tạo của sán lông, sán lá gan

 

Câu 4: Quan sát hình 11.2 (SGK), cho biết vòng đời sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống sau:

Trả lời:

- Trứng sán lá gan không gặp nước.

- Ấu trùng nở ra không gặp các cơ thể ốc thích hợp.

- Ốc chứa vật kí sinh bị các động vật khác (cá, vịt, chim nước,…) ăn thịt mất.

- Kén sán bám vào rau bèo… chờ mãi mà không gặp trâu bò ăn phải.

Không nở được ấu trùng; ấu trùng chết, không phát triển; không nở thành sán.

- Sán là gan có những biến đổi thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?

Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục phát triển. Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển đề chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh.

 

Câu 5: Sán lá gan có cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và ruột phân nhánh.

Sống trong nội tạng trâu, bò, nên mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục phát triển.

Vòng đời sán lá gan có đặc điểm: thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh.

 

Câu 6: Vì sao trâu, bò nước ta mác bệnh sán lá gan nhiều?

Trả lời:

- Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.

- Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.

 

Câu 7: Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?

Trả lời:

- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.

- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.

- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trở thành kén sán.

- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

 

Câu 8: Quan sát các hình 12.1,2,3 (SGK), trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời:

- Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật, vì sao?

Giun dẹp thường kí sinh ở máu, ruột non, gan,... bởi vì các bộ phận này thường có nhiều chất dinh dưỡng

- Hãy kể tên con đường xâm nhập vào cơ thể sinh vật của sán lá máu, sán bã trầu, sán dây:

Sán lá máu: qua da

Sán bã trầu: qua đường tiêu hóa

Sán dây: qua đường tiêu hóa

- Để phòng, chống giun dẹp kí sinh, cần phải giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?

Giữ gìn vệ sinh môi trường, tắm nước sạch, ăn chín uống sôi,…

 

Câu 9: Đánh dấu (+: đúng, -: sai) vào bảng so sánh các đặc điểm của một số đại diện Giun dẹp

Trả lời:

Bảng 1. Một số đặc điểm của giun dẹp

STT

Các đại diện

Sán lông

Sán lá gan

Sán dây

 

Đặc điểm so sánh

     

1

Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên

+

+

+

2

Mắt và lông phát triển

+

-

-

3

Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng

+

+

+

4

Mắt và lông bơi tiêu giảm

-

+

+

5

Giác bám phát triển

-

+

+

6

Ruột phân nhánh chưa có hậu môn

+

+

+

7

Cơ quan sinh dục phát triển

-

+

+

8

Phát triển qua các giai đoạn ấu trùng

-

+

+

 

Câu 10: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi rất cao với đời sống kí sinh trong ruột người?

Trả lời:

- Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).

- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.

- Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.

 

Câu 11: Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Tại sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho ngành?

Trả lời:

- Cơ thê dẹp, có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.

- Cơ quan tiêu hóa phát triển, ở loài ki sinh có giác bám phát triển, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.

- Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các giai đoạn.

- Lấy đặc điếm “dẹp” để đặt tên cho ngành vì ngành tập hợp các loài giun có đặc điếm chung là cơ thể dẹp, để phân biệt với các ngành giun khác.

 

Câu 12: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau:

Trả lời:

Giun đũa có kích thước bằng chiếc đũa. Lớp vỏ cutincun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.

 

Câu 13: Điền cụm từ về đặc điểm cấu tạo trong của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh:

Trả lời:

Cơ thể giun đũa hình ống. Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có: ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng phía trước cơ thể giữa ba môi bé và kết thúc ở lỗ hậu môn; Các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột. Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.

 

Câu 14: Giun cái dài và mập hơn giun đực, có ý nghĩa sinh học gì?

Trả lời:

Giun cái dài và mập hơn giun đực để đảm bảo đẻ ra được số lượng trứng lớn

 

Câu 15: Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?

Trả lời:

Lớp vỏ cuticun giúp giun đũa không bị tiêu hủy bới các dịch tiêu hóa trong ruột non người, nếu mất đi lớp vỏ này giun đũa sẽ bị tiêu hủy như các loại thức ăn.

 

Câu 16: Ruột thẳng kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn? Tại sao?

Trả lời:

Ruột thẳng kết thúc tại hậu môn ở giun đũa thì tốc độ tiêu hóa cao hơn vì thức ăn sẽ đi theo đường thẳng nhanh hơn đường vòng.

*Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui được vào ống mật người và hậu quả sẽ như thế nào?

Nhờ đặc điểm thuôn nhọn 2 đầu, cơ dọc phát triển mà giun đũa chui được vào ống mật người gây tắc ống mật dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

 

Câu 17: Để phòng bệnh giun đũa người ta phải rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống, tại sao?

Trả lời:

Giun đũa có một đoạn vòng đời ngoài cơ thể người mắc bệnh (trứng giun theo phân ra ngoài và phát tán trong môi trường) nên ta phải rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống.

 

Câu 18: Vì sao y học khuyên mỗi người trong một năm nên tẩy giun từ một đến hai lần

Trả lời:

Tẩy giun giúp làm giảm các loại giun có trong đường ruột gây tắc ống mật, rối loạn tiêu hóa.

---

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bài tập về Các ngành giun môn Sinh học 7 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE
OFF